- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc lợi tiểu, thông mật
- Mật lợn mật bò
Mật lợn mật bò
Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc dem tinh chế thành cao mật bò.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc dem tinh chế thành cao mật bò, cao mật lợn tinh chế.
Cách chế cao mật bò, mật lợn
Có nhiều phương pháp hiện được áp dụng. Tùy hoàn cảnh ta có thể áp dụng một trong mấy phương pháp sau đây, đồng thời theo dõi xem phương pháp nào tốt và rẻ nhất.
Phương pháp của Đội điều trị 10. (Dược học 1961, 2: 13): Lấy 20-30 túi mật hay hơn nữa hoặc ít hơn tùy theo lượng cao muốn có. Rửa sạch vỏ túi mật bằng nước muối 0,9%. Sau đó ngâm vào cồn 90 độ trong 1-2 phút để sát trùng. Đem cắt thủng túi mật và hứng nước mật cho chảy qua vải để lọc. Nước mật đã lọc được đem đun cách thủy, vừa đun vừa khuấy cho tới thành cao đặc. Kinh nghiệm là đun cho tới khi nghiêng bát mà cao không chảy là được.
Cao màu vàng hơi xanh, vị rất đắng.
Phương pháp của Viện nghiên cứu đông y (Dược học 1964, 2: 12): Phương pháp này nhanh hơn: lấy dao kéo đã khử trùng chọc thủng túi mật, hứng vào một bát to đã khử trùng rồi. Nếu có mỡ, cần loại bỏ mỡ hoặc cho vào bình gạn, với một ít ête, lắc kỹ, mờ tan trong ête, gạn bỏ lớp ête. Nếu xét nghiệm thấy có giun lambiia, sòi mật thì không nẽn dùng phương pháp này. Lọc mật qua vải. Lấy nước phèn chua no (thêm phèn chua vào nước cho đến khi không tan nữa), nhỏ từ từ vào nước lọc mật. Nước lọc mật sẽ kết tủa. Khi nào cho thêm nước no phèn vào dịch lọc mà không thấy tủa nữa là đủ phèn rồi. Rứa tủa trên giấy lọc bằng nước cất để loại phèn thừa. Rồi đặt tủa trên một đĩa sất tráng men sạch đưa vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ dưới 70"C cho tới khô; tán thành bột là được cao mật khô.
Phương pháp của dược điển Pháp 1949 được áp dụng ở xí nghiệp dược phẩm I (Dược học 1962, 1:15) có thế dùng cho cà mật bò và mật lợn. Mật bò 1000g, Cồn 900 1000g, Cồn 700 200g.
Lọc mật bò qua rây. Thêm cồn 90° vào, khuấy đều. Khuấy như vậy 4 đến 5 lần rồi để yên trong 2 ngày. Gạn lấy phần trong ở trên. Phần tủa lọc qua giấy lọc xếp nếp. Trong khi lọc cần đậy kín để tránh bay hơi cồn. Rửa tủa còn lại trong bình và trên giấy lọc bằng 200g cồn 70° dùng làm nhiều lần, để lấy hết muối mật. Hợp các dung dịch cồn lại và cò trong áp lực giảm, nhiệt độ dưới 50"C cho tới độ cao chắc. Ta sẽ dược cao mật bò tnàu vàng lục nhạt vị đắng hơi ngọt.
Muốn tinh chế hơn thì trước khi cổ thu hồi cồn, cứ mỗi lít thêm vào 5g than hoạt và 5g caolin đã rửa sạch và tiệt trùng. Lắc trong vài giờ và để láng trong 2 ngày. Lọc trong rồi mới tiến hành cô trong áp lực giảm ở nhiệt độ dưới 50"C cho tới khô. Tán bột. Đựng trong lọ kín. Cao này gọi là cao mật bò tinh chế khô, màu vàng nhạt, rất dễ hút ẩm, vị nhạt rồi đắng, hít vào gây hắt hơi.
Phương pháp này cầu kỳ, chỉ có thể áp dụng ở một sô cơ sớ. Tại địa phương ta có thể áp dụng phương pháp của đội điều trị 10 hay Viện nghiên cứu đông y.
Thành phần hóa học
Trong cao mật hò chế như trên có hỗn hợp natri glycocholat và natri taurocholat, sắc tố mât biliru- bin và bìlivecdin, cholesterol, axit taurodesoxycholat (hay taurochenodesoxycholat) và một số muối mật khác như muối cholat và glycodesoxycholat (hay glycochenodesoxycholaí).
Trong mật lợn chủ yếu gồm các muối cholat như hyodesoxycholat, glycocholat, glycodesoxycholat (hay glycochenodesoxycholat), taurocholat, taurodesoxycholat cholesterol, và một số (hay taurochenodesoxycholat) sắc tố mật như bìlirubin.
