Cây mộc tặc

2015-09-25 10:24 AM

Mộc tặc là một vị thuốc dùng trong nhân dân, có tác dụng lợi tiểu và cầm máu dùng trong bệnh chảy máu ruột và bệnh trĩ, còn dùng chữa đau mắt, ho hen, lỵ ra máu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là tiết cốt thảo, mộc tặc thảo, bút đầu thái, cỏ tháp bút.

Tên khoa học Equisetum arvense L.

Thuộc họ Mộc tặc Equisetaceae.

Mộc tặc (Herha Equiseti arvensìs) là toàn cây mộc tặc phơi khô.

Vì cây có đốt lại ráp, dùng để đánh gỗ cho nhẵn, do đó có tên là mộc tặc (mộc là gỗ, tặc là giặc, giặc đối với gỗ).

Mô tả cây

 Cây mộc tặc

Cây mộc tặc

Mộc tặc là một loài cỏ sống lâu năm, thân rễ dài, có đốt, nằm sâu dưới đất (60-80cm), xuất hiện lên mặt đất hai thứ cành: Cành bất thụ và cành hữu thụ. Cành bất thụ xuất hiện sau và dài hơn cành hữu thụ, có thể dài đến 20-30cm, chia thành tùng dóng, mang ở mỗi mấu một vòng lá nhỏ hình sợi đính liền vào nhau tại phía gốc thành một thứ bẹ ôm lấy cành. Cành có thể có nhiều nhánh con, những nhánh này cũng mọc vòng từ các mấu. Các dóng của cành đều rỗng, chỉ ở ngang mấu thì dày, phía ngoài có nhiều rãnh dọc mỗi rãnh ứng với một lỗ khuyết trong phần vỏ.

Cành hữu thụ (xuất hiện trước cành bất thụ vào đầu mùa xuân) thường màu nâu không phân nhánh, mang nhiều vòng bào tử diệp xếp xít lại phía đầu cành thành một bông trông giống đầu nhọn bút lông.

Ngoài cây Equisetum arvense nói trên, ở vùng Sapa (Lào Cai) và một số vùng lạnh khác trong Việt Nam, tại những nơi ẩm ở ven bờ sông, còn gặp một loài mộc tặc nữa gọi là Equisetum debile Roxb, cùng họ.

Phân bố, thu hái và chế biến

Trong Việt Nam có mọc ở nhiều nơi, nhưng ít chú ý dùng làm thuốc. Hái toàn cây về, bó lại thành từng bó con phơi khô: Mùa thu hái vào tháng 9-10.

Thành phần hóa học

Trong mộc tặc có các axit silixic, chất béo, phytosterol, axit equisetic, chất saponin, gọi là equisetonin, các chất ancaloit equiselin và nicotin.

Ngoài ra còn có equisetrin (glucozit) và isoquexitrin.

Trong mộc tặc Equisetum arvense L. có các hợp chất flavon, saponin, và một ít ancaloit.

Trong bào tử mộc tặc người ta chiết được articulatin và một lượng nhỏ izoarticulatin. Thủy phân articulatin ta sẽ được glucoza và một genin. Ngoài ra trong bào tử còn một axit gọi là axit equisetolic (Bonnett R. et al. Phytochemistry, 1972, II, 2801).

Trong mộc tặc Equìsetum hiemale L. người ta cũng chiết được một lượng nhỏ nicotin, dimetylsulfon, axit cafeic, độ tro 18,2% (Hegnauer R. Chemotaxonomie der Pfỉanzen III, 1964, 251), một ít tanin và saponin (Trung Quốc kinh tế thực vật chí ,1961, 1630). Ngoài ra còn 3 loại flavon là kacmpfcrot 3,7- ldiglucozit, kaempferol 3-glucozit, 7-diglucoz.it (Saleh N. A. M. et ai. Phytochemistry, 1972, II, 1095).

Công dụng và liều dùng

Tính chắt theo tài liệu cổ: Vị ngọt hơi đáng tính bình, vào 3 kinh phể, can và đảm. Có tác dụng giải cơ, cầm máu, tan màng mắt. Dùng chữa mắt đau chảy nước mắt, trĩ, huyết lỵ, băng trung.

Mộc tặc là một vị thuốc dùng trong nhân dân, có tác dụng lợi tiểu và cầm máu dùng trong bệnh chảy máu ruột và bệnh trĩ, còn dùng chữa đau mắt, ho hen, lỵ ra máu.

Liều dùng mỗi ngày 5-15g dưới dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc có mộc tặc

Mộc tặc 15g, phù bình 10g, xích đậu 100g, táo đen 6 quả, nước 600ml, sắc còn 200 ml chia 3 lán uống trong ngày, chữa bệnh phù thũng viêm thận do bệnh ngoài da (Bài thuốc kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền).

