Cây côn bố
Hiện nay côn bố cũng chỉ thấy được dùng trong y học cổ truyền chữa những bệnh mà y học khoa học xác định do thiếu iốt và những bệnh đã kể trên. Ngày dùng 4 đến 12g.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là hải đới, nga chưởng thái.
Côn bố là toàn cây khô của một loại tảo dẹt có tên khoa học là Laminaria ìaponica. Areschong thuộc họ Côn bố (Lamìnarìaceae), người ta cũng còn dùng toàn cây khô của cây nga chường thái. Eckỉonia kurome Oskam thuộc họ Tảo có cánh (Aỉariaceae), hoặc của một loại tảo Undarìa pinnatiỷida (Harv.). Suring thuộc cùng họ Tảo có cánh (Alariaceae).
Côn có nghĩa là cùng, là giống, bố là vải vì vị thuốc này dài như tấm vải cho nên đặt tên như vậy.
Mô tả cây
Cây côn bố
Côn bố Laminaria japonica là một loại tảo dẹt, màu nâu, có những móc để bám vào tảng đá ngoài biển, một bộ phận hình trụ nom như thân và một bộ phận dẹt và dài nom như lá. Bộ phận giống như lá của côn bố dài khoảng 60cm, rộng 5-6cm, giữa dày, mép mỏng thành hình lượn sóng. Phần lá dẹt của nga chưởng thái dài rộng khoảng 15-30cm, dày 1,5-2mm, hai cánh xẻ như lông chim, thùy hình lưỡi dài, mép có răng cưa nhỏ.
Phân bố thu hái và chế biến
Cho đến nay vị côn bố chưa thấy được khai thác ở Việt Nam. Ta vẫn thường nhập vị này của Trung Quốc. Theo những tài liệu của Trung Quốc thì côn bố là loại tảo mọc hoang dại chủ yếu ở những vùng biển ở Liêu Ninh, Sơn Đông, Phúc Kiến. Theo những tài liệu cũ ở ven biển Việt Nam có thể có loài côn bố Laminaria flexicaulis nhưng chưa thấy nói được khai thác.
Vào hai mùa hạ và thu người ta tổ chức vớt côn bố ở biển, đưa lên bờ rửa sạch bớt nước mặn và tạp chất rồi phơi khô là được.
Vị thuốc cuộn khúc lại thành cuộn hoặc bó lại thành từng bó tùy theo loại tảo mà vị thuốc có màu nâu xanh hay đen nâu, mặt ngoài thường phủ một ít tinh thể muối, mùi tanh, vị mặn.
Khi dùng người ta nhặt hết tạp chất, dùng nước rửa sạch, vớt ra để phơi hơi khô, đem cắt nhỏ thành sợi, rồi phơi khô hẳn để dùng.
Trước đây ở châu Ắu, người ta lấy bộ phận nom như thân của côn bố đem tiện thành từng thỏi hình trụ như bút chì, rồi phơi khô tiệt trùng, đóng trong những ống thủy tinh gắn kín dùng trong khoa sản để nong tử cung. Khi gặp nước, hút nước tăng thể tích tớí 7-8 lần. Tại các hiệu thuốc tây trước đây có bán loại thuốc này với tên lamine (laminaire) dùng để nong rộng tử cung.
Thành phần hóa học
Trong côn bố có tới 60% hydrat cacbon, trong hydrat cacbon thành phần chủ yếu là angin, lactozan và pentozan. Ngoài ra còn chứa vitamin, protit và một ít chất béo. Tro toàn phần 14% trong đó có iot, kali, sắt, canxi.
Algin (do Stanfort tìm ra từ năm 1880) gồm chủ yếu là muối natri của axit anginic. Axìt anginic lại là một axit polymannuronic gồm nhiều đơn vị axit D-manuronic dưới dạng pyranoza liên kết với nhau ở 1 -4.
Công dụng và liều dùng
Côn bố được dùng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Trong những tài liệu cổ tính vị của côn bố như sau: Vị mặn, tính hàn hoạt, có tác dụng làm mềm các chỗ cứng rắn, tích tụ (nhuyễn kiên), lợi thủy, dùng chữa bệnh tràng nhạc, bướu cổ, thủy thũng, tích tụ (hòn cục), đau sưng dịch hoàn.
Hiện nay côn bố cũng chỉ thấy được dùng trong y học cổ truyền chữa những bệnh mà y học khoa học xác định do thiếu iốt và những bệnh đã kể trên. Ngày dùng 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Ngoài côn bố, như trên đã nói tây y còn dùng trụ thân giả của côn bố làm vật nong rộng tử cung. Nhưng hiện nay cũng ít dùng.
Tây y còn dùng bột côn bố như một vị thuốc chứa iốt hữu cơ và như vị thạch làm thuốc nhuận tràng do tác động cơ học.
