Cây thông thảo

2015-09-18 11:53 AM

Tính vị theo tài liệu cổ có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai, kính phế và vị. Có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, hạ sữa. Dùng chữa thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, ít sữa.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn có tên là Cây thông thoát.

Tên khoa học Tetrapanax papyrifera (Hook) Koch (Aralia papyrifera Hook.).

Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.

Thông thảo (Medulla Tetrapanacis) là lõi phơi hay sấy khô của thân cây thông thảo.

Mô tả cây

Cây thông thảo 

Cây thông thảo

Thông thảo là một cây nhỏ thường cao 3m có khi có thể tới 6m. Thân cứng nhưng dòn. Giữa thân có lõi trắng xốp, cây càng già, lõi càng dặc và chắc hơn. Lá to chia thành nhiều thùy có khi cắt sâu, mép có răng cưa to, cuống lá dài 30cm, đường kính lcm có lõi mềm, phiến lá dài 30cm đến 90cm: Hoa màu trắng hình cầu, cụm hoa hình tán tụ thành chùm. Quả dẹt gần hình cầu.

Phân bố, thu hái và chế biến

Ta mới khai thác một số cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm vùng Cao Bằng, Lạng sơn, Tuyên Quang, Hà Giang.

Có thể trồng bằng hạt hay bằng cách chia gốc. Nếu trồng bằng hạt thì mùa thu hái qủa chín về phơi khô, sang xuân gieo hạt. Sau một tháng cây mọc. Một năm sau có thể đánh cây con để trồng. Có thể trồng bằng cách chia gốc: Vào mùa đông, cuốc cho tơi đất xung quanh gốc, năm tới cây sẽ cho nhiều cáy con, khi đã khá lớn đem đánh đi trồng chỗ khác.

Sau khi trồng 3 năm, có thể thu hoạch, cắt bỏ đầu và chia thành từng đoạn dài 50-60cm. Dùng que tròn kích thước vừa bằng lõi mà đẩy lõi ra phơi nắng cho khô. Nếu gặp mưa thì treo trong nhà, chỗ thoáng gió, không dùng than sấy vì bị biến chất. Có thể thu hoạch quanh năm.

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu, công dụng còn ở phạm vi nhân dân.

Công dụng và liều dùng

Tính vị theo tài liệu cổ có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai, kính phế và vị. Có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, hạ sữa. Dùng chữa thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, ít sữa.

Nhân dân dùng làm thuốc thông tiểu tiện, giảm sốt, trấn tĩnh, dùng chữa bệnh sốt khát nước, tiểu tiện khó khãn, ho.

Còn dùng làm thuốc lợi sữa.

Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc lợi sữa

Thông thảo 10g, cám gạo nếp 10g, hạt bông (sao vàng) 15g, nước 600ml. sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

Chú thích

Người ta còn dùng và cũng gọi là thông thảo, gỗ phơi khô của cây dút, Aeschynomene aspera L.

Tại Việt Nam nhân dân còn khai thác vói tên thông thảo một số loài cây thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae) như Trevesia palmata (đu đủ rừng) và một số cây khác cùng họ có thân rỗng xốp.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây chanh trường

Cây mọc hoang dại và được trồng ở một số vùng miền núi để lấy quả làm gia vị. Làm thuốc, người ta dùng lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Cây lưỡi rắn

Người ta dùng toàn cây, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, mùa thu lúc cây có hoa. Hái vế phơi khô hay sao vàng mà dùng.

Cây mã thầy

Củ mã thầy, miền Nam gọi là củ năng, to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi được nấu chè ăn cho mát.

Cây rau dừa nước

Dừa nước là một cây mọc bò hay mọc nổi trên mặt nước, bén rễ ở các mấu và có phao nổi, xốp hình trứng. Lá hình trứng hay hơi thuôn, đến cuống hơi hẹp lại.

