Sài đất
Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thường ưa nơi ẩm mát, Gần đây, do nhu cầu, nhiều nơi đã trồng sài đất để dùng làm thuốc.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc.
Tên khoa học Wedelia calenduiacea (L.) Less (Verbesina calenduiacea L.).
Thuộc họ Cúc Asteraceae.
Mô tả cây
Sài đất
Sài đất còn có tên húng trám vì khi vò cây có mùi trám và được một số nơi dùng nó ăn sống như ăn rau húng. Người ta còn gọi là ngổ núi vì cây giống cây rau ngổ lại mọc hoang trong núi. Tên cúc nháp hay cúc giáp vì hoa giống hoa cúc, lá và thân lại nham nháp.
Sài đất là một loại cỏ sống dai, mọc lan bò, chỗ thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đấy, nơi đất tốt có thể cao hơn 0,50m. Thân màu xanh có lông trắng cứng nhỏ, Lá gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục thon dài, 2 đầu nhọn, dài 15-50mm, rộng 8-25mm, có lông nhỏ cứng ở cả hai mặt, mép có 1 -3 răng cưa nông, hai bên gân chính có 2 gân phụ xuất phát gần như từ một điểm ở phía cuống lá, gân chính và phụ đều nổi ở mặt dưới lá. Cụm hoa hình đầu, cuống hoa thìa lia màu vàng tươi (khác với hoa cây lỗ địa cúc thường dùng nhầm với cây sài đất). Quả bế không có lông, đầu thu hẹp lại, tận cùng mang một vòng có răng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thường ưa nơi ẩm mát, Gần đây, do nhu cầu, nhiều nơi đã trồng sài đất để dùng làm thuốc.
Trồng sài đất rất đơn giản: Chọn nơi đất tốt, hơi ẩm, cắt những mẩu thân thành từng đoạn dài 20-30cm, hay chọn những đoạn thân có rể sẵn, vùi 2 phẫn 3 xuổng đất. Trong vòng 15-20 hôm cây đã mọc tốt, sau một tháng đã có thể thu hoạch, cắt cây sài đất sát đất, tưới nước bón phân tốt thì sau nửa tháng lại thu hoạch được nữa. Thu hoạch gần như quanh năm, nhưng tốt nhất vào vụ hè các tháng 4, 5, 8 lúc cây đang ra hoa.
Thường người ta dùng sài đất tươi. Có thể dùng khô nhưng tác dụng có vẻ không bằng tươi. Chúng tôi đang thí nghiệm dùng sài đất ổn định bằng cách cho đồ hơi nước sôi trong 5 phút trước khi phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học
Cây sài đất đã được T. R. Govindachari, K. Nagarajan nghiên cứu từ năm 1956 và đã lấy được từ lá ra một chất lacton gọi là wedelolacton với tỷ lệ 0,05%.
Các tác giả cũng đã đưa ra được công thức khai triển (theo w. Karrer. 1958, Konsutution und workommen der organischen Pfianzenstojfe). Trọng lượng phân tử 314,2. Độ chảy, 242-244°C (triaxetat).
Theo cấu trúc wedelolacton vừa là một flavonoit vừa là một cumarin.
Theo sự nghiên cứu cùa Bộ môn dược liệu trường Đại học dược Hà Nội, trong sài đất có tình đầu, rất nhiều muối vô cơ.
Hoạt chất cho đến nay vẫn chưa xác định được.
Tác dụng dược lý
Theo báo cáo của bệnh viện Bắc Giang năm 1961, tác dụng kháng sinh cùa sài đất trong ống nghiệm rất thấp: Không thấy tác dụng với Flexneri, vòng vô khuẩn đối với cầu trùng Staphyllococcus 0,3cm, với bạch cầu trùng 0,2cm, với liên cầu trùng Streptococcus 0,1 cm với Typhi 0,1cm.
Trên lâm sàng, ngược lại sài đất biểu hiện 2 tác dụng rõ rệt: Giảm đau, giảm sốt và kháng sinh rõ rệt, không thấy độc tính.