Trong công nghiệp côn bố dùng làm nguyên liệu chế angin và anginat và đôi khi chế I ot.
Bài viết cùng chuyên mục
Chua me đất hoa vàng
Trong nhân dân, dùng toàn cây chua me sao vàng sắc uống chữa sốt và chữa lỵ: Tại Ấn Độ, Philipìn, nhân dân dùng chữa bệnh scobut. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện.
Cây thốt nốt
Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền.
Cây mã đề
Mã đề mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở khắp Việt Nam. Muốn bảo đảm nhu cầu cần đặt vấn đề trồng. Trồng bằng hạt chọn ở những cây to khỏe, hạt mẫm đen.
Cây bấc đèn (đăng tâm thảo)
Mùa thu cắt toàn cây về, rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô mà dùng, còn gọi là đăng tám thảo hay đăng tâm hoặc hắc đèn để làm thuốc.
Đại phúc bì
Tác dụng thông tiểu tiện rất rõ rệt, thường dùng chữa các bệnh phù toàn thân, nhất là bụng.Trong đại phúc bì có những ancaloit trong hạt cau như arecolin, arecaidin.
Cây cà dái dê tím
Cây được trồng khắp nơi để lấy quả làm thức ăn. Người ta còn dùng quả làm thuốc. Quả làm thức ăn hay làm thuốc thu hái như nhau. Rễ đào về rửa sạch.
Cây rau muống
Trồng ở khắp nơi trong Việt Nam dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chù yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.
Cây xương sáo
Cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở vùng An Giang Châu Đốc để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát.
Cây cỏ chỉ
Cây cỏ ống mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. ở các nước khác cây này thường dùng để giả mạo hay dùng cùng với cây Agropyrum repens Beauv.
Cây rau dừa nước
Dừa nước là một cây mọc bò hay mọc nổi trên mặt nước, bén rễ ở các mấu và có phao nổi, xốp hình trứng. Lá hình trứng hay hơi thuôn, đến cuống hơi hẹp lại.
Cây cỏ bợ
Nhân dân có nơi hái về làm món rau ăn sống. Có khi hái về sao vàng hoặc phơi khô, sắc đặc uống làm thuốc mát thông tiểu tiện, chữa bạch đới, khí hư, mất ngủ.
Nấm phục linh
Chưa rõ hoạt chất là gì. Tuy nhiên, trong phục linh người ta đã phân tích có chất đường đặc biệt của phục linh: Pachymoza, glucoza, fructoza và chất khoáng.
Cây Actiso
Hoạt chất của actisô hiện chưa xác định. Mới xác định trong lá actisô có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định.
Cây rau om
Nhân dân Malaixia và Inđônêxya cũng dùng làm gia vị, giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm. Còn làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thát bụng, còn dùng giã đắp lên vết thương.
Cây rau đắng
Dịch chiết nước của rau đắng gây co bóp tử cung cô lập hay không cô lập của súc vật cái, làm tăng thời gian đông máu, tãng lượng nước tiểu.
Cây bòn bọt
Mọc hoang ở khắp nơi, nhưng hiện nay mới thấy khai thác ở Bắc Giang. Hái cành và lá về phơi khò, để dành khi cần dùng đến. Không cần chế biến gì đặc biệt.
Mật lợn mật bò
Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc dem tinh chế thành cao mật bò.
Cây cơm cháy
Tại một số vùng người ta dùng cành và lá cây cơm cháy tắm cho phụ nữ mới sinh nở. Quả làm thuốc lọc máu, thông tiểu và nhuận tràng.
Cây chua me lá me
Cụm hoa gầy, thường ngắn hơn lá, có lông, hoa màu vàng. Quả nang có đài tồn tại, 5 ngăn. Hạt màu đen, nhỏ hình cầu, trên có những bướu, xếp không trên một đường thẳng.
Râu ngô
Râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật giảm đi, lượng bilirubin trong máu cũng giảm.
Cây móng lưng rồng
Theo tài liệu cổ móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.
Cây chanh trường
Cây mọc hoang dại và được trồng ở một số vùng miền núi để lấy quả làm gia vị. Làm thuốc, người ta dùng lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Cây lõi tiền
Dây lõi tiền còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn (đái dắt), phù nề, có nơi còn dùng chữa ho.
Cây khế rừng
Khế rừng được dùng theo kinh nghiệm dân gian, làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, còn dùng chữa đi tiểu nước tiểu vàng, đỏ, đái rắt, mụn nhọt.
Cây cỏ may
Cỏ may mọc hoang ở khắp nơi trong Việt Nam. Còn mọc ở các nước khác vùng châu Á như ấn độ, Thái Lan, Miến Điện, nam Trung Quốc.