Cây bòn bọt
Mọc hoang ở khắp nơi, nhưng hiện nay mới thấy khai thác ở Bắc Giang. Hái cành và lá về phơi khò, để dành khi cần dùng đến. Không cần chế biến gì đặc biệt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là toán bàn tủ, chè bọt (Xuân Mai- Hà Tây).
Tên khoa học Glochidion eriocarpum Champ.
Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
Tên bòn bọt có thể do cây được nhân dân dùng chữa bệnh trẻ em đi ỉa có bọt. Cũng có thể do cây lắc với nước cho nhiều bọt.
Mô tả cây
Cây bòn bọt
Bòn bọt là một loại cây nhỏ, lá mọc so le, cành non có màu đỏ tím, rất nhiều lông ngắn, trắng, cành già có màu xanh nhạt. Phiến lá nguyên, hình trứng, thuôn, đáy lá tròn, đầu lá thuôn nhọn, dài 6-8cm, rộng 2-3cm, hai mật phiến có nhiều lông ngắn, màu trắng, mặt dưới nhiều lông hơn, thoạt trông giống như lá mơ lông, cuống lá ngắn 1-1,5mm, có 2 lá kèm nhỏ hình như 2 gai nhọn, mềm. Hoa rất nhỏ, đơn tính, mọc ở kẽ lá, thành cụm 3 hay 4 hoa một, 1 hoa đực, 2 hay 3 hoa cái. Hoa đực có cuống ngắn, màu trắng, dài 5mm; với 6 lá đài màu vàng nhạt. Đường kính của lá đài chỉ chừng 5mm, trên lá đài cũng có nhiều lồng nhỏ màu trắng. Hoa cái không có cuống, nhỏ hơn. Quả hình bánh xe, khi chín có màu đỏ, 4 đến 5 lá noãn. Mùa hoa vào các tháng 3-4.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang ở khắp nơi, nhưng hiện nay mới thấy khai thác ở Bắc Giang. Hái cành và lá về phơi khò, để dành khi cần dùng đến. Không cần chế biến gì đặc biệt.
Thành phần hóa học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ nghiên cứu, chúng tôi thấy có saponin, loại sterolic tanin. Những chất khác chưa rõ (Đỗ Tất Lợi, 4-1964).
Trong một loài bòn bọt Glochidion macrophyllum Benth. người ta chiết được friedelan, glochidon, glochidonol, glochidion, 3 sisosterol. Lá chứa 3 p friedelan, p sitosterol (J. Chem. Soc. (C), 1971, 1004 và Phytochemìsíry 1970, 9, 1099).
Công dụng và liều dùng
Có nơi dùng Lá giã vắt Lấy nước uống, bã đắp lên vết rắn độc cắn. Nếu chưa cứng hàm có thể nhai nuốt nước. Chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Bệnh viện quân y 108 và Bệnh viện Bắc Giang dùng chữa một số trường hợp phù thận do thiếu dinh dưỡng và phù suy tim có kết quả. Tuy những trường hợp theo dõi chưa nhiều, nhưng cách dùng đơn giản, kết quả rất khả quan.
Cách dùng như sau: 100g lá bòn bọt khô, sắc với 900ml nước, cô còn lại 300ml. Ngày dùng trung bình 100ml nước sắc tương dương với hơn 30g lá khô. Đã dùng điều trị 11 trường hợp phù thận kinh, khỏi phù 9 ca, còn 2 ca chết do phù toàn thân có cổ trướng bị phù đi, phù lại nhiều lần, lâu ngày urê huyết đã lên tới trên 1g/lít: chữa 8 ca phù suy tim khỏi 3, không khỏi 4, 1 ca chết do bệnh van tăng mạo vào viện đã nặng và chết sau 2 ngày vào viện. Điều trị 3 ca do phù thiếu dinh dưỡng, khỏi cả ba. Các tác giả đã đi tới kết luận ràng bòn bọt có tác dụng lợi tiểu rõ rệt, đặc biệt trên phù thận kinh và phù do thiếu dinh dưỡng, làm phù rút nhanh chóng (thường có tác dụng từ ngày thứ 2 thứ 3 trở đi), sau khi rút hết phù, số lượng nước tiểu có rút xuống, nhưng khqng phù trờ lại; trên phù thận sau khi khỏi phù, trong nước tiểu vẫn còn những chất bất thường, tuy định lượng có giảm hơn so với lúc chưa điều trị. Phù suy tim cho kết quả thất thường: Đới với trường hợp suy tim mớí, còn bù trừ được thì có kết quả, còn trong phù do suy tim lâu do các bệnh van tim thì không thấy có kết quả. Thời gian rút phù trung bình là 15 ngày với những ca phù toàn thân, là 7 ngày với những ca phù nhẹ ở chân và mặt. Các tác giả nhận xét không thấy biến chứng gì khác vế lâm sàng trong khi sử dụng bòn bọt (Lê Quang Mỹ và Huệ Liên, Bệnh viện Bắc Giang, Y học thực hành 8- 1963).
Bài viết cùng chuyên mục
Cây Actiso
Hoạt chất của actisô hiện chưa xác định. Mới xác định trong lá actisô có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định.
