Cây rau dừa nước

2015-10-01 09:29 AM

Dừa nước là một cây mọc bò hay mọc nổi trên mặt nước, bén rễ ở các mấu và có phao nổi, xốp hình trứng. Lá hình trứng hay hơi thuôn, đến cuống hơi hẹp lại.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là thủy long, du long thái.

Tên khoa học: Jussiaea repens L. (Cubospermum palustre Lour.).

Thuộc họ Rau dừa nước Oenotheraceae hoặc (Onagraceae).

Mô tả cây

 Cây rau dừa nước

Cây rau dừa nước

Dừa nước là một cây mọc bò hay mọc nổi trên mặt nước, bén rễ ở các mấu và có phao nổi, xốp hình trứng. Lá hình trứng hay hơi thuôn, đến cuống hơi hẹp lại, đầu tù hay hơi tròn, dài 4-6cm. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá màu trắng, cuống dài 1cm. Đài 5 răng, tràng 5, nhị 10, bầu hạ, 5 ô. Quả nang hình trụ dài 25mm, mở thành ba mảnh, trên mặt có lông. Hạt nhiều, nhỏ, hơi hình chữ nhật.

Phân bố thu háí và chế biến

Mọc hoang dại, rất phổ biến ở các ao, đầm, bờ ruộng ẩm ướt. Nhiều nơi chỉ dùng làm thức ăn cho lợn. Còn thấy mọc ở Malaixia, Ấn Độ, Trung Quốc.

Có thể thu hái gần như quanh năm. Hái về rửa sạch, thái ngấn, phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Hoạt chất chưa rõ. Chỉ mới thấy trong thân lá có những hợp chất flavon, tanin, rất nhiều chất nhầy, rất nhiều muối Na, K.

Phân tích về mặt thực phẩm, thấy trong 100g rau dừa nước có 2,62g protit, 4,5g gluxit, 5,5g xenluloza, 1,2g tro, 153mg canxi, 2,5mg P, 0,7mg Fe, 0,26mg caroten, 52mg vitamin C.

Công dụng và liều dùng

Nhân dân chỉ hay dùng rau dừa nước làm thức ăn cho lợn. Một vài nơi dùng ăn sống như xà lách.

Có người dùng cây giã nát với dầu thầu dầu rồi xát lên đầu chữa sài đầu (teigne) và một số bệnh da đầu khác. Tại một số vùng khác, nhất là đồng bào miền nam dùng sắc uống chữa sốt, lỵ ra máu, dùng ngoài chữa rắn cắn, bỏng. Tại Malaixia, nhân dân cũng dùng cây giã nát chữa bệnh ngoài da. Nhân dân đảo Angti sắc lấy nước chữa mắt và rửa vết thương cho chóng lên da.

Năm 1970, theo kinh nghiệm của lương y Phạm Công Tuyên, Tạ Trác Dụ ở Bệnh viện đông y Hà Nội đã dùng nước sắc rau dừa nước (100g khô trong một ngày, uống liên tục từ 5 đến 10 ngày) chữa 25 người (23 nữ, 2 nam) bị viêm bàng quang mà không do sỏi, hoặc lao bàng quang hay lao thận với những triệu chứng đái buốt, đái rắt, đái ra máu. Kết quả thu được rất tốt: Sau một đến hai tuần điều trị, bệnh nhân hết đái buốt, đái rắt, nước tiểu bình thường sau 6 tháng hay hơn không thấy tái phát (Sức khỏe, 11-1970).

Các tác giả còn mở rộng điều trị 37 trường hợp đái ra dưỡng chấp (chylurie) và huyết dưỡng chấp (hemochylurie) mắc bệnh từ 1 tháng đến 1-2 năm. Bệnh nhân đi tiểu đục kéo dài, có bệnh nhân sáng dậy đái bật ra từng miếng màu trắng như thạch hoặc màu hồng như miếng thịt. Kiểm tra máu không thấy ấu trùng giun chỉ. Kết quả thu được rất tốt. Cách dùng cũng như trên: Mỗi ngày uống 100-200g rau dừa khô dưới dạng thuốc sắc (thêm 1,5-2 lít nước, đun sồi 2-3 giờ còn 0,5 lít chia hai lẩn uống trong ngày). Thời gian điều trị 4-64 ngày liên tục. Trong thời gian điều trị bệnh nhân kiêng mỡ, trứng, ít ăn mận hoặc ăn nhạt. Không những làm hết dưỡng chấp mà còn hết cả anbumin, hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây thông thảo

Tính vị theo tài liệu cổ có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai, kính phế và vị. Có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, hạ sữa. Dùng chữa thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, ít sữa.

Cây xương sáo

Cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở vùng An Giang Châu Đốc để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát.

