Cây cói
Cói là một loại cây mọc ở nơi ẩm ướt, có thân rễ (thường gọi là củ cói) mọc bò ngầm dưới đất, ăn sâu 0,50-1m. Thân khí sính nhỏ nhẵn, mọc đứng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là lác.
Tên khoa học Cyperus malaccensis Lamk.
Thuộc họ Cói Cyperaceae.
Mô tả cây
Cây cói
Cói là một loại cây mọc ở nơi ẩm ướt, có thân rễ (thường gọi là củ cói) mọc bò ngầm dưới đất, ăn sâu 0,50-1m. Thân khí sính nhỏ nhẵn, mọc đứng, có thể cao 1-2m. Tiết diện tròn (loại cói hoa trắng hoặc cói hoa nâu) hoặc hình ba cạnh (cói ba cạnh). Thân khí sinh của cói hoa nâu to hơn cói hoa trắng. Thần khí sinh của cói ba cạnh thấp cứng và dòn hơn hai loại trên. Ruột cói đặc nhưng xốp. Lá bé mọc sát đến ngọn thân, phiến hẹp và dài. Hoa lưỡng tính. Mọc thành bông nhỏ ở nách lá. Như trên đã nói có ba loại cói: Cói hoa trắng, cói hoa nâu và cói ba cạnh. Hoa màu trắng hay nâu. Quả rất nhỏ. Hạt cói thường không dính vào thành quả. Hạt có khả năng nẩy mầm nhưng ít được sử đụng để gieo trồng phát triển. Thường người ta trồng bằng thân rễ (củ cói).
Phân bố thu hái và chế biến
Cói thường mọc hoang và được trồng ở vùng ven biển, nhiều nhất ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, còn có thể mọc và trồng ở ven sông lớn. Tại miền Nam mọc nhiều ở Đồng Tháp Mười.
Chủ yếu nhân dân ta trồng cói để lấy thân cây làm chiếu hay làm lạt gói hàng. Một số vùng nhân dân đào lấy cù cói (thân rễ) về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô làm thuốc.
Thành phần hóa học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Công dụng và liều dùng
Cây cói chủ yếu là một cây công nghiệp dùng làm chiếu, túi, lạt buộc.
Nhân dân một số vùng dùng cù cói thân rễ làm thuốc chữa bí tiểu tiện, thủy thũng, tích bụng báng, đau bụng, tiêu hóa kém.
Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc có củ cói
Thuốc thông tiểu: Củ cói 12g, bạch mao căn 8g, tỳ giải 12g, xa tiền tử 8g, mạch môn 16g, cạm thảo 4g, nước 600ml. Đun sôi, giữ sôi 15 phút chia ba lần uống trong ngày.
Chữa trẻ con gầy yếu: Củ cói (sao vàng) 40g, vỏ chuối tiêu chín (còn tươi) 240g, bột thịt cóc 40g. Sấy khô và tán nhỏ củ cói và vỏ chuối tươi. Trộn đều với bột thịt cóc, thêm kẹo mạch nha vào làm thành viên. Mỗi viên 4g. Ngày cho ăn 2 - 4 viên chia làm hai lần.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây móng lưng rồng
Theo tài liệu cổ móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.
Cây đậu chiều
Hạt đậu chiều được dùng làm thực phẩm, một nguồn protit thực vật như nhiều loại đậu khác. Nhưng phải chú ý tránh dùng những loại hạt chứa nhiều axit xyanhydric.
Cây dây chặc chìu
Dây chặc chìu là một cầy nhỏ leo, dài 3 đến 5m hay hơn, có nhiều cành, có lông. Lá dai, nháp hình bầu dục, mép có răng cưa, phiến lá hẹp về phía cuống.
Cây lõi tiền
Dây lõi tiền còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn (đái dắt), phù nề, có nơi còn dùng chữa ho.
Cây chua me lá me
Cụm hoa gầy, thường ngắn hơn lá, có lông, hoa màu vàng. Quả nang có đài tồn tại, 5 ngăn. Hạt màu đen, nhỏ hình cầu, trên có những bướu, xếp không trên một đường thẳng.