Cây râu mèo
Nước sắc hay nước pha lá râu mèo làm tăng lương nước tiểu, đồng thời tăng cả lượng clorua, lượng urê và lượng axit uric.
Đại phúc bì
Tác dụng thông tiểu tiện rất rõ rệt, thường dùng chữa các bệnh phù toàn thân, nhất là bụng.Trong đại phúc bì có những ancaloit trong hạt cau như arecolin, arecaidin.
Nấm phục linh
Chưa rõ hoạt chất là gì. Tuy nhiên, trong phục linh người ta đã phân tích có chất đường đặc biệt của phục linh: Pachymoza, glucoza, fructoza và chất khoáng.
Cây hoa hiên
Hoa hiên là một loại cò sống lâu năm, thân rễ rất ngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài 30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt có nhiều mạch.
Cây rau om
Nhân dân Malaixia và Inđônêxya cũng dùng làm gia vị, giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm. Còn làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thát bụng, còn dùng giã đắp lên vết thương.
Cây rau đắng
Dịch chiết nước của rau đắng gây co bóp tử cung cô lập hay không cô lập của súc vật cái, làm tăng thời gian đông máu, tãng lượng nước tiểu.
Cây dưa chuột
Dưa chuột chủ yếu được trồng để làm thức ăn, làm thuốc ở Ấn Độ và Ai Cập ít nhất từ trên 4.000 năm. Việc sử dụng này được lan truyền từ những nước ấy đến các dân tộc.
Cây mộc thông
Mộc thông là một vị thuốc dùng chữa tiểu tiện khó, thủy thũng, ít sữa. Ngoài ra còn chữa kinh nguyệt bế tắc. Phụ nữ có thai và những người tiểu tiện quá nhiều không dùng được.
Cây nghệ
Khi tiêm 5ml dung dịch clohydrat cao nghệ vào chó đã gây mê thì thấy tác dụng xúc tiến sự bài tiết nước mật, nếu tiêm tới 15 - 20ml, có thể đưa đến huyết áp hạ.
Mật lợn mật bò
Mật lợn, mật bò có thể dùng tươi, nhưng vì khó uống và không để được lâu cho nên thường cô đặc thành cao đặc hay cao khô hoặc dem tinh chế thành cao mật bò.
Cây chanh trường
Cây mọc hoang dại và được trồng ở một số vùng miền núi để lấy quả làm gia vị. Làm thuốc, người ta dùng lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Cây lõi tiền
Dây lõi tiền còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chữa các triệu chứng tiểu tiện khó khăn (đái dắt), phù nề, có nơi còn dùng chữa ho.
Cây côn bố
Hiện nay côn bố cũng chỉ thấy được dùng trong y học cổ truyền chữa những bệnh mà y học khoa học xác định do thiếu iốt và những bệnh đã kể trên. Ngày dùng 4 đến 12g.
Cây rau muống
Trồng ở khắp nơi trong Việt Nam dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chù yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước.
Cây dứa dại
Đọt non và rễ được dùng trong nhân dân làm thuốc thông tiểu dùng trong những trường hợp đái dắt, đái ra sỏi, sạn. Còn dùng đắp chữa lòi dom.
Cây đậu chiều
Hạt đậu chiều được dùng làm thực phẩm, một nguồn protit thực vật như nhiều loại đậu khác. Nhưng phải chú ý tránh dùng những loại hạt chứa nhiều axit xyanhydric.
Cây thương lục
Cây thương lục mới di thực vào Việt Nam vào khoảng 10 năm trở lại đây. Trong Việt Nam, vốn có sẵn một loài có tên khoa học Phytolacca decandra L. nhưng ít phổ biến.
Cây đậu đen
Đậu đen được nhân dân miền Bắc trồng nhiều để lấy hạt nấu chè đậu đen hoặc thổi xôi. Hạt cũng hay được dùng trong việc chế thuốc và làm thuốc.
Cây nàng nàng
Cây nhó, cành vuông phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7- 20cm, rộng 2,5 - 11cm.
Cây cỏ bợ
Nhân dân có nơi hái về làm món rau ăn sống. Có khi hái về sao vàng hoặc phơi khô, sắc đặc uống làm thuốc mát thông tiểu tiện, chữa bạch đới, khí hư, mất ngủ.
Cây đa
Dùng tua rễ đa làm thuốc lợi tiểu dùng trong những trường hợp xơ gan kèm cổ trướng với liều 100-150g tươi trên người lớn trong 1 ngày dưới dạng thuốc sắc.
Cây thốt nốt
Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt, nhân dân Campuchia dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền.
Cây cơm cháy
Tại một số vùng người ta dùng cành và lá cây cơm cháy tắm cho phụ nữ mới sinh nở. Quả làm thuốc lọc máu, thông tiểu và nhuận tràng.
Cây mộc tặc
Mộc tặc là một vị thuốc dùng trong nhân dân, có tác dụng lợi tiểu và cầm máu dùng trong bệnh chảy máu ruột và bệnh trĩ, còn dùng chữa đau mắt, ho hen, lỵ ra máu.