Cây nghệ
Khi tiêm 5ml dung dịch clohydrat cao nghệ vào chó đã gây mê thì thấy tác dụng xúc tiến sự bài tiết nước mật, nếu tiêm tới 15 - 20ml, có thể đưa đến huyết áp hạ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn có tên là uất kim, khương hoàng, safran des Indes.
Tên khoa học Curcuma longa L. (Curcuma domestica Lour.).
Thuộc họ Gừng Zingiheraceae.
Ta dùng thân rê cây nghệ gọi là khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) và rễ củ gọi là uất kim (Radix Curcumae longae).
Mô tả cây
Cây nghệ
Nghệ là một loại cỏ cao 0,60m đến 1m. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm. Lá hình trái xoan thon nhọn ở hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài tới 45cm, rộng tới 18cm. Cuống lá có bẹ. Cụm hoa mọc từ giữa các lá lên, thành hình nón thưa, lá bấc hữu thụ khum hình máng rộng, đầu tròn màu xanh lục nhạt, lá bắc bất thụ hẹp hơn, màu hơi tím nhạt. Tràng có phiến, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thùy, thùy trên to hơn, phiến cánh hoa trong cũng chia ba thùy, 2 thùy hai bên đứng và phẳng, thùy dưới hõm thành máng sâu. Quà nang 3 ngăn, mở bằng 3 van.
Hạt có áo hạt.
Phân bố, thu hái và chế biến
Được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm gia vị và làm thuốc.
Còn mọc và được trồng ở các nước Ấn Độ, Inđônêxya, Campuchia, Lào, Trung Quốc và các nước nhiệt đới.
Thu hoạch vào mùa thu, cắt bỏ hết rễ để riêng, thân rễ để riêng.
Muốn để được lâu phải đồ hoặc hấp trong 6- 12 giờ, sau đó đợi ráo nước, đem phơi nắng hoặc sấy khô. thân rễ gọi là khương hoàng; rễ gọi là uất kim.
Thành phần hóa học
Trong nghệ, người ta đã phân tích được
Chất màu curcumin 0,3%, tinh thể nâu đó, ánh tím, không tan trong nước, tan trong rượu, ête, clorofoc, dung dịch có huỳnh quang màu xanh lục.
Tan trong axit (màu đỏ tươi), trong kiềm (màu đò máu rồi ngả tím), trong chất béo (dùng dể nhuộm các chất béo). Công thức curcumin đã được xác định như sau:
Tình dầu 1-5% màu vàng nhạt, thơm. Trong tinh dầu có curcumen một cacbon không no, 5% paratolylmetyl cacbinol và 1% long não hữu tuyến. Hai chất sau chỉ thấy có trong tinh dầu Curcuma xanthorrìĩa Roxb.
Ngoài ra còn tinh bột, canxi oxalat, chất béo.
Theo R. R. Paris và H. Moyse (1967, 11, 78) củ nghệ chứa 8-10% nước, 6-8% chất vô cơ, 40-50% tinh bột nhựa.
Hoạt chất của nghệ gồm
Tinh dầu 3-5% gồm 25% cacbua tecpenic, chủ yếu là zìngiberen và 65% xeton sespuitecpenic, các chất turmeron (do tiếng Anh của củ nghệ là turmeric).
Các chất màu vàng gọi chung là curcumin. Vào đầu thế kỷ XIX người ta đã chiết được curcumin tinh thể không tan trong nước, tan trong cồn, ête, dầu béo. Nhưng năm 1953-Srinivasan K. R. (J. Pharm. Pharmacol. 1953, 5, 448-457) đã chứng minh bằng sắc ký trên cột silic rằng đó là một hỗn hợp:
Curcumin chính thức (còn gọi là curcumin I) chiếm 60% đây là một dixeton đối xứng không no có thể coi như là diíeruloyl-metan (axit ferulic là axit hydroxy-4-metoxy-3-xinamic).
Curcumin II hay monodesmetoxy-curcumin chiếm 24% và curcumìn III hay didesmetoxy- curcumin chiếm 14% trong đó 1 hay 2 axit hydroxycinamic thay cho axit ferulic.
Nếu dùng sắc ký trên giấy sẽ thấy các chất curcumin khác nữa nhưng với lượng nhỏ.
Theo E. Gildmeister và F. R. Hoffman trong tinh dầu nghệ có 53,1% xeton etylenic ở từ mạch nhánh gắn vào nhân (bao gồm 29,5% turmeron và 23,6% arylturmcron).