Bài viết cùng chuyên mục

Cây dứa bà

Một số nơi nhân dân dùng lá sắc chữa sốt, lợi tiểu. Thân và lá phơi khô, thái nhỏ ngâm rượu uống giúp sự tiêu hóa, chữa đau nhức, thấp khớp. Dùng ngoài giã nát lá đắp lên.

Cây nghệ

Khi tiêm 5ml dung dịch clohydrat cao nghệ vào chó đã gây mê thì thấy tác dụng xúc tiến sự bài tiết nước mật, nếu tiêm tới 15 - 20ml, có thể đưa đến huyết áp hạ.

Cây dưa chuột

Dưa chuột chủ yếu được trồng để làm thức ăn, làm thuốc ở Ấn Độ và Ai Cập ít nhất từ trên 4.000 năm. Việc sử dụng này được lan truyền từ những nước ấy đến các dân tộc.

Cây trạch tả

Chủ yếu làm thuốc thông tiểu chữa bệnh thủy thũng trong bệnh viêm thận. Ngày dùng từ 10 đến 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Cây chanh trường

Cây mọc hoang dại và được trồng ở một số vùng miền núi để lấy quả làm gia vị. Làm thuốc, người ta dùng lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Cây đậu đen

Đậu đen được nhân dân miền Bắc trồng nhiều để lấy hạt nấu chè đậu đen hoặc thổi xôi. Hạt cũng hay được dùng trong việc chế thuốc và làm thuốc.

Chua me đất hoa vàng

Trong nhân dân, dùng toàn cây chua me sao vàng sắc uống chữa sốt và chữa lỵ: Tại Ấn Độ, Philipìn, nhân dân dùng chữa bệnh scobut. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện.

Cây thòng bong

Trong nhân dân dùng toàn cây thòng bong sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa đi tiểu khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuôc lợi sữa.

Cây xương sáo

Cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở vùng An Giang Châu Đốc để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát.

Cây khế rừng

Khế rừng được dùng theo kinh nghiệm dân gian, làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, còn dùng chữa đi tiểu nước tiểu vàng, đỏ, đái rắt, mụn nhọt.

Cỏ thiên thảo (cây cứt lợn)

Cỏ thiên thảo cao 0,75 đến 1,25mm. Thân vuông, có lông nhất là ở ngọn. Lá mọc đối, có cuống rõ, phiến hình bầu dục, có lông ở cả hai mặt, dài 7 - 15cm.

Râu ngô

Râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm.

Cây lá tiết dê

Trong rễ, Fluckiger đã chiết được một ancaloit có vị đắng gọi là cisampelin hay pelosìn với tỷ lệ 0,5%. Chất này giống becberin. Cisampelin tan trong dung dịch no axit clohyđric.

Cây móng lưng rồng

Theo tài liệu cổ móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.

Cây thương lục

Cây thương lục mới di thực vào Việt Nam vào khoảng 10 năm trở lại đây. Trong Việt Nam, vốn có sẵn một loài có tên khoa học Phytolacca decandra L. nhưng ít phổ biến.

Cây mùi tây

Mùi tây vốn không có ở Việt Nam, mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn. Người ta dùng quả, rễ và lá làm thuốc. Quà và rễ thường dùng khô.

Cây mần tưới

Dùng trong, một số vùng dùng mần tưới ăn như một gia vị. Ngọn mần tưới non hái về rửa sạch ăn sống như rau thơm, hoặc mần tưới băm nhỏ đúc dồi chó, dồi lợn.

Đại phúc bì

Tác dụng thông tiểu tiện rất rõ rệt, thường dùng chữa các bệnh phù toàn thân, nhất là bụng.Trong đại phúc bì có những ancaloit trong hạt cau như arecolin, arecaidin.

Cây dứa

Ngoài quả dứa dùng để ăn, dứa gần đây đã trở thành nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh.

Cây cỏ bợ

Nhân dân có nơi hái về làm món rau ăn sống. Có khi hái về sao vàng hoặc phơi khô, sắc đặc uống làm thuốc mát thông tiểu tiện, chữa bạch đới, khí hư, mất ngủ.

Cây mía

Vỏ cây mía chứa chất béo gồm axit oleic, axit linolic, axitpanmatic.axit stearic và axit capronic. Ngoài ra còn lexitin, phytosterin.

Cây dành dành

Trong dành dành có một glucozit màu vàng gọi là gacdenin. Khi thủy phân, cho phần không đường gọi là gacdenidin tương tự với chất α croxetin, hoạt chất của vị hồng hoa.

Cây cỏ chỉ

Cây cỏ ống mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. ở các nước khác cây này thường dùng để giả mạo hay dùng cùng với cây Agropyrum repens Beauv.

Cây mộc thông

Mộc thông là một vị thuốc dùng chữa tiểu tiện khó, thủy thũng, ít sữa. Ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc. Phụ nữ có thai và những người tiểu tiện quá nhiều không dùng được.

Cây rau muống

Trồng ở khắp nơi trong Việt Nam dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chù yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.