Cây dưa chuột

2015-09-21 10:39 AM

Dưa chuột chủ yếu được trồng để làm thức ăn, làm thuốc ở Ấn Độ và Ai Cập ít nhất từ trên 4.000 năm. Việc sử dụng này được lan truyền từ những nước ấy đến các dân tộc.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là dưa leo, tra sac (Campuchia), cucuber (Anh), concombre (Pháp), hồ qua (Trung Quốc).

Tên khoa học Cucumis sativus L.

Thuộc họ Bí Cucurbitaceae.

Mô tả cây

 Cây dưa chuột

Cây dưa chuột

Cây mọc bò, toàn thân có lông. Thân có nhiều cành, có góc. Lá mang cuống, phiến có từ 3-5 thùy hình hơi ba cạnh, mép có lông đứng. Hoa đơn tính, màu vàng, mọc 2-3 ở nách lá. Quả hình thuôn dài, hình trụ hay hơi ba cạnh, nhẵn hoặc hơi có bướu nhỏ, có thể dài 10-36cm. Màu lục hay lục vàng nhạt, vàng hay vàng nâu. Hạt nhiều, hình trứng, trắng, dai, bóng.

Phân bố, thu hái và chế biến

Trồng ở khắp các tỉnh trong Việt Nam. Còn thấy trồng ở nhiều nước nhiệt đới cũng như ôn đới. Lấy quả dùng làm rau ăn hay chế mỹ phẩm. Có thể hái quả ngay từ lúc quả còn xanh non (comichon) dùng ngâm dấm hay đợi thật lớn và chín vàng.

Thành phần hóa học

Dưa chuột chứa tới 95-97% nước, 0,8% protit, 3% gluxit, 0,7% xenluloz, 0,50% tro, trong đó 23mg% can xi, 27mg% p, ĩmg% Fe. Dưa chuột còn chứa vitamin A (caroten) với tỷ lệ 0,30mg%, vitamin B1 0,03mg%, B2 với tỷ lệ 0,04mg%, vitamín pp 0,1mg% và vitamin C 5mg%.

Sách “Bí mật và đức tính của cây thuốc” (Secrets et vertus des plantes médicinaies-Selection du Readerưs Digest, 1977) còn ghi thêm: “ngoài vitamin A và C, trong dưa chuột còn chứa một lượng quan trọng sát, mangan, iot và thiamín”.

Vỏ dưa chuột có vị đắng do chứa colocynthine.

Hạt dưa chuột chứa một ancaloit gọi là hy- poxanthine có tác dụng trừ giun.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ (Bản thảo cương mục-Nam dược thần hiệu) Dưa chuột có tên hổ qua hay hoàng qua với những tính chất sau đây:

Quả dưa chuột có vị ngọt, tính hàn (lạnh) hơi có độc không nên dùng nhiều có tác dụng thanh nhiệt, giải phiền, lợi thủy đạo (tiêu nước).

Lá dưa chuột vị đắng, tính bình, hơi có độc, giã nát vắt lấy nước uống vào nôn ra.

Dưa chuột chủ yếu được trồng để làm thức ăn, làm thuốc ở Ấn Độ và Ai Cập ít nhất từ trên 4.000 năm. Việc sử dụng này được lan truyền từ những nưức ấy đến các dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ và Latinh.

Về mặt thức ăn, những thầy thuốc dinh dưỡng cho ràng dưa chuột ăn sống khó tiêu và những người có dạ dày dễ mẫn cảm khó chấp nhận. Nhưng dưa chuột là một món ăn mát và lợi tiểu (phù hợp với kinh nghiệm cổ).

Đặc biệt người ta dùng dưa chuột trong mỹ phẩm và chữa bệnh ngoài da từ rất lâu đời: cắt dưa chuột thành từng lát mỏng đặt lên da mặt chữa những vết nhăn, da xù xì, những vết tàn nhang, một số vùng ở Việt Nam nhân dân dùng những quả dưa chuột non có thêm đường chữa lỵ, nhiệt và ỉa chảy (kinh nghiệm này có ghi trong Bản thảo cương mục từ thế kỷ 16).

Một số đơn thuốc có dưa chuột

Cổ họng sưng đau: Chọn một quả dưa chuột già, bỏ hết hột. Thêm mang tiêu vào cho đầy ruột quả, trộn đều phơi trong mát cho khô. Ngậm từng ít một (theo Y lâm tập vếu).

Bụng chướng, chán tay phù nề: Lấy một quả dưa chuột già chín, loại bỏ hạt, thêm một ít dấm chua, nấu chín nhừ. Cho ăn lúc bụng đói. Bệnh nhân sẽ đái nhiều và hết phù nề (Thiền kim phương-BTCM).

Chữa nè môi: Dùng miếng dưa chuột tươi sát lên nơi môi bị nẻ (Secrets et vertus des plantes médìcinales, 1977-SEVPM).

Da hị mẩn đỏ: Dùng nước ép dưa chuột bôi lên nhiều lần trong ngày (SEVPM-1977).

Chữa phỏng lửa chưa phồng da: 3 quả dưa chuột hái vào ngày 5 tháng 5 âm lịch (mùa hè) bỏ vào bình chát kín. Để ngoài hiên. Khi bị bỏng, lấy nước trong bình dưa chuột mà bôi lên. (Nam dược thần hiệu).

Bài viết cùng chuyên mục

Cây đậu chiều

Hạt đậu chiều được dùng làm thực phẩm, một nguồn protit thực vật như nhiều loại đậu khác. Nhưng phải chú ý tránh dùng những loại hạt chứa nhiều axit xyanhydric.

Cây lục lạc ba lá tròn

Người ta cho rằng hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, can thận kém, mắt mờ, di tinh, viêm tuyến vú, trẻ con cam tích.

Cây thòng bong

Trong nhân dân dùng toàn cây thòng bong sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa đi tiểu khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuôc lợi sữa.

Cây rau om

Nhân dân Malaixia và Inđônêxya cũng dùng làm gia vị, giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm. Còn làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thát bụng, còn dùng giã đắp lên vết thương.

Cây mần tưới

Dùng trong, một số vùng dùng mần tưới ăn như một gia vị. Ngọn mần tưới non hái về rửa sạch ăn sống như rau thơm, hoặc mần tưới băm nhỏ đúc dồi chó, dồi lợn.

Cây cỏ tranh

Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15- 30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mạt trên, nhẵn ở mặt dưới.

Cây đậu đỏ nhỏ

Thường dùng hiện nay chữa phù thũng, dùng ngoài giã nát đắp lên nơi mụn nhọt, sưng tấy. Ngày dùng 20 đến 40g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Cây bòn bọt

Mọc hoang ở khắp nơi, nhưng hiện nay mới thấy khai thác ở Bắc Giang. Hái cành và lá về phơi khò, để dành khi cần dùng đến. Không cần chế biến gì đặc biệt.

Cây rau muống

Trồng ở khắp nơi trong Việt Nam dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chù yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.

Cây hoa hiên

Hoa hiên là một loại cò sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch.

Cây mộc tặc

Mộc tặc là một vị thuốc dùng trong nhân dân, có tác dụng lợi tiểu và cầm máu dùng trong bệnh chảy máu ruột và bệnh trĩ, còn dùng chữa đau mắt, ho hen, lỵ ra máu.

Cây kim tiền thảo

Thuốc dùng theo kinh nghiệm nhân dân, chủ yếu chữa bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu.

Cây rau dừa nước

Dừa nước là một cây mọc bò hay mọc nổi trên mặt nước, bén rễ ở các mấu và có phao nổi, xốp hình trứng. Lá hình trứng hay hơi thuôn, đến cuống hơi hẹp lại.

Râu ngô

Râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm.

Cây dứa bà

Một số nơi nhân dân dùng lá sắc chữa sốt, lợi tiểu. Thân và lá phơi khô, thái nhỏ ngâm rượu uống giúp sự tiêu hóa, chữa đau nhức, thấp khớp. Dùng ngoài giã nát lá đắp lên.

Cây rau đắng

Dịch chiết nước của rau đắng gây co bóp tử cung cô lập hay không cô lập của súc vật cái, làm tăng thời gian đông máu, tãng lượng nước tiểu.

Cây sòi

Sòi là một cây nhỡ, cao chừng 4-6m sống lâu năm. Thân màu xám, lá mọc so le, sớm rụng, cuống dài 3-7cm, phiến lá hơi hình quả trám dài, rộng 3 - 9cm.

Cây mộc thông

Mộc thông là một vị thuốc dùng chữa tiểu tiện khó, thủy thũng, ít sữa. Ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc. Phụ nữ có thai và những người tiểu tiện quá nhiều không dùng được.

Cây mùi tây

Mùi tây vốn không có ở Việt Nam, mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn. Người ta dùng quả, rễ và lá làm thuốc. Quà và rễ thường dùng khô.

Cây cam xũng

Người ta dùng lá thu hái quanh năm. Hái về phơi, hay sấy khô. Không phải chế biến gì đăc biệt. Rễ hái về rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cây dây chặc chìu

Dây chặc chìu là một cầy nhỏ leo, dài 3 đến 5m hay hơn, có nhiều cành, có lông. Lá dai, nháp hình bầu dục, mép có răng cưa, phiến lá hẹp về phía cuống.

Cây cơm cháy

Tại một số vùng người ta dùng cành và lá cây cơm cháy tắm cho phụ nữ mới sinh nở. Quả làm thuốc lọc máu, thông tiểu và nhuận tràng.

Cây Actiso

Hoạt chất của actisô hiện chưa xác định. Mới xác định trong lá actisô có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định.

Cây dứa dại

Đọt non và rễ được dùng trong nhân dân làm thuốc thông tiểu dùng trong những trường hợp đái dắt, đái ra sỏi, sạn. Còn dùng đắp chữa lòi dom.

Chua me đất hoa vàng

Trong nhân dân, dùng toàn cây chua me sao vàng sắc uống chữa sốt và chữa lỵ: Tại Ấn Độ, Philipìn, nhân dân dùng chữa bệnh scobut. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện.