Cây thốt nốt

2015-10-06 03:19 PM

Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là thnot, (Campuchia), mak tan kok (Lào), palmier à sucre, rondier.

Tên khoa học Borassus fiabellifer L., (Pholidocarpus tunicatus H. Wendl).

Thuộc họ Dừa Paimaceae.

Mô tả cây

Cây thốt nốt 

Cây thốt nốt

Cây thân cột, chia thành từng khoanh, có thể cao tới 30m, trên ngọn có 1 tán lá xòe rộng. Lá có cuống dài, mặt lá màu xanh đậm, bóng mỡ trông tựa tàu lá cọ.

Cụm hoa là những bông mo, đực, cái khác gốc. Bông mo đực to hơn, phân nhánh nhiều hơn.

Quả thốt nốt to, tròn như quả dừa, nhưng bên trong dặc, trong suốt thường chứa ba nhân cứng, dẹt, đầu có một lỗ thủng.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây thốt nốt trồng phổ biến ở miền Nam nhiều nhất từ Tây Ninh đến Đồng Tháp, Kiên Giang. Ngoài ra còn thấy trồng ở Campuchia, Lào. Tại Campuchia người ta trồng thốt nốt ở quanh nhà, góc vườn, dọc đường đi. Cây chịu cả khô hạn và úng ngập. Trồng bằng hạt, sống lâu hàng trăm năm, khi cây 15-20 tuổi bắt đầu ra quả.

Tại Ấn Độ, người ta trồng thốt nốt trên quy mô lớn: mỗi tỉnh đủ sản xuất tới 15 tấn đường thốt nốt một năm.

Thốt nốt được trồng chủ yếu làm nguyên liệu chí đường rượu, một số ít được dùng làm thuốc. Những bộ phận được dùng làm thuốc bao gồm cuống cụm hoa, đường thốt nốt là dịch chảy từ cụm hoa, cây non, rễ.

Khi thốt nốt ra hoa, vào chiều tối, người ta buộc ống vào đầu cụm hoa, sau khi đã cắt một đoạn đầu hoa, bằng đốt ngón tay. Để suốt một đêm, thu được chừng một lít nước thốt nốt. Nước thốt nốt lấy ban đêm ít chua, vị ngọt rất thơm, ủ với men nhẹ được thứ rượu nhẹ như bia, dùng men nàng hơn sẽ được rượu nặng. Cây thốt nốt đã lấy nước thì không cho quả nữa. Quả thốt nốt non ăn mát như thạch. Quả già có màu vàng thơm, mùi mít chín, nếu giã ra lọc sẽ được thứ bột dẻo, trắng như bột nếp. Nhiều nơi đợi quả già, giã lấy bột làm bánh tôm, bánh ú hoặc nấu chè. Một cây thốt nốt cho từ 20-30 quả, đặc biệt có những cây 50-60 quả. Cây đực không có quả, không có nước, nhưng vẫn có hoa. Hoa ra được một tháng thì teo lại.

Thành phần hóa học

Trong nước chảy từ bông mo thốt nốt chứa rất nhiều đường sacaroza (từ 10 đến 15%).

Công dụng và liều dùng

Cuống cụm hoa được nhân dẫn dùng làm thuốc chữa sốt và lợi tiểu, dùng trong những trường hợp kèm theo viêm tấy, sốt rét, lá lách to: cắt cuống cụm hoa thành từng miếng mỏng, cân 100g, thêm 600ml nước. Đun sôi, giữ sôi 15 phút. Chia nhiều lần uống trong ngày. Cuống cụm hoa nướng nóng, vắt lấy nước, thêm ít đường mổi sáng uống 100ml, uống luôn trong nhiều sáng có thể ra giun.

Nước chảy từ cụm hoa: Sáng sớm, cắt cụm hoa lấy nước chảy ra mà uống làm thuốc nhuận tràng.

Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền. Thốt nốt non sắc uống chữa vàng da, lỵ, tiểu tiện khó khăn.

Rễ thốt nốt sắc uống làm thuớc lợi tiểu tiện như thốt nốt non. Mỗi ngày uống 50- 60g dưới dạng thuốc sắc.

Các bộ phận khác của cây thốt nốt cũng sủ dụng: thân cây dùng làm cột nhà, dầm cầu, ghe thuyền. Lá dùng lợp nhà, làm nón, tước nhỏ lấy lạt buộc.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây đậu đỏ nhỏ

Thường dùng hiện nay chữa phù thũng, dùng ngoài giã nát đắp lên nơi mụn nhọt, sưng tấy. Ngày dùng 20 đến 40g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Cây mã thầy

Củ mã thầy, miền Nam gọi là củ năng, to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi được nấu chè ăn cho mát.

