Liên kiều

2015-07-13 12:58 PM

Thanh kiều và lão kiều cũng giống nhau, nhưng thanh kiều phần nhiều đầu quả chưa tách ra như mò chim mở, hạt còn nguyên không rơi rụng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là trúc can, hoàng thọ đan, hạn liên tử.

Tên khoa học Torsythia suspensa Vahl.

Thuộc họ Nhài Oleacae.

Liên kiều (Fructus Forsythiae) là quả phơi hay sấy khô cùa cây liên kiều.

Mô tả cây

Liên kiều 

Liên kiều

Liên kiều là một cây cao từ 2 đến 4m. Cành non gần như 4 cạnh có nhiều đốt; giữa các đốt thân rỗng, bì không rõ. Lá đơn mọc đối hoặc có khi mọc thành vòng 3 lá, cuống dài 0,8-2cm. Phiến lá hình trứng, dài 3-7cm, rộng 2-4cm, mép có răng cưa không đều, chất lá hơi dài. Hoa màu vàng tươi. Đài và tràng hình ống, trên xẻ thành 4 thuỳ, 2 nhị thấp hơn tràng. Nhuỵ có 2 nuốm. Quả khô, hình trứng dẹt, dài 1,5-2cm, rộng 0,5-1cm, hai bên có cạnh lồi, đầu nhọn, khi chín mở ra như mỏ chim, phía dưới có cuống hay chỉ còn sẹo. Vỏ ngoài màu nâu nhạt. Trong quả có nhiều hạt, nhưng phần lớn rơi vãi đì, chỉ còn sót lại một ít. Mùa hoa tại Trung Quốc: tháng 3-5; mùa quả: tháng 7-8.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây liên kiều chưa thấy ở Việt nam. Hiện nay vị liên kiều ta dùng vẫn phải nhập từ Trung Quốc.

Cây này chủ yếu mọc ở Trung Quốc (Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc, Hồ Bắc, Cam Túc). Còn mọc ỏ Nhật bản. Tại nhiều nơi đó người ta còn trồng dùng làm cảnh.

Dùng làm thuổc có khi người ta chia làm thanh kiều và lão kiều. Thanh kiều hái vào các tháng 8-9 khi quả chưa chín, nhúng vào nước sôi, rồi lấy ra phơi hay sấy khô. Lão kiều hái vào tháng 10 khi quả đã chín vàng.

Thanh kiều và lão kiều cũng giống nhau, nhưng thanh kiều phần nhiều đầu quả chưa tách ra như mò chim mở, hạt còn nguyên không rơi rụng.

Lão kiều không có mùi đặc biệt, vị đấng.

Thành phán hoá học

Theo nghiên cứu sơ bộ của hệ dược học, Viện nghiên cứu y học Bắc Kinh thì trong thanh liên kiều có chừng 4,89% saponin và 0,20% ancaloit (Trung dược chí - Bắc kinh 1959).

Theo Tăng Quảng Phương (1936, Trung hoa y học tạp chí) thì trong liên kiều có một glucozit gọi là phylirin C3]H48016, saponin, vitamin p và tinh dầu.

Tác dụng dược lý

Năm 1949, Chu Nhan có dùng 1 phần liên kiều và 5 phần nước cất, đun sôi trong 4 phút, rồi dùng giấy lọc tiệt trùng thăm dung dịch này, đặt lên hộp petri có liên cầu trùng (Streptococ) và tụ cầu trùng (Staphylococ), sau 24 giờ ở nhiệt độ 37° vòng vô khuẩn là 10-14mm đối với tụ cầu trùng và 8-10mm đối với liên cầu trùng.

Theo Lưu Quốc Thanh (1950, Trung Hoa tán y học báo) tác dụng kháng sinh của nước sắc 100% liên kiều pha loãng đối với các vi trùng như sau:

Tên vi trùng và độ pha loãng của dung dịch liên kiều:

 Vi trùng lỵ Shiga 1:640, Schmith 1:640, Elexneri 1:800, Sonnei 1:400.

Trực trùng thương hàn 1:320, Phó thương hàn A 1:160, Phó thương hàn B 1:160.

Trực trùng Coli 1:800.

Vi trùng dịch hạch 1:640.

Tụ cầu 1:320.

Liên cầu tan huyết nhóm A 1:800.

Liên cầu tan huyết nhóm B 1:800.

Trực trùng bạch hầu 1:800.

Phế cầu 1:160.

Trực trùng lao 1:164.

Thử trong hộp petri thì tác dụng manh nhất trên các vi trùng thương hàn, tả, trực trùng coli, tụ cầu, bạch hầu (vòng vo khuẩn 11-20mm), yếu hơn đối với các vi trùng lỵ, phó thương hàn, vi trùng sinh mủ, liên cầu tan huyết, phế cầu (vòng vô khuẩn 2-10mm).

Tuy nhiên hiện nay vẫn còn chưa xác định được chất gì có tính chất kháng sinh và cơ chế tác dụng kháng sinh của liên kiều.

Công dụng và liều dùng

Tính vị liên kiều theo đông y: Vị đắng, hơi hàn, không độc, vào 4 kinh tâm, đờm, tan tiêu và đại trường có tác dụng tán khách nhiệt ở các kinh, chữa sang thũng.

Hoặc giả còn nói liên kiều tán chư kinh huyết ngưng, khí tụ, lợi thuỷ đạo, sát trùng, chỉ thống, tiêu thũng, bài nùng (tiêu mủ).

Tính chất theo nhân dân thường dùng: Dùng trong những trường hợp vi huyết quản dễ vỡ đứt, chữa mụn nhọt, ghẻ lờ, giải độc, tràng nhạc. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện, chữa nôn mửa, thông kinh nguyệt.