Năm 1966, theo dõi 21 trường hctp viêm nhiễm trùng phần mềm (viêm tấy tỏa lan hay khu trú, viêm quầng, áp xe đầu đinh, phần lớn có sốt), bệnh xá Ngô Quyền Hải Phòng chỉ dùng sài đất giã nát đắp lên chỗ viêm, không cho uống và cũng không cho một thứ thuốc nào khác đã đi tới kết luận là tác dụng chống viêm của sài đất rất rõ rệt, những hiện tượng sưng nóng đỏ đều dần dần biến mất, nhưng lá sài đất không có tác dụng đối với những trạng thái viêm đã chuyển sang giai đoạn mưng mủ, áp xe hóa.
Công dụng và liều dùng
Nhân dân Bắc Ninh,Bắc Giang và nhiều nơi khác vẫn dùng cây sài đất ăn sống như rau với thịt hay cá.
Một số nơi khác dùng sài đất tẩm trị rôm sảy hoặc uống phòng chạy sởi, chữa báng, sốt rét.
Từ cuối năm 1961, bệnh viện Bắc Giang đã sử dụng điều trị có kết quả mọi trường hợp viêm tấy ngoài da, ở khớp xương, ở răng, vú, sưng bấp chuối, sưng khớp nhiễm trùng, lở loét, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt V.V.... Hiện nay việc sử dụng sài đất được phổ biến rộng rãi, có nơi đã dùng sài đất chữa viêm bàng quang cũng có kết quả tốt (Bệnh viện khu Hai Bà, Hà Nội, nãm 1966).
Có thể dùng tươi hay khô. Nhưng cho đến nay những người dùng thường cho tươi tốt hơn khô. Cây thu hái vào mùa hè tốt hơn thu hái vào những mùa khác (Phân viện 9). Tuy nhiên còn cần theo dõi nhiều hơn nữa mới có thể đi tới kết luận chắc chắn.
Dùng cây tươi: Ngày uống 100g, giã cây tươi với ít muối ăn, thêm 100ml nước đun sôi để nguội. Vắt lấy nước chia làm 1 hay 2 lần uống trong ngày. Bã có thể dùng đắp lên nơi sưng đau.
Có thể giã nát, vắt lấy nước cô đặc thành cao dùng dần. Cao này bảo quản không bị mốc hỏng.
Dùng cây khô: Ngày dùng 50g thêm nửa lít nước, sắc và cô cho đến khì còn 200ml, chia 1 hay 2 lần uống trong ngày.
Thời gian điều trị chừng 1-2 ngày, nhiều nhất tới 5-7 ngày.
Hiện nay có nơi chế thành dạng xirô, ống để uống (Bộ môn dược liệu Trưòng đại học dược Hà Nội), thuốc bột, thuốc viên. Cần chú ý tống kết xem hình thức nào dùng tiện mà vẫn bảo đảm công hiệu.
Bài viết cùng chuyên mục
Bùng bục
Cây bùng bục mọc hoang ở khắp các miền rừng núi nước ta. Thường ít được dùng. Nhưng dân tộc ít người một vài vùng có dùng hạt của nó để ép lấy dầu đặc như sáp.
Cây dầu rái trắng
Cây dầu rái mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt Nam, nhưng nhiều nhất ở miền trung Trung bộ, miền nam Trung bộ, có mọc cả ở Nam bộ, từ ven biển đến núi cao.
Cây tỏi đỏ
Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng. VỊ thuốc có vị đắng, mùi hơi hắc.
Cây đơn tướng quân
Đơn tướng quân mọc hoang ở Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Cạn. Tại Hà Nội được trồng ở làng Đại Yên để dùng làm thuốc. Còn thấy ở miền Nam, Campuchìa, Ấn Độ.
Cây đại phong tử
Axit béo đặc biệt đầu tiên phát hiện được đặt tên là axit gynocacdic vì khi ấy người ta cho rằng dầu đại phong tử là dầu ép từ hạt của cây Gynocardia.
