Ích mẫu
Vể tên khoa học cùa cây trước đây căn cứ vào những tác giả trong và ngoài nước, vẫn xác định là Leonurus sibiricus L. Hiện nay theo sự điều tra đối chiếu mới.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là ích mẫu thảo, sung úy, chói đèn.
Tên khoa học Leonurus heterophyllus Sw.
Thuộc họ Hoa mồi Lamiaceae (Labiatae).
Cây ích mẫu cung cấp cho 2 vị thuốc:
Ích mẫu hay ích mẫu thảo (Herba Leonuri) là toàn bộ phận trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây ích mẫu.
Sung úy tử (Fructus Leonuri) là quả chín phơi hay sấy khô của cây ích mẫu. Nhiểu người vẫn gọi nhầm là hạt ích mẫu.
Vể tên khoa học cùa cây trước đây căn cứ vào những tác giả trong và ngoài nước, vẫn xác định là Leonurus sibiricus L. Hiện nay theo sự điều tra đối chiếu mới, cây ích mẫu nhân dân ta vẫn dùng làm thuốc phải xác định lại là Leonurus heterophyllus Sw. mới đúng. Cây Leonurus sibiricus L. cũng có ở Việt Nam nhưng ít phổ biến hơn. Cần chú ý khi nghiên cứu lâm sàng cũng như hóa học và dược lý.
Mô tả cây
Cây ích mẫu
Cây ích mẫu có tên như vậy vì có ích cho người mẹ (ích là có ích, mẫu là mẹ). Tên Leonurus do chữ Hy Lạp leon là sư tử, oura là đuôi, heterophyllus là lá có hình dạng biến đổi, vì cây ích mẫu giống đuôi con sư tử có lá hình dạng thay đổi. ích mẫu là một loại cỏ sổng 1-2 nãm, cao 0,6m đến 1m. Thân hình vuông, ít phân nhánh, toàn thân có phủ lông nhò ngấn. Lá mọc đối, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hay đầu cành mà có hình dạng khác nhau. Lá ở gốc, có cuống dài, phiến lá hình tim, mép có răng cưa thô và sâu; lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá thường xẻ sâu thành 3 thùy, trên mỗi thùy lại có răng cưa thưa; lá trên cùng phần lớn không chia thùy và hầu như không cuống. Hoa mọc vòng ở kẽ lá. Tràng hoa màu hồng hay tím hồng, xẻ thành hai môi gần đểu nhau. Quả nhỏ, 3 cạnh, vỏ màu xám nâu. Ngoài cây ích mẫu mô tả trên, cần chú ý phát hiện và phân biêt cây ích mẫu Leonurus sibiricus L. (tạm gọi là cây ích mẫu hoa to) vì cây này khác cây ích mẫu nói trên ở hoa to hơn, dài hơn, lá phía trên vẫn chia 3 thùy. Ta có thể tóm tắt sự khác nhau giữa 2 cây như sau: Lá trên cùng không chia thùy, tràng hoa dài 9-12mm, môi trên, môi dưới gần bằng nhau... Leonurus heterophylỉus. Lá trên cùng xẻ 3 thùy, tràng hoa dài 15- 20mm, môi dưới ngắn hơn môi trên... Leonurus.
Phân phối thu hái và chế biến
Ích mẫu hiện nay chủ yếu mọc hoang, thường thấy ở ven suối, ven sông nơi đất cát, còn mọc hoang ở ruộng hoang, ven đường. Gần đây một số nơi đã bắt đầu trồng để làm thuốc. Nhưng chưa ai tổng kết cách trồng như thế nào để có hiệu suất cao nhất.
