Mù u
Cây mù u mọc hoang thường mọc tại những vùng đất cát tại bờ bể. Nhân dân miền Trung thường trồng lấy hạt ép dầu thắp đèn.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là đồng hồ, khung tung, khchyong (Cămpuchia).
Tên khoa học Calophylium inophyllum L. (Balsamaria inophyilum Lour.).
Thuộc họ Măng cụt Gutti/erae.
Mô tả cây
Mù u
Mù u là một cây cao chừng 10-15 mét dáng đẹp. lá mọc đối, mỏng, thon dài, phía cuống hơi thắt lại, đầu lá hơi tù, phiến lá dài 10-17cm, rộng 5-8cm, gân rất nhỏ, nhiều, chạy song song và nổi rỗ cả hai mặt lá. Hoa khá to, thơm, màu trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hay đầu cành. Từ xa, người ta phân biệt được cây mù u với cây khác là nhờ màu trắng đặc biệt của hoa. Quả hạch, hình cầu, đường kính chừng 2,5cm khi chín có màu vàng nhạt, vỏ quả giữa mẫm, vỏ quả trong dày, cứng. Hạt có lá mầm chứa rất nhiều dầu. Mùa hoa: tháng 2-6; mùa quả chín: 10-11-12.
Phân bố
Cây mù u mọc hoang và được trồng tại rất nhiều tỉnh miền Bắc và miền Nam nước ta: Quàng Ninh, Kiến An, từ Quảng Bình đến Phan Thiết, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Gia Định, Sồng Bé, Bà Rịa v.v...Còn mọc ở một số tỉnh miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Cămpuchia.
Cây mù u mọc hoang thường mọc tại những vùng đất cát tại bờ bể. Nhân dân miền Trung thường trồng lấy hạt ép dầu thắp đèn.
Cây trồng bốn năm bắt đầu cho quả. Năm đầu một cây cho khoảng 4kg hạt, những năm sau từ 30-50kg hạt, ở các tỉnh phía Nam vụ thu hoạch chính tháng 11-12, vụ sau vào tháng 4-5 (trước mùa mưa).
Thành phần hoá học
Hạt mù u chứa từ 41 -51 % dầu, nếu tính nhân không, tỷ lệ có thể tới 73%. Từ dầu thô đó có thể tách ra 71,5% dầu béo và 28,5% nhựa, có loại dầu chứa tới 90,3% dầu béo và 9,7% nhựa. Tỷ trọng 0,910-0,918. Chỉ số xà phòng 188-190. Độ chảy của axit béo 30-38°.
Dầu thô rất sánh, màu xanh lục sẫm, có mùi đặc biệt, vị đắng. Khi dã loại nhựa rồi, dầu sẽ lòng hơn màu nâu vàng. Trong dầu mù u có panmitin, stearin, olein và arachidin. Chỉ số ìôt của dầu là 90,4.
Những nãm gần đây, dầu mù u đã được nghiên cứu kỹ hơn. Dietrich p., Lederer E. và Polonsky đã chiết được từ hạt mù u axit calophylic và chất calophylotlit, từ các chất trên lại chiết ra được axit benzoic và axetonphenon. Các tác giả trên còn chiết từ hạt một chất lacton. Chất lacton này xà phòng hoá cho axit calophylic. Nhựa mù u lấy được từ dầu thô có màu nâu sẫm, tan trong benzen, cacbon sunfua, ête dầu hoả, cồn và các dung môi hữu cơ nói chung. Độ chảy 30-35°, chỉ số iôt: 125,2.
Thân cây mù u: Từ thân cây trích được một thứ nhựa màu lục nhạt, cũng dùng làm thuốc. Trong vỏ cây chứa 11,9% tanin (Theo Gana, 1969, Philip. Sci. A, 11: 262).
Theo Kalaw và Sacay (1952, Philip. Agric. 14, 424) trong lá, vỏ và rể có chứa axit xyanhydric và một chất saponin.
Công dụng và liều dùng
Phần lớn còn dùng trong phạm vi nhân dân.
Nhựa mù u được dùng dưới dạng bột rắc lên các vết lở loét, mụn nhọt, tai có mủ.
Dầu mù u dùng chữa ghẻ, bệnh ngoài da hay trộn đều với ít vôi đun lên rồi bôi vào. Theo Pétard (1940, Rev. Bot. appliquée et d' Agronomie coloniaỉe 26: 210-211) este etylic của dầu mù u dùng để điều trị có kết quả chứng viêm dây thần kinh do hủí. Liều dùng của este etylic dầu mù u là 5-10ml (tiêm bắp thịt sâu), 5-20ml (uống). Có thể dùng nhiều ngày liền vì uống không độc.
Năm 1947, Mauboussin còn dùng dầu mù u có iôt để điều trị bệnh tràng nhạc (luận án thi bác sĩ y khoa, Paris).
Dầu mù u còn dùng xoa bóp trị bệnh thấp khớp.
Năm 1951, A. Ormanegy và cộng sự đã chứng minh tác dụng lèn sẹo và an thần của dầu mù u.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây mã tiên thảo
Cây loại cỏ nhỏ, sống dai, cao từ 10cm đến 1m, thân có 4 cạnh. Lá mọc đối, xẻ thùy lông chim. Hoa mọc thành bông ở ngọn, hoa nhỏ màu xanh, lưỡng tính, không đều.
