Cây cỏ may
Cỏ may mọc hoang ở khắp nơi trong Việt Nam. Còn mọc ở các nước khác vùng châu Á như ấn độ, Thái Lan, Miến Điện, nam Trung Quốc.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là bông cỏ, thảo tử hoa, trúc tiết thảo. Trin., (Andropogon aciculatus Retz. Rhaphii Tên khoa học Chrysopogon acicuỉatus (Retz.) trivialis Lour.).
Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramìneae).
Mô tả cây
Cây cỏ may
Cây cỏ may là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ cứng mọc bò. Thân mọc bò lan trên mặt đất, mọc đến đâu bén rễ đến đó: Những thân mọc thẳng lên cao 20-50cm, có nhiều đốt, đốt phía gốc ngắn hơn phía trén. Lá mọc so le, lá phía dưới mọc mau, lá phía trên mọc thưa hơn. Phiến lá hẹp dài 2-10cm, rộng 3-5mm, đầu nhọn, phía cuống tròn, nhẵn. Cụm hoa mọc thành chùy dài 5-10cm, màu tím than, có những nhánh mọc vòng mang hoa mọc thành bông dài 8mm. Quả khi chín có thể móc vào quần áo khi người ta đi qua do đó có tên cỏ may. Và cũng do hình thức này, cây lan từ vùng này sang vùng khác.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cỏ may mọc hoang ở khắp nơi trong Việt Nam. Còn mọc ở các nước khác vùng châu Á như ấn độ, Thái Lan, Miến Điện, nam Trung Quốc.
Thường ít dùng làm thuốc. Nhưng cũng có người dùng cây hái về phơi khô hay sao vàng, có người chỉ dùng quả.
Thành phần hóa học
Chưa có tài liệu nghiên cứu.
Công dụng và liều dùng
Cây cỏ may còn là một vị thuốc dùng trong nhân dân. Tại vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, có người dùng cỏ may chữa bệnh da vàng, mắt vàng, bệnh về gan như sau:
Toàn cây cỏ may cả rẽ rửa sạch, thái nhỏ sao vàng, 300g, nước nủa lít, sắc còn 250ml, chia làm nhiều lần uống trong ngày thay nước uống. Thường sau 4-5 ngày thấy có kết quả rõ rệt.
Theo sự điều tra của A. Sallet (1931) tại Vinh có người gọi cây này là nam hoàng liên và nhân dân ở Huế và một sổ tính miền Trung dùng nó chữa giun như sau: Quả cỏ may 20g sao vàng, sắc với 500ml nước cho sôi kỹ, sau đó lọc bỏ bã và cô đặc còn 150ml. Sau khi ăn cơm uống hết chỗ thuốc này để chữa giun đũa. Cần kiểm tra lại, chúng tôi chưa thấy lại kinh nghiệm này trong nhân dân.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây cơm cháy
Tại một số vùng người ta dùng cành và lá cây cơm cháy tắm cho phụ nữ mới sinh nở. Quả làm thuốc lọc máu, thông tiểu và nhuận tràng.
Cây đậu đỏ nhỏ
Thường dùng hiện nay chữa phù thũng, dùng ngoài giã nát đắp lên nơi mụn nhọt, sưng tấy. Ngày dùng 20 đến 40g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Cây tai chuột
Còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Người ta thường dùng để làm một vi thuốc mát có tác dụng thông tiểu tiện, chữa những trường hợp viêm ống tiểu tiện.
Cây kim tiền thảo
Thuốc dùng theo kinh nghiệm nhân dân, chủ yếu chữa bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, bệnh về thận, khó tiêu.
Cây cỏ chỉ
Cây cỏ ống mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. ở các nước khác cây này thường dùng để giả mạo hay dùng cùng với cây Agropyrum repens Beauv.
Cây chua me lá me
Cụm hoa gầy, thường ngắn hơn lá, có lông, hoa màu vàng. Quả nang có đài tồn tại, 5 ngăn. Hạt màu đen, nhỏ hình cầu, trên có những bướu, xếp không trên một đường thẳng.
Cây rau muống
Trồng ở khắp nơi trong Việt Nam dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chù yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.
Cây găng
Thường trồng để lấy gỗ mịn dai, màu nhạt để tiện những con quay trẻ chơi, trục xe và làm lược. Quả hái về phơi hay sấy khô dùng để giặt quần áo tơ lụa, gội đầu.
Cây thốt nốt
Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền.
Mật lợn mật bò
Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc dem tinh chế thành cao mật bò.
Cây cỏ tranh
Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15- 30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mạt trên, nhẵn ở mặt dưới.
Cây móng lưng rồng
Theo tài liệu cổ móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.
Cây chỉ thiên
Thường người ta hái toàn cây vào lúc đang có hoa. Hái về thái nhỏ, sao vàng cho hơi khô vàng mà dùng. Có khi người ta chỉ hái về phơi khô dùng dần.
Nấm phục linh
Chưa rõ hoạt chất là gì. Tuy nhiên, trong phục linh người ta đã phân tích có chất đường đặc biệt của phục linh: Pachymoza, glucoza, fructoza và chất khoáng.
Cây Actiso
Hoạt chất của actisô hiện chưa xác định. Mới xác định trong lá actisô có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định.
Cây dây chặc chìu
Dây chặc chìu là một cầy nhỏ leo, dài 3 đến 5m hay hơn, có nhiều cành, có lông. Lá dai, nháp hình bầu dục, mép có răng cưa, phiến lá hẹp về phía cuống.
Cây nàng nàng
Cây nhó, cành vuông phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7- 20cm, rộng 2,5 - 11cm.
Cây đa
Dùng tua rễ đa làm thuốc lợi tiểu dùng trong những trường hợp xơ gan kèm cổ trướng với liều 100-150g tươi trên người lớn trong 1 ngày dưới dạng thuốc sắc.
Cây dứa dại
Đọt non và rễ được dùng trong nhân dân làm thuốc thông tiểu dùng trong những trường hợp đái dắt, đái ra sỏi, sạn. Còn dùng đắp chữa lòi dom.
Đại phúc bì
Tác dụng thông tiểu tiện rất rõ rệt, thường dùng chữa các bệnh phù toàn thân, nhất là bụng.Trong đại phúc bì có những ancaloit trong hạt cau như arecolin, arecaidin.
Cây mộc thông
Mộc thông là một vị thuốc dùng chữa tiểu tiện khó, thủy thũng, ít sữa. Ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc. Phụ nữ có thai và những người tiểu tiện quá nhiều không dùng được.
Cây rau đắng
Dịch chiết nước của rau đắng gây co bóp tử cung cô lập hay không cô lập của súc vật cái, làm tăng thời gian đông máu, tãng lượng nước tiểu.
Cây cỏ bợ
Nhân dân có nơi hái về làm món rau ăn sống. Có khi hái về sao vàng hoặc phơi khô, sắc đặc uống làm thuốc mát thông tiểu tiện, chữa bạch đới, khí hư, mất ngủ.
Cây cam xũng
Người ta dùng lá thu hái quanh năm. Hái về phơi, hay sấy khô. Không phải chế biến gì đăc biệt. Rễ hái về rửa sạch thái mỏng phơi hay sấy khô.
Cây bấc đèn (đăng tâm thảo)
Mùa thu cắt toàn cây về, rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô mà dùng, còn gọi là đăng tám thảo hay đăng tâm hoặc hắc đèn để làm thuốc.