Năm 1977, Nguyên Khang (Đại học dược khoa Hà Nôi) đã chiết từ hột củ nghệ sau khi đã cất lấy hết tinh dầu bằng benzen, sau đó thu hồi dung môi trong áp lực giảm và kết tinh lại bằng cồn etylic cho tới khi có độ chảy không thay đổi và một vết trên sắc ký lớp mỏng đã thu được 0,76 đến 1,1% curcumin I tinh khiết, độ chảy 182-183"C. Nếu chọn củ nghệ thu vào tháng 1, tháng 2 có thể đạt tới 1,5% curcumin.
Từ vỏ củ nghệ (vẫn cạo bỏ đi) đã cất được từ 1,5 đến 2,1% tinh dầu có thành phần tương lự như tinh dầu cất từ củ nghệ, do phần vỏ dày từ 0,5-1mm trong đó trọng lượng lớp vỏ mỏng không đáng kể, còn phần củ dính vào chiếm chủ yếu.
Tác dụng dược lý
Guy Laroche (1933), H. Leclerc (1935) đã chứng minh tính chất kích thích sự bài tiết mật của các tế bào gan (cholérétique) là do chất paratolyl metylcacbinol, còn chất curcumin có tính chất thông mật (cholagogue) nghĩa là gây co bóp túi mật. Chất curcumen có tác dụng phá cholesterol trong máu (cholesterolitìque).
Toàn tinh dẩu dù pha loãng cũng có tác dụng diệt nấm và sát trùng đối với bệnh nấm, với Staphylcoc và ví trùng khác.
Robbers (1936) nói dã dùng chất lấy ra ở nghệ bằng ête etylic thấy có tác dụng tăng sự bài tiết mật và chất curcumin có tính chất co bóp túi mật.3.
Trương Ngôn Chí (1955 Trung Hoa y dược tạp chí, 5) đã báo cáo: Ông đã chế nghệ dưới hai hình thức dung dịch 50% và dùng dung dịch 2% HCl để chiết xuất và chế thành dung dịch 50% (sau khi đã trung tính hóa mới dùng thí nghiệm).
Thí nghiệm trên tử cung cô lập của chuột bạch và chuột nhắt thấy có tác dụng hưng phấn, thí nghiệm trên tử cung của thỏ (theo phương pháp Reynolds) thì khi tiêm dung dịch clohydrat cao nghệ vào tĩnh mạch hoặc thụt dung dịch nghệ, đều thấy tử cung co bóp đều đặn, mỗi lần cho thuốc, thời gian tác dụng kéo dài 5-7 giờ.
Khi tiêm 5ml dung dịch clohydrat cao nghệ vào chó đã gây mê thì thấy tác dụng xúc tiến sự bài tiết nước mật, nếu tiêm tới 15-20ml, có thể đưa đến đình chỉ hô hấp và huyết áp hạ.
Thí nghiệm trên tim cô lập (phương pháp Straub) thấy có hiện tượng ức chế.
Theo Vũ Điền tàn dược tập, bản thứ 4 một số tác dụng dược lý của nghệ đã dược nghiên cứu như sau:
Tác dụng đối với cơ năng giải độc của gan đã được thí nghiệm bằng cách cho uống thuốc có nghệ, sau đó theo dõi khả năng giải độc của gan đối với santonin thì thấy tăng cơ năng giải độc của gan. Nếu uống liên tục, thấy tác dụng rõ hơn là uống một lần.
Đối với bệnh nhân bị galactoza niệu sau khi uống thuốc cố nghệ 10 ngày, kiểm nghiệm lượng galactoza bầng phương pháp Banev thì thấy lượng galactoza giảm xuống.
Đối với lượng urobilin tăng trong nước tiểu, uống thuốc có nghệ vài ngày sẽ thấy lượng urobilin trong nước tiểu giảm xuống.
Đối với sự tiết nước mật: Cho nước nghệ vào tá tràng sẽ thấy lượng nước mật trong tá tràng tăng cao, nhưng lượng bilirubin không tăng, nhưng khi lượng nước mật tăng nhiều, độ sánh của nước mật cũng tăng lên.
Nếu như đang cho nước nghệ vào tá tràng làm cho lượng nước mật tảng lên, thôi không cho nước nghê nữa mà cho dung dịch magiê sunfat đặc vào, thì lượng nước mật vẫn tăng và đặc.
