Cây dành dành

2015-09-18 11:56 AM

Trong dành dành có một glucozit màu vàng gọi là gacdenin. Khi thủy phân, cho phần không đường gọi là gacdenidin tương tự với chất α croxetin, hoạt chất của vị hồng hoa.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là sơn chi tử, chi tử.

Tên khoa học Gardenia iasmìnoìdes Ellis.

Thuộc họ Cà phê Ruhìaceae.

Cây dành dành cho ta vị thuốc gọi là chi tử. Chi từ (Fructus Gardeniae) là quả dành dành chín phơi hay sấy khô.

Chi là chén đựng rượu, tử là quả hay hạt, vì quả dành dành giống cái chén uống rượu ngày xưa.

Gardenia là tên nhà y học kiêm bác học, Florida là nhiều hoa.

Mô tả cây

 Cây dành dành

Cây dành dành

Dành dành là một loại cây nhỏ, cao chừng 1- 2m thường xanh tốt quanh năm, thân thẳng nhẵn. Lá mọc đối, có lá kèm to, mặt trên màu sẫm, bóng. Hoa mọc dơn độc, cánh hoa màu trắng, không cuống, có mùi thơm. Nở vào mùa hè. Quả hình chén với 6-9 góc, có 2-5 ngăn, khi chín có màu vàng đỏ, chứa rất nhiều hạt, mùi thơm vị đắng.

Phân bố, thu hái và chế biến

Dành dành mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở miền Bắc Việt Nam. Tại miền núi, dành dành thường thấy mọc hoang ở ven suối. Tại đồng bằng, nhân dân thường trồng làm cảnh và lấy quả làm thuốc hay để nhuộm bánh trái thành màu vàng (bánh xu xê, thạch). Dành dành còn thấy mọc ở Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản.

Vào tháng 8-11, quá chín, hái về ngắt bỏ cuống, để trong 5 phút rồi phơi hay sấy khô. Quả dành dành rất hút ẩm, cho nên thường xuyên kiểm tra, thấy ẩm phải phơi hay sấy khô lại tránh ẩm mốc.

Khi dùng có thể dùng sống (không chế biến gì thêm cả), có thể sao cho hơi sẫm màu hoặc có thể sao cháy đen nhưng chưa thành tro (tồn tính). Trong đồng y cho rằng để sống có tác dụng thanh nhiệt (chữa sốt), sao vàng để tả hỏa (nóng trong người), sao đen để cầm máu.

Thành phần hóa học

Trong dành dành có một glucozit màu vàng gọi là gacdenin. Khi thủy phân, cho phần không đường gọi là gacdenidin tương tự với chất α croxetin, hoạt chất của vị hồng hoa.

Ngoài ra, trong dành dành còn có tanin, tinh dầu, chất peclin.

α-croxetin là một sắc tố màu vàng, độ chảy 273°c, không tan trong phần lớn dung môi hữu cơ, tác dụng với natri, canxi và amoniac cho muối có tinh thể.

Trong dành dành có chứa 10 đến 20% manit.

Tác dụng dược lý

Đối với lượng sác tố mật. Năm 1951, Lý Hy Thần (Trung Hoa tân y học báo, 2 (9): 660- 669) báo cáo, nếu buộc chặt ống mật của thỏ rồi cho thỏ uống cao nước dành dành, thì lượng sắc tố mật trong máu sẽ giảm xuống. Lượng cao dành dành càng tăng thì lượng sắc tố mật trong máu càng giảm nhiều.

Nếu cho uống dành dành liên tục với liều ca vừa đúng rồi mối thắt chặt ống mật thì sẽ thâ kết quả rõ rệt hơn.

Cao rượu dành dành cũng cho kết quả tươn tự nhưng so với cao nước thì hơi kém hơn.

Đối với lượng phân tiết nước mật cúa thỏ, ca nước dành dành cũng có tác dụng như cao rượu.

Năm 1954 (Nhật Bàn dược lý học tạp chí, 5 (1): 25-26) một tác giả Nhật Bản nghiên cứu tác dụng muối natri trong dành dành trên chuột bạch nhỏ và thỏ đã chứng minh những chất có tác dụng làm tăng lượng mật phân tiết và ức chế sắc tố mật xuất hiện trong máu.

Tác dụng không sình. Một số tác giả khác (Trung Hoa V học tạp chí 1952, 38, 4 và Trm Hoa bì phu khoa tạp chí 1957, 4) có nghiên cứu và thấy nước sắc chi tử có tác dụng kháng sinh đối với một số vi trùng.

Công dụng và liều dùng

Dành dành là một vị thuốc được dùng từ lâu trong đông y. Theo các tài liệu cổ quả dành dành có vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh tâm, phế và tam tiêu có tác dụng làm thanh nhiệt (chữa sốt), tà hỏa, lợi tiểu, cầm máu, dùng trong bệnh sốt, người bồn chồn, khó ngủ, miệng khát, họng đau, mắt đỏ, da vàng, tiểu tiện khó khăn, ứ huyết, máu cam, lỵ ra máu tiểu tiện ra máu.

Ngày dùng 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.

Còn dùng làm thuốc đắp lên những nơi sưng đau do đòn, do bị tổn thương; giã nát, thêm nước rồi đắp lên nơi sưng đau.

Lá dành dành được nhân dân ta hay dùng giã nát đắp lên mắt đỏ đau.

Màu vàng của dành dành không độc, nhân dân ta vẫn dùng nhuộm thức ăn như bánh xu xê, thạch.

