Cây móng lưng rồng

2015-10-08 04:05 PM

Theo tài liệu cổ móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là chân vịt, quyển bá, vạn niên tùng, kiến thủy hoàn dương, hồi sinh thảo, trường sinh thảo, cải tử hoàn hồn thảo, hoàn dương thảo, nhả mung ngựa (Thái), thạch bá chi.

Tên khoa học Selaginella tamariscina (Beauv) Spring.

Thuộc họ Quyển bá Selaginellaceae.

Mô tả cây

Cây móng lưng rồng

Cây móng lưng rồng

Thân mọc thành búi, có khi kết bện với các giá rễ thành một gốc cao đến 10cm, nom như thân kép. Cành bên của thân cũng mọc thành búi dài 5-12cm, phân nhánh rẽ đôi mở ra trên đất. Lá nhỏ hình giáo hay ba cạnh, thuôn xếp lợp lên nhau, ôm lấy cành có dạng như cây liễu bách (từ đó có tên loài là tamariscina có nghĩa là dạng liễu bách Tamarix). Cây chịu được khô hạn. Khi khô ráo cành lá xếp lại cuộn tròn vào trong trông như chân vịt do đó có tên cây chân vịt. Khi gặp ẩm ướt, cành lại mọc vươn ra ngoài từ đó có tên hồi sinh thảo (cố sống trở lại) hay kiến thủy hoàn dương (gặp nước sống trở lại) từ đó gọi chệch ra trường sinh thảo (cỏ sống lâu), cải tử hoàn hồn thảo. Và từ đó một số người gán cho cây nhiều tác dụng bản thân nó không có.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang dại và được khai thác nhiều ở vùng ven biển Nha Trang, Phan Rang, Đà Nang, Công Tum.

Thu hái toàn cây, cắt bò rễ con, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô, có khi sao toàn tính (thành than nhưng không thành tro) mà dùng.

Thành phần hóa học

Trong lá móng lưng rồng có những hợp chất flavon như apigenin, sosetsuflavon, amentoflavon (Arthur H. R.-Symposìum on Phytochemistry, 1964, 236). Dung dịch móng lưng rồng 100% có tác dụng ức chế đối với ví trùng Staphylococcus aureus (Y viện 175: Tân y dựoc khoa. Giang Tây dược khoa học hiệu, 1970 (3) 35).

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.

Thường dùng chữa ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện tiểu tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều và các chứng chảy máu khác. Còn dùng chữa vàng da, vàng mắt, viêm gan bổ máu, chữa bỏng. Ngày dùng 20-30g dưới dạng thuốc sắc hoậc đốt thành than tán bột rắc lên vết thương hay để uống.

Đơn thuốc có vị móng lưng rồng

Chữa bỏng lửa: Cây móng lưng rồng tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà, đắp lên nơi bỏng. Cứ 2-3 giờ thay thuốc một lần.

Chữa váng đầu, hoa mắt, vàng da: Toàn cây 30g sắc với 400ml nước, chia hai lần uống trong ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây lục lạc ba lá tròn

Người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, can thận kém, mắt mờ, di tinh, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích.

Cây mùi tây

Mùi tây vốn không có ở Việt Nam, mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn. Người ta dùng quả, rễ và lá làm thuốc. Quà và rễ thường dùng khô.

Cây lưỡi rắn

Người ta dùng toàn cây, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, mùa thu lúc cây có hoa. Hái vế phơi khô hay sao vàng mà dùng.

Cây kim tiền thảo

Thuốc dùng theo kinh nghiệm nhân dân, chủ yếu chữa bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu.

Cây cà dái dê tím

Cây được trồng khắp nơi để lấy quả làm thức ăn. Người ta còn dùng quả làm thuốc. Quả làm thức ăn hay làm thuốc thu hái như nhau. Rễ đào về rửa sạch.

Cây thông thảo

Tính vị theo tài liệu cổ có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai, kính phế và vị. Có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, hạ sữa. Dùng chữa thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, ít sữa.

Cây xương sáo

Cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở vùng An Giang Châu Đốc để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát.

Cây nàng nàng

Cây nhó, cành vuông phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7- 20cm, rộng 2,5 - 11cm.

Cây trạch tả

Chủ yếu làm thuốc thông tiểu chữa bệnh thủy thũng trong bệnh viêm thận. Ngày dùng từ 10 đến 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Cây mộc thông

Mộc thông là một vị thuốc dùng chữa tiểu tiện khó, thủy thũng, ít sữa. Ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc. Phụ nữ có thai và những người tiểu tiện quá nhiều không dùng được.

Cây thạch vĩ

Tính vị theo tài liệu cổ. Vị đắng ngọt, hơi hàn, vào hai kinh phế và bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, thanh thấp nhiệt. Làm thuốc lợi tiểu.

Cỏ thiên thảo (cây cứt lợn)

Cỏ thiên thảo cao 0,75 đến 1,25mm. Thân vuông, có lông nhất là ở ngọn. Lá mọc đối, có cuống rõ, phiến hình bầu dục, có lông ở cả hai mặt, dài 7 - 15cm.

Cây lõi tiền

Dây lõi tiền còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn (đái dắt), phù nề, có nơi còn dùng chữa ho.

Cây chua me lá me

Cụm hoa gầy, thường ngắn hơn lá, có lông, hoa màu vàng. Quả nang có đài tồn tại, 5 ngăn. Hạt màu đen, nhỏ hình cầu, trên có những bướu, xếp không trên một đường thẳng.

Cây thốt nốt

Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền.

Cây Actiso

Hoạt chất của actisô hiện chưa xác định. Mới xác định trong lá actisô có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định.

Cây dứa dại

Đọt non và rễ được dùng trong nhân dân làm thuốc thông tiểu dùng trong những trường hợp đái dắt, đái ra sỏi, sạn. Còn dùng đắp chữa lòi dom.

Cây chỉ thiên

Thường người ta hái toàn cây vào lúc đang có hoa. Hái về thái nhỏ, sao vàng cho hơi khô vàng mà dùng. Có khi người ta chỉ hái về phơi khô dùng dần.

Cây sòi

Sòi là một cây nhỡ, cao chừng 4-6m sống lâu năm. Thân màu xám, lá mọc so le, sớm rụng, cuống dài 3-7cm, phiến lá hơi hình quả trám dài, rộng 3 - 9cm.

Cây đậu đen

Đậu đen được nhân dân miền Bắc trồng nhiều để lấy hạt nấu chè đậu đen hoặc thổi xôi. Hạt cũng hay được dùng trong việc chế thuốc và làm thuốc.

Cây dây chặc chìu

Dây chặc chìu là một cầy nhỏ leo, dài 3 đến 5m hay hơn, có nhiều cành, có lông. Lá dai, nháp hình bầu dục, mép có răng cưa, phiến lá hẹp về phía cuống.

Cây cam xũng

Người ta dùng lá thu hái quanh năm. Hái về phơi, hay sấy khô. Không phải chế biến gì đăc biệt. Rễ hái về rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô.

Mật lợn mật bò

Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc dem tinh chế thành cao mật bò.

Cây đậu đỏ nhỏ

Thường dùng hiện nay chữa phù thũng, dùng ngoài giã nát đắp lên nơi mụn nhọt, sưng tấy. Ngày dùng 20 đến 40g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Cây khế rừng

Khế rừng được dùng theo kinh nghiệm dân gian, làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, còn dùng chữa đi tiểu nước tiểu vàng, đỏ, đái rắt, mụn nhọt.