Dùng nghệ trong những bệnh về gan và đường mật thì thấy chóng hết đau. Nhưng trong những trường hợp sỏi mật cấp tính thì kết quả chậm, chỉ có tác dụng từ từ.
Tác dụng kháng sinh M. M. semiakin và cộng sự (Khimia antihiotikop, xuất bản lần 3, 1, 278, Nga văn) đã chứng minh curcumin I có tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi trùng lao Mycohacterium tuherculosìs ở nồng độ 25 γ/ ml, ngoài ra curcumin I còn có hiệu lực đối với Salmonella paratyphì ở nồng độ 200 γ/ml, với Staphyllocơccus aureus ở nồng độ 50 γ/ml, nấm Trychophyton gypcum ở nồng độ 25 γ/ml.
Theo Taniyama H. và cộng sự ụ. Pharm. Soc. Japan 1956, 76, 154-157) các xeton α-β etylenic trong hệ thống vòng có khả năng khóa nhóm -SH của men, làm rối loạn chuyển hóa của men trong cơ thể vi trùng nói chung và vi trùng lao Mycohacterium tuhercuìosìs nói riêng. Cắc xeton loại này có nhiều trong nghệ.
Năm 1977, phòng vi trùng Viện chống lao và Viện đông y Hà Nội đã thí nghiệm thấy tinh dầu nghệ ức chế được sự phát triển của vi trùng lao Mycobacterium tuherculosis H37RV ở nồng độ 1 γ/ml; nồng độ tối thiéu ức chế đối vói Bacillus suhtilis là 1/250, đối với Candida albìcans là 1/160. Tinh dầu nghệ khống có tác dụng đối với Bacterium pyocyaneum và Streptococcus hemoỉytỉcus.
Độc tính của tinh dầu nghệ DLS0 của tính dầu nghệ trên chuột nhắt trắng là 9,2ml/kg thể trọng (Bộ môn dược lý- Đại học Quân y Hà Nội, 1977).
Tác dụng khác: Võ văn Lan đã phát hiện tiêm tinh nghệ có khả năng thấm qua các màng tế bào đặc biêt là vò sáp khuẩn lao và hủi, nó giúp cho chất màu xâm nhập vào trong các tế báo này (Bộ môn sinh lý, dược lý-Đại học y khoa thành phố Hổ Chí Minh-Các hội nghị y dược học quốc tế và quốc gia quý I-1977-Thư viện y học trung ương, 3).
Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ: Nghệ vị cay, đấng, tính ôn, vào 2 kinh can và tỳ, nghệ có tác dụng phá ác huyết, huyết tích, kim sang và sinh cơ (lên da) chỉ huyết. Nhưng nếu âm hư mà không ứ trệ cấm dùng; các bệnh sản hậu (sau khi đẻ) mà không phải nhiệt kết ứ cũng không nên dùng; đàn bà có thai không nên dùng. Nghệ thường được dùng trong bệnh đau dạ dày, vàng da, phụ nữ sinh nở xong đau bụng.
Liều dùng hàng ngày 1-6g dưới hình thức bột hoặc thuốc sắc chìa làm 2, 3 lần uống trong ngày.
Ngoài công dụng trên, nhân dân còn dùng nghệ bôi lên các mụn mới khỏi để đỡ sẹo, nhuộm vàng bột cary, nhuộm len, nhuộm tơ, nhuộm da.
Đơn thuốc có nghệ
Chữa thổ huyết máu cam: Nghệ tán nhỏ, ngày uống 4-6g chiêu bằng nước.
Bài thuốc kinh nghiệm chữa điên cuồng (kinh nghiệm phương-Bản thảo cương mục): Nghệ 250g, phèn chua 100g, tán nhỏ, hòa nước cháo viên thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 50 viên.
Uống hết hai đơn như trên thì khỏi.
Đã chữa khói một người phụ nữ do lo sợ quá độ phát điên đã 10 năm.
Đơn thuốc cao dán nhọt (kinh nghiệm của Ngô Tất Tố). Củ ráy 80g (một cú), Nghệ 60g (một củ), Nhựa thông 40g, Sáp ong 40g, Dầu vừng 80g.
Củ ráy gọt sạch vở cùng giã với nghệ cho thật nhỏ, cho vào nấu nhừ với nhựa thông dầu vừng và sáp ong. Lọc để nguội, phết lên giấy bản dán vào mụn nhọt.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây móng lưng rồng
Theo tài liệu cổ móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.
Cây rau muống
Trồng ở khắp nơi trong Việt Nam dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chù yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.