Khi thí nghiệm người ta phân biệt ba loại: ích mẩu mùa đông cần trồng vào mùa thu, ích mẩu mùa xuân gieo trồng vào mùa xuân hay mùa thu, ích mầu mùa hạ cũng có thể gieo trồng vào mùa xuân hay mùa thu. Ích mẫu mùa hạ cho hiệu suất cao nhất (9 tấn khô 1 hecta), nhưng thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch trên 10 tháng, còn các loài mùa đông và mùa xuân chỉ cần hơn 8 tháng nhưng năng suất chỉ được 4-6 tấn khô 1 hecta. Gieo hạt thẳng thành luống, mỗi luống cách nhau 17cm, trên mỗi luống cây nọ cách cây kia 7cm cho sản lượng cao nhất. Mỗi hecta cần từ 8 đến 9 kilôgam hạt giống. Khi trổng cần trộn hạt với tro bếp. Vào khoảng tháng 5-6, lúc một nửa số hoa của cây bắt đầu nở thì bắt đầu thu hái. Đem về phơi hay sấy khô là được. Nếu muốn thu hoạch hạt (quả) thì cần chờ khi hoa trên cây đã tàn hết, thu hoạch đến đâu dũ hết quả đến đó. mỗi hecta cho từ 350 đến 370 kilôgam quả khô. Mùa thu hoạch cây: tháng 5-9, mùa quả: tháng 8-10.
Thành phần hóa học
Cây ích mẫu Leonurus heterophyllus chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy phản ứng ancaloit và tanin (7-8%), flavonozit.
Từ cây ích mẫu Leonurus sibiricus, các nhà nghiên cứu Nhật Bản (Nhật Bản dược vật học tạp chí 1930, tr. 153-158) đã chiết được 0,05% ancaloit.
Năm 1958, một số tác giả khác (Bắc Kinh y học viện học háo kỳ I) đã chiết từ ích mẫu Leonurus sibiricus 5 chất có tinh thể: 2 chất đầu là ancaloit và ba chất sau không phải ancaloit.
Tỷ lệ ancaloit cao nhất vào tháng 5, sau đó giảm xuống. Ngoài ra trong cây ích mẫu còn có tanin, chất đắng, saponin và 0,03% tinh dẩu.
Hoạt chất của ích mẫu như thế cũng chưa được xác định chắc chắn, nhưng trên cơ sở dược lý người ta thấy trong ích mẫu có 2 loại hoạt chất: Một loại hoạt chất tan trong ête có tác dụng ức chế từ cung, một loại hoạt chất không tan trong ête có tác dụng kích thích tử cung.
Gần đây người ta thấy trong ích mẫu có 3 flavonozìt, một trong số flavonozit được xác định là rutin, một glucozit có cấu tạo steroit, một ít tanin, ương toàn cây có leocacdin cùng cấu trúc với stachydrin, một ít tinh dầu. Ancaloit không có tác dụng chữa bệnh.
Tác dụng dược lý
Tác dụng trên từ cung
Nước sắc ích mẫu Leonurus sihiricus 1/5.000 hay 1/1.000 có tác dụng kích thích đối với tử cung cô lập của thỏ cái (dù có thai hay không có thai cũng vậy).
Thỏ cái gây mê bằng urêtan rồi cho uống nước sắc ích mẫu cũng thấy có tác dụng kích thích trên tử cung tại chỗ của thỏ.
Dung dịch nước 10% ích mẫu khô tác dụng trên tử cung mạnh hơn là dung dịch rượu 20%.
Tác dụng của ích mẫu trẽn tử cung cũng giống như tác dụng của cựa lúa mạch (Cìaviceps purpurea).
Điều đáng chú ý là dung dịch rượu hay dung dịch nước ích mẫu tác dụng lên tử cung thì bắt đầu có một giai đoạn hưng phấn.
Nếu trước khi sắc ích mẫu, dùng ête để loại phần tan trong ête đi thì hiện tượng ức chế tử cung không thấy nữa.
Tác dụng trên huyết áp
Nước sắc ích mẫu tuy không tác dụng trực tiếp trên huyết áp nhưng làm giảm tác dụng của adrenalin trên mạch máu.
Cao ích mẫu làm giảm huyết áp, nhất là đối với thời kỳ đầu cùa bệnh cao huyết áp.
Tác dụng trên tim mạch
Loài ích mẫu Leonurus quinquelobatus và Leonurus cardia có tác dụng tốt trên tim mạch và đối với cơ tim có bệnh.