Cây dứa dại

Đọt non và rễ được dùng trong nhân dân làm thuốc thông tiểu dùng trong những trường hợp đái dắt, đái ra sỏi, sạn. Còn dùng đắp chữa lòi dom.

Cây đậu đỏ nhỏ

Thường dùng hiện nay chữa phù thũng, dùng ngoài giã nát đắp lên nơi mụn nhọt, sưng tấy. Ngày dùng 20 đến 40g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Cây kim tiền thảo

Thuốc dùng theo kinh nghiệm nhân dân, chủ yếu chữa bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu.

Cây nàng nàng

Cây nhó, cành vuông phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7- 20cm, rộng 2,5 - 11cm.

Cây cà dái dê tím

Cây được trồng khắp nơi để lấy quả làm thức ăn. Người ta còn dùng quả làm thuốc. Quả làm thức ăn hay làm thuốc thu hái như nhau. Rễ đào về rửa sạch.

Cây cam xũng

Người ta dùng lá thu hái quanh năm. Hái về phơi, hay sấy khô. Không phải chế biến gì đăc biệt. Rễ hái về rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cỏ thiên thảo (cây cứt lợn)

Cỏ thiên thảo cao 0,75 đến 1,25mm. Thân vuông, có lông nhất là ở ngọn. Lá mọc đối, có cuống rõ, phiến hình bầu dục, có lông ở cả hai mặt, dài 7 - 15cm.

Cây bòn bọt

Mọc hoang ở khắp nơi, nhưng hiện nay mới thấy khai thác ở Bắc Giang. Hái cành và lá về phơi khò, để dành khi cần dùng đến. Không cần chế biến gì đặc biệt.

Cây mùi tây

Mùi tây vốn không có ở Việt Nam, mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn. Người ta dùng quả, rễ và lá làm thuốc. Quà và rễ thường dùng khô.

Cây thạch vĩ

Tính vị theo tài liệu cổ. Vị đắng ngọt, hơi hàn, vào hai kinh phế và bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, thanh thấp nhiệt. Làm thuốc lợi tiểu.

Cây trạch tả

Chủ yếu làm thuốc thông tiểu chữa bệnh thủy thũng trong bệnh viêm thận. Ngày dùng từ 10 đến 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Cây chanh trường

Cây mọc hoang dại và được trồng ở một số vùng miền núi để lấy quả làm gia vị. Làm thuốc, người ta dùng lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Cây lá tiết dê

Trong rễ, Fluckiger đã chiết được một ancaloit có vị đắng gọi là cisampelin hay pelosìn với tỷ lệ 0,5%. Chất này giống becberin. Cisampelin tan trong dung dịch no axit clohyđric.

Cây mần tưới

Dùng trong, một số vùng dùng mần tưới ăn như một gia vị. Ngọn mần tưới non hái về rửa sạch ăn sống như rau thơm, hoặc mần tưới băm nhỏ đúc dồi chó, dồi lợn.

Cây bấc đèn (đăng tâm thảo)

Mùa thu cắt toàn cây về, rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô mà dùng, còn gọi là đăng tám thảo hay đăng tâm hoặc hắc đèn để làm thuốc.

Cây Actiso

Hoạt chất của actisô hiện chưa xác định. Mới xác định trong lá actisô có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định.

Cây cỏ bợ

Nhân dân có nơi hái về làm món rau ăn sống. Có khi hái về sao vàng hoặc phơi khô, sắc đặc uống làm thuốc mát thông tiểu tiện, chữa bạch đới, khí hư, mất ngủ.

Cây côn bố

Hiện nay côn bố cũng chỉ thấy được dùng trong y học cổ truyền chữa những bệnh mà y học khoa học xác định do thiếu iốt và những bệnh đã kể trên. Ngày dùng 4 đến 12g.

Cây rau đắng

Dịch chiết nước của rau đắng gây co bóp tử cung cô lập hay không cô lập của súc vật cái, làm tăng thời gian đông máu, tãng lượng nước tiểu.

Cây cỏ may

Cỏ may mọc hoang ở khắp nơi trong Việt Nam. Còn mọc ở các nước khác vùng châu Á như ấn độ, Thái Lan, Miến Điện, nam Trung Quốc.

Cây dưa chuột

Dưa chuột chủ yếu được trồng để làm thức ăn, làm thuốc ở Ấn Độ và Ai Cập ít nhất từ trên 4.000 năm. Việc sử dụng này được lan truyền từ những nước ấy đến các dân tộc.

Chua me đất hoa vàng

Trong nhân dân, dùng toàn cây chua me sao vàng sắc uống chữa sốt và chữa lỵ: Tại Ấn Độ, Philipìn, nhân dân dùng chữa bệnh scobut. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện.

Cây lõi tiền

Dây lõi tiền còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn (đái dắt), phù nề, có nơi còn dùng chữa ho.