Đơn thuốc có dành dành

Xirô nhân trần: Nhân trần 24g, chi tử 12 nước 600ml, sắc còn 100ml, thêm đường Ví cho đủ thành xirô. Chia 3 lần uống trong ngì chữa vàng da, vàng mắt, viêm gan.

Chì tử hoàng nghiệt bì thang: Chi tử 5g, hoàng nghiệt (tên khác của hoàng bá) 5g, cam thảo 2g, nước 600ml, đun sôi trong nứa giờ, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày chữa người bị vàng da, vàng mắt, sốt, tâm phiền muộn,

Chữa bỏng do nước: Chi tử đốt thành than hòa với lòng trắng trứng gà bôi lên nơi bỏng.

Chữa trẻ con sốt nóng điên cuồng ăn không được: Chi tử 7 quả, đậu sị 20g, thêm 400ml nước sắc còn 200ml, chia 3-4 lần uống trong ngày.

Đổ máu cam: Chi tử đốt ra than, thổi vào mũi.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây dây chặc chìu

Dây chặc chìu là một cầy nhỏ leo, dài 3 đến 5m hay hơn, có nhiều cành, có lông. Lá dai, nháp hình bầu dục, mép có răng cưa, phiến lá hẹp về phía cuống.

Cây lõi tiền

Dây lõi tiền còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn (đái dắt), phù nề, có nơi còn dùng chữa ho.

Cây đậu đen

Đậu đen được nhân dân miền Bắc trồng nhiều để lấy hạt nấu chè đậu đen hoặc thổi xôi. Hạt cũng hay được dùng trong việc chế thuốc và làm thuốc.

Cây mía

Vỏ cây mía chứa chất béo gồm axit oleic, axit linolic, axitpanmatic.axit stearic và axit capronic. Ngoài ra còn lexitin, phytosterin.

Cây cơm cháy

Tại một số vùng người ta dùng cành và lá cây cơm cháy tắm cho phụ nữ mới sinh nở. Quả làm thuốc lọc máu, thông tiểu và nhuận tràng.

Cây rau dừa nước

Dừa nước là một cây mọc bò hay mọc nổi trên mặt nước, bén rễ ở các mấu và có phao nổi, xốp hình trứng. Lá hình trứng hay hơi thuôn, đến cuống hơi hẹp lại.

Cây cỏ tranh

Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15- 30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mạt trên, nhẵn ở mặt dưới.

Cây khế rừng

Khế rừng được dùng theo kinh nghiệm dân gian, làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, còn dùng chữa đi tiểu nước tiểu vàng, đỏ, đái rắt, mụn nhọt.

Đại phúc bì

Tác dụng thông tiểu tiện rất rõ rệt, thường dùng chữa các bệnh phù toàn thân, nhất là bụng.Trong đại phúc bì có những ancaloit trong hạt cau như arecolin, arecaidin.

Cây cói

Cói là một loại cây mọc ở nơi ẩm ướt, có thân rễ (thường gọi là củ cói) mọc bò ngầm dưới đất, ăn sâu 0,50-1m. Thân khí sính nhỏ nhẵn, mọc đứng.

Râu ngô

Râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm.

Cây hoa hiên

Hoa hiên là một loại cò sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch.

Cây xương sáo

Cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở vùng An Giang Châu Đốc để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát.

Cây mã đề

Mã đề mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở khắp Việt Nam. Muốn bảo đảm nhu cầu cần đặt vấn đề trồng. Trồng bằng hạt chọn ở những cây to khỏe, hạt mẫm đen.

Mật lợn mật bò

Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc dem tinh chế thành cao mật bò.

Cây lưỡi rắn

Người ta dùng toàn cây, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, mùa thu lúc cây có hoa. Hái vế phơi khô hay sao vàng mà dùng.

Nấm phục linh

Chưa rõ hoạt chất là gì. Tuy nhiên, trong phục linh người ta đã phân tích có chất đường đặc biệt của phục linh: Pachymoza, glucoza, fructoza và chất khoáng.

Cây găng

Thường trồng để lấy gỗ mịn dai, màu nhạt để tiện những con quay trẻ chơi, trục xe và làm lược. Quả hái về phơi hay sấy khô dùng để giặt quần áo tơ lụa, gội đầu.

Cây chỉ thiên

Thường người ta hái toàn cây vào lúc đang có hoa. Hái về thái nhỏ, sao vàng cho hơi khô vàng mà dùng. Có khi người ta chỉ hái về phơi khô dùng dần.

Cây cỏ may

Cỏ may mọc hoang ở khắp nơi trong Việt Nam. Còn mọc ở các nước khác vùng châu Á như ấn độ, Thái Lan, Miến Điện, nam Trung Quốc.

Cây đa

Dùng tua rễ đa làm thuốc lợi tiểu dùng trong những trường hợp xơ gan kèm cổ trướng với liều 100-150g tươi trên người lớn trong 1 ngày dưới dạng thuốc sắc.

Cây dứa

Ngoài quả dứa dùng để ăn, dứa gần đây đã trở thành nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh.

Cây trạch tả

Chủ yếu làm thuốc thông tiểu chữa bệnh thủy thũng trong bệnh viêm thận. Ngày dùng từ 10 đến 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Cây bòn bọt

Mọc hoang ở khắp nơi, nhưng hiện nay mới thấy khai thác ở Bắc Giang. Hái cành và lá về phơi khò, để dành khi cần dùng đến. Không cần chế biến gì đặc biệt.

Cây mộc thông

Mộc thông là một vị thuốc dùng chữa tiểu tiện khó, thủy thũng, ít sữa. Ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc. Phụ nữ có thai và những người tiểu tiện quá nhiều không dùng được.