Cây thòng bong
Trong nhân dân dùng toàn cây thòng bong sắc uống làm thuốc thông tiểu tiện, chữa đi tiểu khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuôc lợi sữa.
Cây dứa dại
Đọt non và rễ được dùng trong nhân dân làm thuốc thông tiểu dùng trong những trường hợp đái dắt, đái ra sỏi, sạn. Còn dùng đắp chữa lòi dom.
Cây thốt nốt
Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền.
Cây dưa chuột
Dưa chuột chủ yếu được trồng để làm thức ăn, làm thuốc ở Ấn Độ và Ai Cập ít nhất từ trên 4.000 năm. Việc sử dụng này được lan truyền từ những nước ấy đến các dân tộc.
Cây sòi
Sòi là một cây nhỡ, cao chừng 4-6m sống lâu năm. Thân màu xám, lá mọc so le, sớm rụng, cuống dài 3-7cm, phiến lá hơi hình quả trám dài, rộng 3 - 9cm.
Cây côn bố
Hiện nay côn bố cũng chỉ thấy được dùng trong y học cổ truyền chữa những bệnh mà y học khoa học xác định do thiếu iốt và những bệnh đã kể trên. Ngày dùng 4 đến 12g.
Mật lợn mật bò
Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc dem tinh chế thành cao mật bò.
Cây mã thầy
Củ mã thầy, miền Nam gọi là củ năng, to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi được nấu chè ăn cho mát.
Cây lưỡi rắn
Người ta dùng toàn cây, thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, mùa thu lúc cây có hoa. Hái vế phơi khô hay sao vàng mà dùng.
Cây cỏ chỉ
Cây cỏ ống mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. ở các nước khác cây này thường dùng để giả mạo hay dùng cùng với cây Agropyrum repens Beauv.
Cây thạch vĩ
Tính vị theo tài liệu cổ. Vị đắng ngọt, hơi hàn, vào hai kinh phế và bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, thông lâm, thanh thấp nhiệt. Làm thuốc lợi tiểu.
Cây mã đề
Mã đề mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở khắp Việt Nam. Muốn bảo đảm nhu cầu cần đặt vấn đề trồng. Trồng bằng hạt chọn ở những cây to khỏe, hạt mẫm đen.
Cây râu mèo
Nước sắc hay nước pha lá râu mèo làm tăng lương nước tiểu, đồng thời tăng cả lượng clorua, lượng urê và lượng axit uric.
Cây rau dừa nước
Dừa nước là một cây mọc bò hay mọc nổi trên mặt nước, bén rễ ở các mấu và có phao nổi, xốp hình trứng. Lá hình trứng hay hơi thuôn, đến cuống hơi hẹp lại.
Cây đậu đen
Đậu đen được nhân dân miền Bắc trồng nhiều để lấy hạt nấu chè đậu đen hoặc thổi xôi. Hạt cũng hay được dùng trong việc chế thuốc và làm thuốc.
Cây trạch tả
Chủ yếu làm thuốc thông tiểu chữa bệnh thủy thũng trong bệnh viêm thận. Ngày dùng từ 10 đến 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Cây thương lục
Cây thương lục mới di thực vào Việt Nam vào khoảng 10 năm trở lại đây. Trong Việt Nam, vốn có sẵn một loài có tên khoa học Phytolacca decandra L. nhưng ít phổ biến.
Cây dành dành
Trong dành dành có một glucozit màu vàng gọi là gacdenin. Khi thủy phân, cho phần không đường gọi là gacdenidin tương tự với chất α croxetin, hoạt chất của vị hồng hoa.
Cây thông thảo
Tính vị theo tài liệu cổ có vị ngọt, nhạt, tính hàn, vào hai, kính phế và vị. Có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, hạ sữa. Dùng chữa thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, ít sữa.
Cây mần tưới
Dùng trong, một số vùng dùng mần tưới ăn như một gia vị. Ngọn mần tưới non hái về rửa sạch ăn sống như rau thơm, hoặc mần tưới băm nhỏ đúc dồi chó, dồi lợn.