Tác dụng đối với hệ thẩn kinh
Ích mẫu Leonurus sibirìcus mạnh hơn tác dụng của Vale-rian và của Muyghe (Convalìarìa maìaììs).
Tác dụng kháng sinh đối với một số vi trùng ngoài da
Theo Trung Hoa bì phụ khoa tạp chí (số 4-1957, tr. 286-292) một số tác giả nghiên cứu thấy nước chiết ích mẫu 1 : 4 có tác dụng ức chế với trình độ khác nhau đối với một số vi trùng gây bệnh ngoài đa.
Tác dụng trên viêm thận và phù cấp tính
Trên lâm sàng, ích mẫu chữa khỏi một số trường hợp viêm thận và phù (Trung y tạp chí số 6, 1959 và Trung y dược 1966 kỳ 4, 26).
Công dụng và liều dùng
Từ lâu vị ích mẫu được nhân dân ta dùng chữa bênh phụ nữ, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh nờ.
Thường ích mẫu dùng trong trường hợp đẻ xong bị rong huyết (cầm máu tử cung), chữa viêm niêm mạc dạ con, kinh nguyệt quá nhiều.
Còn dùng chữa huyết áp cao, thuốc bổ huyết, các bệnh về tuần hoàn cơ tim, thần kinh của tim, chứng tìm hẹp nhẹ (stenocardie), chữa lỵ.
Quả ích mẫu dùng với tôn sung úy tứ làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, thiên đầu thống (glôcóm).
Dùng ngoài thân và quả ích mẫu giã đắp hay sác lấy nước rửa chữa một số bệnh như sưng vú, chốc đầu, lở ngứa.
Theo sách cổ, ích mẫu có tính chất: Vị cay, đắng, tính hơi hàn, có khả năng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết điểu kinh, những người có đồng tử mở rộng không dùng được.
Liều dùng hằng ngày từ 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc hay nấu thành cao. Quả ích mẫu dùng với liều 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.
Cao ích mấu:
Cây ích mẫu nấu với nước, cô đặc thành cao mềm. Trong nhân dân trước đây thường dùng loại cao này.
Cao ích mẫu hiện nay được thống nhất theo đơn: ích mẫu 800g, ngải cứu 200g, hương phụ 250g, tá được (xirô, cồn 15°) vừa đủ 1000g.
Bài viết cùng chuyên mục
Huyết giác
Cây huyết giác thường mọc hoang tại các vùng núi đá xanh vùng Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Núi đất không thấy có huyết giác.
Bán hạ
Ngoài ra còn một số cây khác nữa, cần chú ý khi dùng và nghiên cứu. Cũng nên biết rằng mặc dù cùng một cây nhưng tuỳ theo củ to nhỏ khác nhau mà cho vị thuốc tên khác nhau.
Mít: cây thuốc lợi sữa an thần
Quả non luộc làm rau ăn, Hạt nướng hay luộc ăn ngon, thơm và bùi, gỗ quý, màu vàng, không mọt, dùng làm nhà, làm đồ đạc và tạc tượng.
Nhội
Cây nhội được trồng lấy bóng mát ở nhiều thành phố ở Việt Nam, nhiều nhất ở Hà Nội. Còn thấy mọc hoang trong rừng. Cũng thấy mọc ở Ân Độ, MaLaixia, InĐônêxia, Châu Đại Dương.
Cây bông
Nhân dân ta và một số nước khác dùng làm thuốc điều kinh. Nó gây co bóp tử cung giống như sự co bóp tự nhiên khi đẻ. Liều dùng 3g đến 5g dưới dạng sắc.
Cây gai
Cây gai được trồng khắp nơi ở Việt Nam để lấy sợi hay lấy lá. Rễ ít được khai thác; người ta đào rể về rửa sạch đất, cắt thái miếng hoặc để nguyên rồi phơi khô hay sấy khô.
Đương quy
Đương quy hiện nay ta vẫn phải nhập của Trung Quốc, và Triều Tiên, ta đã nhiều lần thí nghiệm trồng nhưng mới thành công trong phạm vi nhỏ ở Sapa.
Ngải cứu
Hiện nay hoạt chất của ngải cứu chưa đựoc xác định, mặc dầu ngải cứu được dùng cả trong đông y và tây y. Chỉ mới biết trong ngải cứu có tinh dầu, ít tanin.
Mướp
Cây mướp được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam. Thường chỉ để lấy quả luộc hay xào nấu để ăn. Rất ít người dùng làm thuốc.
Cỏ đuôi lươn
Cỏ đuôi lươn mọc hoang ở những vùng lầy, ẩm ướt ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảnh Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Nam Bộ cũng có mọc.
Ô rô
Mùa hạ và mùa thu, đang lúc hoa nở thì hái toàn cây, phơi khô mà dùng. Hái vào mùa thu người ta cho là tốt hơn.
Duyên hồ sách
Duyên hồ sách 40g, khô phàn 10g. Hai vị tán nhỏ, viên thành viên. Ngày ngậm 4-8g viên thuốc này.
Cây tô mộc
Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta vì gỗ được dùng làm thuốc nhuộm gỗ và làm thuốc với tên tô mộc. Người ta dùng gỗ chẻ mỏng phơi khô.
Cây rau ngót
Lá rau ngót ngoài công dụng nấu canh, còn là một vị thuốc nhân dân dùng chữa sót nhau và chữa tưa lưỡi.
Đài hái
Cây đài hái là một cây rất đẹp. Hiện nay mọc hoang leo lên trên các cây to khác trong rừng, phía trên chia thành nhiều cành mọc sen kẽ nhau và phủ trên cây tựa những lá màu xanh thảm, trông rất đặc biệt.
Cây hoa cứt lợn
Trên súc vật thí nghiệm thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng phù hợp với những kết quả thu được trên thực tế lâm sàng điều tri viêm mũi cấp và mãn.
Cây hồng hoa
Nước sắc hồng hoa thí nghiệm trên tử cung cô lập và không cô lập của chuột, thỏ, mèo, chuột bạch và chó thấy có tác dụng kích thích lâu dài.
Hạt bông
Hạt bông sao vàng 5g, cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia ba lần uống trong ngày (đơn ghi trong Hoà hán dựơc ứng dụng phương). Xưa kia Nhật Bản có ra một số biệt dược lợi sữa.
Cửu lý hương
Cây mọc hoang dại và được trồng ở một số vùng nước ta để làm thuốc, còn mọc ở nhiều nước ôn đới như Pháp, Ý, bắc châu Phi.
Bọ mẩy
Thường hái toàn cây, bỏ rễ đem về phơi hay sấy khô mà dùng. Không phải chế biến gì, hoặc chỉ sao vàng cho thơm.
Cây ngưu tất
Hiện ta đang trồng giống ngưu tất di thực của Trung Quốc có rễ to hơn cây cỏ xước mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Có thể tìm loại cỏ xước ở nước ta dùng làm ngưu tất được.
Hương phụ (cỏ gấu)
Vào tháng 6, trên ngọn cây có 3 đến 8 cụm hoa hình tán màu xám nâu, hoa lưỡng tính, 3 nhị dài chừng 2mm, nhụy có đầu núm chia thành 2 nhánh như lông tơ.
Cây diếp cá
Một ý kiến khác cho rằng những dẫn xuất của đioxyflavonon, đều có tính chất của rutin nghĩa là tăng sức chịu đựng của vi ti huyết quản làm cho huyết quản khó đứt vỡ.
Thược dược (bạch thược, xích thược)
Chất axit benzoic trong thược dược uống với liều cao có thể sinh co quắp, cuối cùng mê sảng và chết. Do thành phần này, thược dược có tác dụng trừ đờm, chữa ho.
Bạch đồng nữ
Trong nhân dân, lá bạch đồng nữ hay mò trắng nói trên thường chỉ hay dùng ngoài; không kể liều lượng người ta hái lá tươi về vò nát hay giã nát lấy nước hoặc sắc lấy nước dùng tắm ghẻ.