Cây dứa bà
Một số nơi nhân dân dùng lá sắc chữa sốt, lợi tiểu. Thân và lá phơi khô, thái nhỏ ngâm rượu uống giúp sự tiêu hóa, chữa đau nhức, thấp khớp. Dùng ngoài giã nát lá đắp lên.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là thùa, lưỡi lê, dứa Mỹ, nil pisey (Campuchia), sisal, agave (Pháp).
Tên khoa học Agave americana Lin.
Thuộc họ Thủy Tiên Amaryllidaceae.
Dứa bà trước đây chủ yếu chỉ được khai thác lấy sợi, một số bộ phận được dùng làm thuốc. Gần đây được một số nước khai thác làm nguyên liệu chiết hecogenin, dùng làm nguyên liệu bán tổng hợp các thuốc loại coctizon.
Mô tả cây
Cây dứa bà
Dứa bà là một loại cây sống dai do thân rễ, thân trên mặt đất ngắn, lá hình kiếm dài 1,2- 1,5m, quãng giữa rộng 13cm, ngọn lá có gai to, nhọn, rắn, dài khoảng 1,5cm. Gai ở mép lá có màu đen, bóng như sừng. Mỗi cây có khoáng 30-50 lá, mọng nước, mỗi lá có thể cân nặng 1,5kg. Sau nhiều năm (10-15 năm) cây ra hoa. Hoa đính trên một trục lớn, thẳng đứng, mọc từ giữa vòng lá. Trục hoa cao 4-6cm, có khì tới 10m, trên có tới hàng nghìn hoa. Sau khi cây ra hoa thì cây lụi đi. Hoa màu xanh, nhị mọc thò ra ngoài.
Người ta đã thống kê thấy có khoảng 300 loài Agave, vào khoảng 60% số loài này có chứa hecogenin, nhưng những loài được khai thác vừa để lấy sợi vừa để chiết heocogenin là các loài Agave americana, Agave sisaỉana Perr., Agave f.ourecroydes Lem, đều nguổn gốc Mêhicô (Trung Mỹ).
Phân bố, thu hái và chế biến
Dứa bà vốn nguồn gốc Bắc và Trung Mỹ, nhưng hiện nay được phát triển trồng ở khắp những vùng khô cằn các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Nổi tiếng nhất hiện nay là dứa bà trồng và khai thác tại các nước Tănganika, Kênya, Angôla, Braxin, Mêhicô...
Ở Việt Nam dứa bà được trồng làm cảnh, làm hàng rào, một số nơi trồng lấy sợi, nhiều nhất tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây... Cây mọc rất tốt ở những đồi đất đỏ, khô cằn, cho nên ta có thế nghiên cứu cho trồng lớn tại những vùng đồi trọc hiện đang bỏ hoang tại nhiều tỉnh ở Việt Nam.
Sau khi trồng ba năm, có thể bắt đầu thu hoạch lá. Tại những vùng đất thích hợp, người ta có thể thu hái hai đến ba lứa lá trong một năm, mỗi cây có thể thu hoạch 5-6 năm liền. Sau đó trồng lại. Tại một số nước miền đông châu Phi, hàng năm có thể thu hoạch để chế khoảng 10 vạn tấn sợi dứa bà dùng làm thảm chùi chân, bện dây thừng chạc, dệt vài thô, bảo tải...
Nước ép từ lá có chất ngọt, trước đây ở một số nước được nhân dân dùng cho lên men thành một thứ rượu. Tại Mêhicô rượu này được nhân dân gọi là rượu puncơ (pulque) còn có tên là “vang dứa bà” (vin d’agave), nếu đem cất thì được rượu gọi là rượu mescal.
Lá sau khi ép, đem ngâm và tước lấy sợi. Thân có lõi có thể dùng làm nút chai.