Ngày dùng 6-12g (nếu dùng phối hợp với các vị thuốc khác) hoặc với liều 10-30g (nếu dùng một vị này thôi). Dùng dưới hình thức thuốc sắc để uống hay để rửa ngoài.

Đơn thuốc có liên kiều

Chữa tràng nhạc và ổ gà (viêm hạch ở nách).

Đơn thuốc thứ nhát: Liên kiều và vừng đen hai vị bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g.

Đơn thuốc thứ hai gồm nhiều vị: Liên kiều 8g, hạ khô thảo 6g, hài tảo 5g, cam thảo 5g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày (Kinh nghiệm của Duyệp Quyết Tuyến).

Đơn thuốc chữa sưng vú: Liên kiều 6g, bồ công anh 5g, kim ngân hoa 4g, gai bồ kết 3g, nước 500ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây bứa

Thường người ta hái quả chín về ăn và nấu canh. Làm thuốc người ta dùng vỏ quả tươi hay phơi hoặc sấy khô. Mùa thu hái vỏ gần như quanh năm.

Cây la (chìa vôi)

Thường người ta hái lá tươi về dùng. Ngoài ra còn dùng rể đào quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có khi dùng cả cây thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cây lu lu đực

Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.

Dâm bụt

Nhân dân rất hay dùng lá và hoa tươi giã nhỏ với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang nung mủ, khô thuốc lại thay. Mụn nhọt sẽ đỡ nhức và chóng vỡ mủ.

Cây dầu rái trắng

Cây dầu rái mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt Nam, nhưng nhiều nhất ở miền trung Trung bộ, miền nam Trung bộ, có mọc cả ở Nam bộ, từ ven biển đến núi cao.

Bưởi bung

Người ta dùng rễ và lá, thu hái gần như quanh năm. Thường dùng tươi, có thể phơi khô dùng dần. Một số nơi hái cành mang lấ phơi khô.

Cây niệt gió

Người ta dùng lá hoặc rẽ cây này. Lá hái vào mùa hạ. Rễ hái vào mùa thu, đông hay đầu mùa xuân. Hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng.

Cây đại phong tử

Axit béo đặc biệt đầu tiên phát hiện được đặt tên là axit gynocacdic vì khi ấy người ta cho rằng dầu đại phong tử là dầu ép từ hạt của cây Gynocardia.

Cây cà tầu

Ở Việt Nam hầu như chưa thấy sử dụng làm thuốc. Nhưng ở nhiều nước như Ân Độ, Malaixia, Thái Lan, châu úc người ta dùng toàn cây chữa ho, thông tiểu, chữa hen, sốt.

Cây sắn thuyền

Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus.

Hạ khô thảo

Vào mùa hạ, khi một số quả đã chín thì hái cành mang hoa và quả phơi hay sấy khô. Có người dùng cả bộ phận trên mặt đất hái về phơi hay sấy khô để dùng.

Cây tỏi đỏ

Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng. VỊ thuốc có vị đắng, mùi hơi hắc.

Dây đòn gánh

Hoa cái có bầu hạ, bầu rất thấp 1mm. Quả khô dài 8-10mm, rộng 10-12mm khi chín tách thành ba quả mang cánh, hai đầu có đài tồn tại. Hạt dài 1mm, rộng 3mm.

Cây lân tơ uyn

Tất cả vết thương phần mềm có miệng rộng. Nếu vết thương chột, miệng nhỏ thì phải vạch rộng, cắt lọc tốt rồi mới dùng lân tơ uyn.

Cây hàn the

Cây mọc hoang dại ở các bãi cố, ven bờ ruộng ở khắp nơi Việt Nam. Còn thấy ở nhiều nước nhiệt đới vùng đông nam châu Á. Nhân dân dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Lá móng

Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Ai Cập, ngưới ta trổng để xuất cảng.

Cây cà chua

Quà cà chua mặc dầu giá trị dinh dưỡng thấp nhưng được toàn thế giới dùng làm thức ăn dưới dạng tươi hay nấu chín, nước ép cà chua là một loại nước giải khát.

Cây thồm lồm

Cây thồm lồm mọc hoang ờ khắp nơi trong nước ta, thường ít được dùng, hay một số nơi người ta dùng lá tươi gíã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh thồm lồm ăn tai.

Cây ráy

Ráy là một cây mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam, thường ưa mọc ở rừng hay nơi ẩm tháp. Còn thấy ở Lào, Campuchia, Hoa Nam Trung Quốc, châu úc.

Con rết

Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu.

Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa)

Cây chó đẻ răng cưa mọc hoang ở khắp nơi ở Việt nam cũng như ở khắp các nước vùng nhiệt đới. Người ta dùng toàn cây hái về làm thuốc. Mùa hái quanh năm.

Cây ba chạc

Cây mọc hoang, rất phổ biến ở khấp nơi Việt Nam, miền núi cũng như đồng bằng. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Philipin. Người ta dùng lá tươi về nấu nước tắm ghẻ.

Cây bèo tây

Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa khống đều, màu xanh nhạt, đài và tràng cùng màu, dính liền với nhau ở gốc. Cánh hoa trên có một đốm vàng.

Cây thóc lép

Cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi. Mùa hoa quả vào các tháng 2-5. Nhân dân dùng rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô. Thu hái quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cây đơn răng cưa

Nhân dân thường dùng lá cây này chữa mẩn ngứa dị ứng, mề đay dưới hình thức giã nát xào với mỡ bôi lên những nơi mẩn ngứa dị ứng đã rửa sạch.