Cây thạch vĩ

Tính vị theo tài liệu cổ. Vị đắng ngọt, hơi hàn, vào hai kinh phế và bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, thanh thấp nhiệt. Làm thuốc lợi tiểu.

Cây mộc thông

Mộc thông là một vị thuốc dùng chữa tiểu tiện khó, thủy thũng, ít sữa. Ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc. Phụ nữ có thai và những người tiểu tiện quá nhiều không dùng được.

Cây dứa

Ngoài quả dứa dùng để ăn, dứa gần đây đã trở thành nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh.

Cây dứa dại

Đọt non và rễ được dùng trong nhân dân làm thuốc thông tiểu dùng trong những trường hợp đái dắt, đái ra sỏi, sạn. Còn dùng đắp chữa lòi dom.

Cây mần tưới

Dùng trong, một số vùng dùng mần tưới ăn như một gia vị. Ngọn mần tưới non hái về rửa sạch ăn sống như rau thơm, hoặc mần tưới băm nhỏ đúc dồi chó, dồi lợn.

Cây móng lưng rồng

Theo tài liệu cổ móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.

Cây rau muống

Trồng ở khắp nơi trong Việt Nam dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chù yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.

Nấm phục linh

Chưa rõ hoạt chất là gì. Tuy nhiên, trong phục linh người ta đã phân tích có chất đường đặc biệt của phục linh: Pachymoza, glucoza, fructoza và chất khoáng.

Cây rau đắng

Dịch chiết nước của rau đắng gây co bóp tử cung cô lập hay không cô lập của súc vật cái, làm tăng thời gian đông máu, tãng lượng nước tiểu.

Cây cỏ tranh

Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15- 30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mạt trên, nhẵn ở mặt dưới.

Cây dành dành

Trong dành dành có một glucozit màu vàng gọi là gacdenin. Khi thủy phân, cho phần không đường gọi là gacdenidin tương tự với chất α croxetin, hoạt chất của vị hồng hoa.

Cây xương sáo

Cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở vùng An Giang Châu Đốc để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát.

Cây chua me lá me

Cụm hoa gầy, thường ngắn hơn lá, có lông, hoa màu vàng. Quả nang có đài tồn tại, 5 ngăn. Hạt màu đen, nhỏ hình cầu, trên có những bướu, xếp không trên một đường thẳng.

Râu ngô

Râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm.

Cây mộc tặc

Mộc tặc là một vị thuốc dùng trong nhân dân, có tác dụng lợi tiểu và cầm máu dùng trong bệnh chảy máu ruột và bệnh trĩ, còn dùng chữa đau mắt, ho hen, lỵ ra máu.

Cây rau om

Nhân dân Malaixia và Inđônêxya cũng dùng làm gia vị, giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm. Còn làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thát bụng, còn dùng giã đắp lên vết thương.

Cây cói

Cói là một loại cây mọc ở nơi ẩm ướt, có thân rễ (thường gọi là củ cói) mọc bò ngầm dưới đất, ăn sâu 0,50-1m. Thân khí sính nhỏ nhẵn, mọc đứng.

Cây thương lục

Cây thương lục mới di thực vào Việt Nam vào khoảng 10 năm trở lại đây. Trong Việt Nam, vốn có sẵn một loài có tên khoa học Phytolacca decandra L. nhưng ít phổ biến.

Cây bòn bọt

Mọc hoang ở khắp nơi, nhưng hiện nay mới thấy khai thác ở Bắc Giang. Hái cành và lá về phơi khò, để dành khi cần dùng đến. Không cần chế biến gì đặc biệt.

Cây thòng bong

Trong nhân dân dùng toàn cây thòng bong sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa đi tiểu khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuôc lợi sữa.

Cây đậu đen

Đậu đen được nhân dân miền Bắc trồng nhiều để lấy hạt nấu chè đậu đen hoặc thổi xôi. Hạt cũng hay được dùng trong việc chế thuốc và làm thuốc.