Tác dụng dược lý
Từ lâu người ta đã chứng minh mật lợn, mật bò có tác dụng kích thích nhu động ruột, hấp thu ở vùng tá tràng, nó kích thích rất mạnh sự bài tiết mật, vừa có tác dụng thông mật (chola- gogue) vừa có tác dụng kích thích tiết mật (choleretique). Do sự bài tiết mật này, nó giúp và cùng-với dịch tụy tiêu hóa chất béo.
Mật còn là một chất sát trùng đường ruột.
Trên thực nghiệm, mật gây tiêu máu nhưng không gây ngứa.
Do những tính chất trên, uống mật vào ngoài tác dụng của mật còn có tác dụng là một chất kích thích trong những trường hợp rối loạn đường mật và đường tiêu hóa, thicu năng gan và tụy, táo bón kèm theo lên men thối ở ruột, viêm ruột kết.
Gần đáy, tại Trung Quốc đã có những công trinh nghicn cứu tác dụng cứa mật lợn đối với bệnh ho gà và bệnh ho.
Trong ống nghiệm, mật lợn có tác dụng ức chế mạnh đối vói trực trùng ho gà Bacilus pcr- iussis.
Muối natri cholat, thành phần chú yếu của mật lợn có tác dụng đối với ho: Dùng điện cám ứng kích thích thần kinh yết hầu gây ho phản xạ trên mèo đã gày mê, sau đó tiêm natri cholat vào tinh mạch đùi thấy có tác dụng giảm ho rõ rệt.
Tiêm natri cholat vào tĩnh mạch đùi của thò làm thí nghiệm phản xạ trên phổi, thấy có tác dụng ức chế trung khu hô hấp.
Trên phổi cô lập của chuột lang, natri cholat làm dãn cơ trơn tiểu phế quán.
Ngoài ra natri cholat còn có tác dụng chống co giật do pilocacpin gây nên. Vậy natrì cholat, thành phần chủ yếu trong mật lợn, có tác dụng giảm ho và chống co giật.
Công dụng và liều dùng
Mật bò, mật lợn thường được dùng làm thuốc chữa táo bón, bệnh về gan, mật, bệnh về đường tiêu hóa.
Ngày dùng 0,50g đến 1g (uống) hoặc thụt (4g trong 250ml nước).
Gần đây mật lợn được dùng chữa ho gà dưới dạng xirô có chứa 20mg cao mật lợn trong lml xiro: Ngày uống 3 lần, mỗi lần trẻ em dưới 1 tuổi uống nửa thìa cà phê, 1-2 tuổi mỗi lần uống 1 thìa cà phê, 2-3 tuổi mỗi lần 1 thìa cà phê rưỡi, trốn 3 tuổi mỗì lần 2 thìa cà phê rưỡi. Có thể dùng dưới dạng thuốc viên, mỗi viên chứa 50mg cao bột mật lợn toàn phân. Ngày 3 lấn, mỗi lần trẻ em dưới 1 tuổi uống 1 viên; 1-2 tuổi uống 2 viên; 2-3 tuổi uống 3 viên; trên 3 tuổi uớng 5 viên.
Đơn thuốc có mật lợn hay mật bò
Viên mật lợn trị táo bón của Viện đông y: Mật lợn chế theo phương pháp của Viện đã giới thiệu à trên sấy khô tán bột. trộn với tá dược làm thành viên, mỗi viên nhỏ nặng 0,10g. Người lớn uống mỗi ngày 6 đến 12 viên chia làm 1 hay 2 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ hay sáng sớm. Nếu táo bón nhiều có thể uống lúc đầu 20 viên rồi giảm dần xuống.
Viên mật của Đội điều trị 10 và Bệnh viện Nam Định; Cao mật bò hay mật lợn 100g, lưu hoàng rửa lại 100g, bột hoạt thạch 150g, tinh dầu bạc hà 20 giọt. Cao mật bò chế theo phương pháp giới thiệu trên, thêm các vị thuốc khác vào rổì làm thành viên 0,15g. Ngày uống từ 20-30 viên chia làm 2 hay 3 lần uống. Dùng trong vòng 10 đến 30 ngày tùy theo bệnh nạng nhẹ. Chữa viêm mật, viêm gan, vàng da, rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu, phân sống, táo bón.
Viên lô đảm (biệt dược Xí nghiệp dược phẩm 1); Mỗi viên có cao mật tinh chế 0,50g, lô hội (hoặc phan tả diệp) 0,08g, phenolphtalein 0,05g, tá dược vừa đủ 1 viên. Trị táo bón, ăn uống khó tiêu, do thiếu mật, vàng da, ứ mật, suy gan, nhiễm trùng đường ruột, sỏi mật. Người lớn ngày uống từ 2 đến 4 viên chia làm 2 lần uống. Uống sau các bữa ăn, nuốt chứng với một chén nước, không nhai vì rất đắng.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây sòi
Sòi là một cây nhỡ, cao chừng 4-6m sống lâu năm. Thân màu xám, lá mọc so le, sớm rụng, cuống dài 3-7cm, phiến lá hơi hình quả trám dài, rộng 3 - 9cm.
Cây hoa hiên
Hoa hiên là một loại cò sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch.
Cây lõi tiền
Dây lõi tiền còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn (đái dắt), phù nề, có nơi còn dùng chữa ho.
Cây cà dái dê tím
Cây được trồng khắp nơi để lấy quả làm thức ăn. Người ta còn dùng quả làm thuốc. Quả làm thức ăn hay làm thuốc thu hái như nhau. Rễ đào về rửa sạch.
Cây mã thầy
Củ mã thầy, miền Nam gọi là củ năng, to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi được nấu chè ăn cho mát.
Cây thốt nốt
Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền.
Cây rau dừa nước
Dừa nước là một cây mọc bò hay mọc nổi trên mặt nước, bén rễ ở các mấu và có phao nổi, xốp hình trứng. Lá hình trứng hay hơi thuôn, đến cuống hơi hẹp lại.
Chua me đất hoa vàng
Trong nhân dân, dùng toàn cây chua me sao vàng sắc uống chữa sốt và chữa lỵ: Tại Ấn Độ, Philipìn, nhân dân dùng chữa bệnh scobut. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện.
Cây mía
Vỏ cây mía chứa chất béo gồm axit oleic, axit linolic, axitpanmatic.axit stearic và axit capronic. Ngoài ra còn lexitin, phytosterin.
Cây kim tiền thảo
Thuốc dùng theo kinh nghiệm nhân dân, chủ yếu chữa bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu.
Cây mùi tây
Mùi tây vốn không có ở Việt Nam, mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn. Người ta dùng quả, rễ và lá làm thuốc. Quà và rễ thường dùng khô.
Cỏ thiên thảo (cây cứt lợn)
Cỏ thiên thảo cao 0,75 đến 1,25mm. Thân vuông, có lông nhất là ở ngọn. Lá mọc đối, có cuống rõ, phiến hình bầu dục, có lông ở cả hai mặt, dài 7 - 15cm.
Cây găng
Thường trồng để lấy gỗ mịn dai, màu nhạt để tiện những con quay trẻ chơi, trục xe và làm lược. Quả hái về phơi hay sấy khô dùng để giặt quần áo tơ lụa, gội đầu.
Cây rau muống
Trồng ở khắp nơi trong Việt Nam dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chù yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.
Cây cỏ may
Cỏ may mọc hoang ở khắp nơi trong Việt Nam. Còn mọc ở các nước khác vùng châu Á như ấn độ, Thái Lan, Miến Điện, nam Trung Quốc.
Cây lưỡi rắn
Người ta dùng toàn cây, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, mùa thu lúc cây có hoa. Hái vế phơi khô hay sao vàng mà dùng.
Đại phúc bì
Tác dụng thông tiểu tiện rất rõ rệt, thường dùng chữa các bệnh phù toàn thân, nhất là bụng.Trong đại phúc bì có những ancaloit trong hạt cau như arecolin, arecaidin.
Nấm phục linh
Chưa rõ hoạt chất là gì. Tuy nhiên, trong phục linh người ta đã phân tích có chất đường đặc biệt của phục linh: Pachymoza, glucoza, fructoza và chất khoáng.
Cây trạch tả
Chủ yếu làm thuốc thông tiểu chữa bệnh thủy thũng trong bệnh viêm thận. Ngày dùng từ 10 đến 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Cây xương sáo
Cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở vùng An Giang Châu Đốc để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát.
Râu ngô
Râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm.
Cây nàng nàng
Cây nhó, cành vuông phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7- 20cm, rộng 2,5 - 11cm.
Cây rau đắng
Dịch chiết nước của rau đắng gây co bóp tử cung cô lập hay không cô lập của súc vật cái, làm tăng thời gian đông máu, tãng lượng nước tiểu.
Cây cỏ bợ
Nhân dân có nơi hái về làm món rau ăn sống. Có khi hái về sao vàng hoặc phơi khô, sắc đặc uống làm thuốc mát thông tiểu tiện, chữa bạch đới, khí hư, mất ngủ.
Cây Actiso
Hoạt chất của actisô hiện chưa xác định. Mới xác định trong lá actisô có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định.