Muốn khai thác dứa bà làm nguồn chế hecogenin, hoặc là người ta ép lá dứa bà (được khoảng 60% trọng lượng lá), đem cô nước ép này đến độ cao mềm rồi đưa về chiết lấy hecogenin. Cũng có nơi không cồ mà để dịch ép lên men, được một thứ bùn cặn chứa từ 5 đến 10% hecogenin. Đưa về nhà máy để chiết xuất.
Một số vùng nhân dân dùng thần và rễ làm thuốc chữa sốt, dùng ngoài làm thuốc sát trùng, chữa vết loét.
Thành phần hóa học
Trong lá dứa bà có rất nhiều đường khử, sacaroza, chất nhầy, vitamin C và các saponozit, steroit trong đó thành phần chủ yếu là hecogenin và tigogenin. Trong lá cây đã trưởng thành, theo Dawidar và Fayez (1961) có 0,17% hecogenin, trong lá cây đã trổ hoa, hàm lượng có thể lên tới 0,23%, trong lá non và củ trên cán hoa có 0,07% hecogenìn, nhưng hàm lượng tigogenin lại nhiều hơn.
Hecogenin đuợc Marker chiết lần đầu tiên từ cây Hectia texenxis s. Wats thuộc họ Dứa (Bromeỉiaceae) vào năm 1943. Chỉ gần đây hecogenin mới được khai thác từ dứa bà. Muốn chiết hecogenin tù cao mềm hay từ bùn lắng ở dịch ép lá dứa bà, người ta thúy phân cao mềm hoặc bùn bằng axit. Sau đó người ta chiết hecogenin và tigogenin và các saponozit khác bằng heptan nóng hoặc bằng butanol bão hòa nước. Tinh chế ta sẽ được hecogcnin và tigogenin tinh khiết.
Năm 1974, Ngô Vân Thu và cộng sự (Dược học, 1974, 6, 4-7) đã chiết từ 50kg lá dứa bà thu hái ở vùng Thị Cầu (Bác Ninh), chiết được 48g saponozit toàn phần và từ 48g saponozit toàn phần này chiết được 14,6 hecogenin (tính ra là 0,03% trên nguyên liệu lá tươi).
Công dụng và liều dùng
Hiện nay ở Việt Nam dứa bà mới được trồng chủ yếu để làm cảnh, làm hàng rào và một số nơi dùng lấy sợi.
Một số nơi nhân dân dùng lá sắc chữa sốt, lợi tiểu. Thân và lá phơi khô, thái nhỏ ngâm rượu uống giúp sự tiêu hóa, chữa đau nhức, thấp khớp. Dùng ngoài giã nát lá đắp lên những vết thương vết loét.
Ta nên nghiên cứu để khai thác làm nguồn nguyên liệu chiết heogenin để từ đó bán tổng hợp các thuốc loại coctìzon.
Đơn thuốc có dứa bà
Rễ cây dứa bà rừa sạch, thái mỏng phơi hay sao vàng. Cân đủ 100g, thêm vào 1 lít rượu 30°, ngâm trong 15 hôm đến một tháng. Ngày uống hai lần, mỗi lần 1 đến 2 thìa nhỏ (5-10ml). Giúp sự tiêu hóa, chữa đau nhức, thấp khớp.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây móng lưng rồng
Theo tài liệu cổ móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.
Cây râu mèo
Nước sắc hay nước pha lá râu mèo làm tăng lương nước tiểu, đồng thời tăng cả lượng clorua, lượng urê và lượng axit uric.
Cây mộc tặc
Mộc tặc là một vị thuốc dùng trong nhân dân, có tác dụng lợi tiểu và cầm máu dùng trong bệnh chảy máu ruột và bệnh trĩ, còn dùng chữa đau mắt, ho hen, lỵ ra máu.
Cây thòng bong
Trong nhân dân dùng toàn cây thòng bong sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa đi tiểu khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuôc lợi sữa.
Cây thông thảo
Tính vị theo tài liệu cổ có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai, kính phế và vị. Có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, hạ sữa. Dùng chữa thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, ít sữa.