Cỏ thiên thảo (cây cứt lợn)
Cỏ thiên thảo cao 0,75 đến 1,25mm. Thân vuông, có lông nhất là ở ngọn. Lá mọc đối, có cuống rõ, phiến hình bầu dục, có lông ở cả hai mặt, dài 7 - 15cm.
Cây đa
Dùng tua rễ đa làm thuốc lợi tiểu dùng trong những trường hợp xơ gan kèm cổ trướng với liều 100-150g tươi trên người lớn trong 1 ngày dưới dạng thuốc sắc.
Cây cà dái dê tím
Cây được trồng khắp nơi để lấy quả làm thức ăn. Người ta còn dùng quả làm thuốc. Quả làm thức ăn hay làm thuốc thu hái như nhau. Rễ đào về rửa sạch.
Cây tai chuột
Còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Người ta thường dùng để làm một vi thuốc mát có tác dụng thông tiểu tiện, chữa những trường hợp viêm ống tiểu tiện.
Cây cói
Cói là một loại cây mọc ở nơi ẩm ướt, có thân rễ (thường gọi là củ cói) mọc bò ngầm dưới đất, ăn sâu 0,50-1m. Thân khí sính nhỏ nhẵn, mọc đứng.
Cây cam xũng
Người ta dùng lá thu hái quanh năm. Hái về phơi, hay sấy khô. Không phải chế biến gì đăc biệt. Rễ hái về rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô.
Cây chỉ thiên
Thường người ta hái toàn cây vào lúc đang có hoa. Hái về thái nhỏ, sao vàng cho hơi khô vàng mà dùng. Có khi người ta chỉ hái về phơi khô dùng dần.
Cây dứa bà
Một số nơi nhân dân dùng lá sắc chữa sốt, lợi tiểu. Thân và lá phơi khô, thái nhỏ ngâm rượu uống giúp sự tiêu hóa, chữa đau nhức, thấp khớp. Dùng ngoài giã nát lá đắp lên.
Râu ngô
Râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm.
Cây râu mèo
Nước sắc hay nước pha lá râu mèo làm tăng lương nước tiểu, đồng thời tăng cả lượng clorua, lượng urê và lượng axit uric.
Cây lục lạc ba lá tròn
Người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, can thận kém, mắt mờ, di tinh, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích.
Cây rau om
Nhân dân Malaixia và Inđônêxya cũng dùng làm gia vị, giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm. Còn làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thát bụng, còn dùng giã đắp lên vết thương.
Cây nàng nàng
Cây nhó, cành vuông phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7- 20cm, rộng 2,5 - 11cm.
Cây đậu chiều
Hạt đậu chiều được dùng làm thực phẩm, một nguồn protit thực vật như nhiều loại đậu khác. Nhưng phải chú ý tránh dùng những loại hạt chứa nhiều axit xyanhydric.
Cây dành dành
Trong dành dành có một glucozit màu vàng gọi là gacdenin. Khi thủy phân, cho phần không đường gọi là gacdenidin tương tự với chất α croxetin, hoạt chất của vị hồng hoa.
Cây thòng bong
Trong nhân dân dùng toàn cây thòng bong sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa đi tiểu khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuôc lợi sữa.
Cây mã thầy
Củ mã thầy, miền Nam gọi là củ năng, to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi được nấu chè ăn cho mát.
Cây mùi tây
Mùi tây vốn không có ở Việt Nam, mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn. Người ta dùng quả, rễ và lá làm thuốc. Quà và rễ thường dùng khô.
Cây lá tiết dê
Trong rễ, Fluckiger đã chiết được một ancaloit có vị đắng gọi là cisampelin hay pelosìn với tỷ lệ 0,5%. Chất này giống becberin. Cisampelin tan trong dung dịch no axit clohyđric.
Cây dứa
Ngoài quả dứa dùng để ăn, dứa gần đây đã trở thành nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh.
Cây găng
Thường trồng để lấy gỗ mịn dai, màu nhạt để tiện những con quay trẻ chơi, trục xe và làm lược. Quả hái về phơi hay sấy khô dùng để giặt quần áo tơ lụa, gội đầu.
Cây rau đắng
Dịch chiết nước của rau đắng gây co bóp tử cung cô lập hay không cô lập của súc vật cái, làm tăng thời gian đông máu, tãng lượng nước tiểu.
Cây cỏ tranh
Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15- 30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mạt trên, nhẵn ở mặt dưới.