Cây chanh trường

Cây mọc hoang dại và được trồng ở một số vùng miền núi để lấy quả làm gia vị. Làm thuốc, người ta dùng lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Cây cơm cháy

Tại một số vùng người ta dùng cành và lá cây cơm cháy tắm cho phụ nữ mới sinh nở. Quả làm thuốc lọc máu, thông tiểu và nhuận tràng.

Cây thạch vĩ

Tính vị theo tài liệu cổ. Vị đắng ngọt, hơi hàn, vào hai kinh phế và bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, thanh thấp nhiệt. Làm thuốc lợi tiểu.

Cây dứa

Ngoài quả dứa dùng để ăn, dứa gần đây đã trở thành nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh.

Cây cói

Cói là một loại cây mọc ở nơi ẩm ướt, có thân rễ (thường gọi là củ cói) mọc bò ngầm dưới đất, ăn sâu 0,50-1m. Thân khí sính nhỏ nhẵn, mọc đứng.

Cây mần tưới

Dùng trong, một số vùng dùng mần tưới ăn như một gia vị. Ngọn mần tưới non hái về rửa sạch ăn sống như rau thơm, hoặc mần tưới băm nhỏ đúc dồi chó, dồi lợn.

Nấm phục linh

Chưa rõ hoạt chất là gì. Tuy nhiên, trong phục linh người ta đã phân tích có chất đường đặc biệt của phục linh: Pachymoza, glucoza, fructoza và chất khoáng.

Cây cam xũng

Người ta dùng lá thu hái quanh năm. Hái về phơi, hay sấy khô. Không phải chế biến gì đăc biệt. Rễ hái về rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cây lưỡi rắn

Người ta dùng toàn cây, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, mùa thu lúc cây có hoa. Hái vế phơi khô hay sao vàng mà dùng.

Mật lợn mật bò

Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc dem tinh chế thành cao mật bò.

Cây tai chuột

Còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Người ta thường dùng để làm một vi thuốc mát có tác dụng thông tiểu tiện, chữa những trường hợp viêm ống tiểu tiện.

Cây đậu đen

Đậu đen được nhân dân miền Bắc trồng nhiều để lấy hạt nấu chè đậu đen hoặc thổi xôi. Hạt cũng hay được dùng trong việc chế thuốc và làm thuốc.

Cây sòi

Sòi là một cây nhỡ, cao chừng 4-6m sống lâu năm. Thân màu xám, lá mọc so le, sớm rụng, cuống dài 3-7cm, phiến lá hơi hình quả trám dài, rộng 3 - 9cm.

Cây mía

Vỏ cây mía chứa chất béo gồm axit oleic, axit linolic, axitpanmatic.axit stearic và axit capronic. Ngoài ra còn lexitin, phytosterin.

Cây rau muống

Trồng ở khắp nơi trong Việt Nam dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chù yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.

Cây cà dái dê tím

Cây được trồng khắp nơi để lấy quả làm thức ăn. Người ta còn dùng quả làm thuốc. Quả làm thức ăn hay làm thuốc thu hái như nhau. Rễ đào về rửa sạch.

Cây thòng bong

Trong nhân dân dùng toàn cây thòng bong sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa đi tiểu khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuôc lợi sữa.

Cây rau dừa nước

Dừa nước là một cây mọc bò hay mọc nổi trên mặt nước, bén rễ ở các mấu và có phao nổi, xốp hình trứng. Lá hình trứng hay hơi thuôn, đến cuống hơi hẹp lại.

Chua me đất hoa vàng

Trong nhân dân, dùng toàn cây chua me sao vàng sắc uống chữa sốt và chữa lỵ: Tại Ấn Độ, Philipìn, nhân dân dùng chữa bệnh scobut. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện.

Cây đậu chiều

Hạt đậu chiều được dùng làm thực phẩm, một nguồn protit thực vật như nhiều loại đậu khác. Nhưng phải chú ý tránh dùng những loại hạt chứa nhiều axit xyanhydric.

Cây bòn bọt

Mọc hoang ở khắp nơi, nhưng hiện nay mới thấy khai thác ở Bắc Giang. Hái cành và lá về phơi khò, để dành khi cần dùng đến. Không cần chế biến gì đặc biệt.

Cây Actiso

Hoạt chất của actisô hiện chưa xác định. Mới xác định trong lá actisô có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định.

Cây dưa chuột

Dưa chuột chủ yếu được trồng để làm thức ăn, làm thuốc ở Ấn Độ và Ai Cập ít nhất từ trên 4.000 năm. Việc sử dụng này được lan truyền từ những nước ấy đến các dân tộc.