Cây thóc lép
Cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi. Mùa hoa quả vào các tháng 2-5. Nhân dân dùng rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô. Thu hái quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô.
Cây huyết kiệt
Hiện nay chưa thấy phát hiện cây này ở Việt Nam. Huyết kiệt chủ yếu vẫn nhập của Trung Quốc, bản thân Trung Quốc cũng nhập từ Inđônêxya.
Cảo bản
Tại Trung Quốc, liêu cảo bản chủ sản ở Hà Bắc, rồi đến Sơn Tây, Liêu Ninh, Cát Lâm, Nội Mông. Loại này vừa dùng trong nước, vừa để xuất khẩu một ít.
Cây mặt quỷ
Cây mặt quỷ mọc rất phổ biến ở những đồi có cây bụi hay rừng thưa tại nhiều tỉnh Việt Nam. Còn thấy mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ.
Cây thanh đại (cây chàm)
Tùy theo cách chế tạo, bột chàm hay thanh đại có độ tinh khiết khác nhau. Thường người ta xác định giá trị của thanh đại bằng cách định lượng indigotin.
Cây chè vằng
Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng vì dây vằng vừa dẻo lại dai.Nhân dân thường hái lá quanh năm làm thuốc hay để đun nước tắm ghẻ.
Cây hương diệp
Trước khi cây ra hoa người ta thu hoạch toàn cây và cất tinh dầu. Năng suất và chất lượng tinh dầu thay đổi tùy theo địa phương, cách chăm sóc và giống cây.
Cây đơn buốt
Ngoài cây đơn buốt mô tả trên, trong nhân dân còn dùng một cây khác cũng với tên đơn buốt hay đơn kim hay quỷ tràm tháo. Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ lá kép gồm nhiều lá chét.
Bạch hoa xà
Cây mọc hoang ở khấp nơi ở Việt Nam: Nam, bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn Độ, Malai xia, nam Trung Quốc. Nhật Bản, Inđônêxya, châu Phi.
Dâm bụt
Nhân dân rất hay dùng lá và hoa tươi giã nhỏ với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang nung mủ, khô thuốc lại thay. Mụn nhọt sẽ đỡ nhức và chóng vỡ mủ.
Bùng bục
Cây bùng bục mọc hoang ở khắp các miền rừng núi nước ta. Thường ít được dùng. Nhưng dân tộc ít người một vài vùng có dùng hạt của nó để ép lấy dầu đặc như sáp.
Con rết
Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu.
Cây niệt gió
Người ta dùng lá hoặc rẽ cây này. Lá hái vào mùa hạ. Rễ hái vào mùa thu, đông hay đầu mùa xuân. Hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng.
Cây bứa
Thường người ta hái quả chín về ăn và nấu canh. Làm thuốc người ta dùng vỏ quả tươi hay phơi hoặc sấy khô. Mùa thu hái vỏ gần như quanh năm.
Cây tỏi đỏ
Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng. VỊ thuốc có vị đắng, mùi hơi hắc.
Cây bạc thau
Vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Dùng tươi giã nát đắp lên những nơi gãy xương, mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Dùng khô chữa ho, điều kinh, bạch đới khí hư.
Cây khoai nưa
Củ thu hoạch vào các tháng 9,11, cạo sạch vỏ, đồ chín phơi hay sấy khô, khi dùng ngâm cho mềm, thái mỏng rồi ngâm nước phèn chua và gừng, sao cho thơm và hết ngứa.
Cây cà tầu
Ở Việt Nam hầu như chưa thấy sử dụng làm thuốc. Nhưng ở nhiều nước như Ân Độ, Malaixia, Thái Lan, châu úc người ta dùng toàn cây chữa ho, thông tiểu, chữa hen, sốt.
Bưởi bung
Người ta dùng rễ và lá, thu hái gần như quanh năm. Thường dùng tươi, có thể phơi khô dùng dần. Một số nơi hái cành mang lấ phơi khô.
Hạ khô thảo
Vào mùa hạ, khi một số quả đã chín thì hái cành mang hoa và quả phơi hay sấy khô. Có người dùng cả bộ phận trên mặt đất hái về phơi hay sấy khô để dùng.
Cây la (chìa vôi)
Thường người ta hái lá tươi về dùng. Ngoài ra còn dùng rể đào quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có khi dùng cả cây thái mỏng phơi hay sấy khô.
Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa)
Cây chó đẻ răng cưa mọc hoang ở khắp nơi ở Việt nam cũng như ở khắp các nước vùng nhiệt đới. Người ta dùng toàn cây hái về làm thuốc. Mùa hái quanh năm.
Cây cà chua
Quà cà chua mặc dầu giá trị dinh dưỡng thấp nhưng được toàn thế giới dùng làm thức ăn dưới dạng tươi hay nấu chín, nước ép cà chua là một loại nước giải khát.
Cúc liên chi dại
Theo các tài liệu, trong cây này có chứa một ancaloit gọi là parthenin dưới dạng vảy mỏng, đen, rất đắng, tan trong nước. Theo Guyot, đây không phải là một chất nguyên.