Cây côn bố
Hiện nay côn bố cũng chỉ thấy được dùng trong y học cổ truyền chữa những bệnh mà y học khoa học xác định do thiếu iốt và những bệnh đã kể trên. Ngày dùng 4 đến 12g.
Cây rau dừa nước
Dừa nước là một cây mọc bò hay mọc nổi trên mặt nước, bén rễ ở các mấu và có phao nổi, xốp hình trứng. Lá hình trứng hay hơi thuôn, đến cuống hơi hẹp lại.
Râu ngô
Râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm.
Cây mộc thông
Mộc thông là một vị thuốc dùng chữa tiểu tiện khó, thủy thũng, ít sữa. Ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc. Phụ nữ có thai và những người tiểu tiện quá nhiều không dùng được.
Cây mã thầy
Củ mã thầy, miền Nam gọi là củ năng, to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi được nấu chè ăn cho mát.
Cây rau đắng
Dịch chiết nước của rau đắng gây co bóp tử cung cô lập hay không cô lập của súc vật cái, làm tăng thời gian đông máu, tãng lượng nước tiểu.
Cây cơm cháy
Tại một số vùng người ta dùng cành và lá cây cơm cháy tắm cho phụ nữ mới sinh nở. Quả làm thuốc lọc máu, thông tiểu và nhuận tràng.
Cây kim tiền thảo
Thuốc dùng theo kinh nghiệm nhân dân, chủ yếu chữa bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu.
Cây cỏ chỉ
Cây cỏ ống mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. ở các nước khác cây này thường dùng để giả mạo hay dùng cùng với cây Agropyrum repens Beauv.
Cây hoa hiên
Hoa hiên là một loại cò sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch.
Cây bấc đèn (đăng tâm thảo)
Mùa thu cắt toàn cây về, rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô mà dùng, còn gọi là đăng tám thảo hay đăng tâm hoặc hắc đèn để làm thuốc.
Cây dứa
Ngoài quả dứa dùng để ăn, dứa gần đây đã trở thành nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh.
Cây cam xũng
Người ta dùng lá thu hái quanh năm. Hái về phơi, hay sấy khô. Không phải chế biến gì đăc biệt. Rễ hái về rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô.
Cây dưa chuột
Dưa chuột chủ yếu được trồng để làm thức ăn, làm thuốc ở Ấn Độ và Ai Cập ít nhất từ trên 4.000 năm. Việc sử dụng này được lan truyền từ những nước ấy đến các dân tộc.
Cây dây chặc chìu
Dây chặc chìu là một cầy nhỏ leo, dài 3 đến 5m hay hơn, có nhiều cành, có lông. Lá dai, nháp hình bầu dục, mép có răng cưa, phiến lá hẹp về phía cuống.
Cây nghệ
Khi tiêm 5ml dung dịch clohydrat cao nghệ vào chó đã gây mê thì thấy tác dụng xúc tiến sự bài tiết nước mật, nếu tiêm tới 15 - 20ml, có thể đưa đến huyết áp hạ.
Cây khế rừng
Khế rừng được dùng theo kinh nghiệm dân gian, làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, còn dùng chữa đi tiểu nước tiểu vàng, đỏ, đái rắt, mụn nhọt.
Cây mùi tây
Mùi tây vốn không có ở Việt Nam, mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn. Người ta dùng quả, rễ và lá làm thuốc. Quà và rễ thường dùng khô.
Cây lá tiết dê
Trong rễ, Fluckiger đã chiết được một ancaloit có vị đắng gọi là cisampelin hay pelosìn với tỷ lệ 0,5%. Chất này giống becberin. Cisampelin tan trong dung dịch no axit clohyđric.
Nấm phục linh
Chưa rõ hoạt chất là gì. Tuy nhiên, trong phục linh người ta đã phân tích có chất đường đặc biệt của phục linh: Pachymoza, glucoza, fructoza và chất khoáng.