Ké hoa đào
Cây ké đầu ngựa hoa đào mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Còn mọc ở Trung Quốc, Malayxia, Philipin. Người ta dùng toàn cây hoặc lá phơi khô hay dùng tươi.
Lá móng
Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Ai Cập, ngưới ta trổng để xuất cảng.
Cây cà tầu
Ở Việt Nam hầu như chưa thấy sử dụng làm thuốc. Nhưng ở nhiều nước như Ân Độ, Malaixia, Thái Lan, châu úc người ta dùng toàn cây chữa ho, thông tiểu, chữa hen, sốt.
Cây muồng truổng
Trong rễ màu vàng, vị rất đấng có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal.
Cây thanh đại (cây chàm)
Tùy theo cách chế tạo, bột chàm hay thanh đại có độ tinh khiết khác nhau. Thường người ta xác định giá trị của thanh đại bằng cách định lượng indigotin.
Bèo cái
Bèo cái được trồng ở khấp các nơi có hồ ao ở Việt Nam, ở nông thôn cũng như ở thành phố vì toàn cây được dùng để nuôi lợn, còn mọc ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới khác.
Cây găng tu hú
Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.
Cây máu chó
Khi dùng, người ta tắm cho thật sạch, gãi cho nốt ghẻ chảy máu rồi bôi nguyên dầu đó hoặc cho thêm vào dầu một ít dầu long não cho có mùi thơm và thêm tính chất sát trùng.
Cây vạn niên thanh
Nhân dàn một số vùng dùng cây vạn niên thanh chữa rắn cắn, sưng đau cổ họng. Dùng toàn cây 20 đến 40g tươi sắc với nước (300ml) uống trong ngày.
Cây bạc thau
Vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Dùng tươi giã nát đắp lên những nơi gãy xương, mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Dùng khô chữa ho, điều kinh, bạch đới khí hư.
Cây táo rừng
Cây mọc hoang dại ở những vùng đồi núi nơi dãi nấng hay ven rừng. Người ta dùng lá và rễ. Rễ đào về rửa sạch đất, bóc lấy vỏ, thái nhỏ phơi hay sấy khô. Lá thường dùng tươi.
Cây thồm lồm
Cây thồm lồm mọc hoang ờ khắp nơi trong nước ta, thường ít được dùng, hay một số nơi người ta dùng lá tươi gíã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh thồm lồm ăn tai.
Bạch hoa xà
Cây mọc hoang ở khấp nơi ở Việt Nam: Nam, bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn Độ, Malai xia, nam Trung Quốc. Nhật Bản, Inđônêxya, châu Phi.
Cây mã tiên thảo
Cây loại cỏ nhỏ, sống dai, cao từ 10cm đến 1m, thân có 4 cạnh. Lá mọc đối, xẻ thùy lông chim. Hoa mọc thành bông ở ngọn, hoa nhỏ màu xanh, lưỡng tính, không đều.
Cây rau má ngọ
Chân gai nở rộng ra. Bẹ chìa hình lá bao quanh thân trông như thân chui qua lá, do đó có tên períoliatum (chui qua lá). Hoa mọc thành bông tận cùng, ngắn.
Con rết
Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu.
Cây ráy
Ráy là một cây mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam, thường ưa mọc ở rừng hay nơi ẩm tháp. Còn thấy ở Lào, Campuchia, Hoa Nam Trung Quốc, châu úc.
Cây rong mơ
Vị đắng, mặn, tính hàn vào ba kinh can, vị và thân, có tác dụng tiêu đờm, làm mểm chất rắn, tiết nhiệt lợi thủy dùng chữa bướu cổ, thủy thũng.
Dây đòn gánh
Hoa cái có bầu hạ, bầu rất thấp 1mm. Quả khô dài 8-10mm, rộng 10-12mm khi chín tách thành ba quả mang cánh, hai đầu có đài tồn tại. Hạt dài 1mm, rộng 3mm.
Cây sắn thuyền
Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus.