Ké hoa vàng

2015-07-09 04:18 PM

Cây ké đầu ngựa hoa vàng mọc hoang rất phổ biến ờ khắp nơi Việt Nam, còn mọc ở Cãmpuchia, Lào, Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc (miền Nam và Hải Nam), Malaixia.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là ké đầu ngựa đồng tiền, bạch bối hoàng hoa nhậm, chỗi đực, khát bo lương (Thái).

Tên khoa học Sida rhomhifolia L.(Sida alnifolia Lour.).

Thuộc họ Bông Malvaceae.

Mô tả cây

Ké hoa vàng 

Ké hoa vàng

Cây nhỏ mọc thẳng đứng, cao 0,5-1m, thân và cành có nhiều lông ngắn hình sao. Lá hình trứng hay gần như hình trứng, đầu hơi nhọn ngắn, mép hơi răng cưa, dài 1,5-4cm, rộng 1- 2,5cm, cuống dài 3-5mm, rất nhiều lông. Hoa màu vàng, mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Đài hình chuông lá đài có lông màu trắng nhạt ở phía ngoài. Cánh trắng màu vàng cũng có lổng mịn. Nhị 20. Nhuỵ có 7 vòi. Quả có vỏ mỏng dễ vỡ, ở đỉnh có lông, phía lưng có hai vết nổi. Hạt cũng có lông.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây ké đầu ngựa hoa vàng mọc hoang rất phổ biến ờ khắp nơi Việt Nam, còn mọc ở Cãmpuchia, Lào, Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc (miền Nam và Hải Nam), Malaixia.

Người ta hay hái lá cây để dùng tươi. Nhưng có khi hái lá hay toàn cây về phơi khô. Khi dùng có khi sao vàng để sắc uống. Có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào lúc cây đang ra hoa.

Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ, chúng tôi thấy trong lá có chất nhầy. Trong một loài sida cordifolia người ta thấy có epheđril.

Công dụng và liều dùng

Ké hoa vàng còn là một vị thuốc dùng trong phạm dân gian để làm vị thuốc mát chữa mụn nhọt, tiểu tiện nóng đỏ hay vàng đậm, sốt, lỵ. Dùng tươi hay khô.

Ngoài công dụng làm thuốc, người ta còn dùng dây sợi làm dây buộc. Nếu cây tươi hay lá tươi, ngày dùng 40 đến 80g dưới hình thức thuốc sấc, sao vàng trước khi sắc cho thơm cho dễ uống. Nếu dùng khô chi sắc uống ngày 20 đến 40g.

Đơn thuốc có cây ké đầu ngựa hoa vàng trong nhân dân

Chữa mụn nhọt, sưng chín mé: Lá ké đầu ngựa hoa vàng tươi, không kể liều lượng, rửa sạch giã nát đắp lên những nơi sưng đau, chưa vỡ mủ. Đồng thời, sao vàng một số lá hay toàn cây sắc uống thay nước trong ngày; ngày uống 20-40g lá hay cây khô.

Chữa lỵ: Ngày sắc uống thay nước, mỗi ngày uống 20-40 cây phơi khô.

Chú thích:

Ngoài cây ké đầu ngựa hoa vàng nói trên trong nhân dân còn dùng một cây cũng mang tên ké đầu ngựa hoa vàng mô tả dưới dây, nhưng có tên khoa học khác.

Ké hoa vàng Sida cordifolìa L. cùng thuộc họ Bống (Maìvaceae)... Tại vùng Quảng Châu (Trung Quốc) người ta gọi là tâm diệp hoàng hoa nhậm.

Đây là một loại cây cỏ cứng, cao 0,4-1m toàn thân đều có lồng mịn. Lá hình trứng, đầu lá tù, phía cuống hình tim, mép khía tai bèo, rất nhiều lông mền trắng nhạt, phiến là dài 2,5-5cm, rộng 2- 3cm ở phía cuống. Hoa vàng, mọc thành ngù ở đầu cành. Đài có rất nhiều lông ở phía ngoài. Tràng không có lông. Lá noãn 6-10, dài 3,5mm, có nhiều vân. Hạt có lông ở đầu, dài 3mm.

Cây này cũng thấy mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam, còn thấy ở Cãmpuchia, Lào, Thái Lan, Trung quốc (miền Nam).

Lá cây chứa rất nhiều chất nhầy. Trong hạt có một ancaloit rất giống ephedrin.

Cây này cũng được dùng phổ biến trong nhân dân làm vị thuốc mát có tác dụng thông tiểu tiện, lọc máu, dùng trong những trường hợp mụn nhọt, écpe (herpès) loang vòng, tiểu tiện ít và vàng đỏ. Dùng cây hay lá tươi sao vàng uống thay nước trong ngày: Ngày dùng 20-40g cây khô hay lá khô. Dùng ngoài không kể liều lượng để đắp lên những nơi sưng đau.

Ngoài hai cây ké đầu ngựa hoa vàng nói trên, còn một cây nữa cũng mang tên ké đầu ngựa hoa vàng, nhưng tên khoa học lại là Sida acuta Burm. (Sida carpinifolia L.; Sida scoparia Lour.). Có nơi gọi cây bái chỗi hay vải chỗi (miền Trung và Nam bộ). Đây là một loại cây nhỏ cao 0,80-1m, trên thân có vân dọc, lá hình mác dài 2,5-6cm, rộng 0,5-2cm, đầu nhọn, phía cuống hơi tù, mép có răng cưa nhọn, hai mặt nhẵn hay hơi có lông. Hoa màu vàng nhạt, mọc đơn độc ở kẽ lá, có khi mọc thành đôi, cuống hoa ngắn. Lá noãn 4-9, thường là 5. Hạt có lông ở đầu.

Cây này cũng mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, nhưng ở miền Bắc ít gặp hơn, tại miền Trung, người ta hay dùng lá và rễ cây làm thuốc mát uống và giã đắp lên những mun nhọt hay nơi sưng đau, sốt, thông tiểu. Tại Ấn Độ, ngoài công dụng trên người ta còn dùng rễ làm thuốc chữa sốt, ra mồ hôi, làm thuốc bổ đắng, làm cho ăn ngon cơm, có nơi khác làm thuốc thông tiểu trong bệnh tê thấp.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây vạn niên thanh

Nhân dàn một số vùng dùng cây vạn niên thanh chữa rắn cắn, sưng đau cổ họng. Dùng toàn cây 20 đến 40g tươi sắc với nước (300ml) uống trong ngày.

Mù u

Cây mù u mọc hoang thường mọc tại những vùng đất cát tại bờ bể. Nhân dân miền Trung thường trồng lấy hạt ép dầu thắp đèn.

Bưởi bung

Người ta dùng rễ và lá, thu hái gần như quanh năm. Thường dùng tươi, có thể phơi khô dùng dần. Một số nơi hái cành mang lấ phơi khô.

Cây táo rừng

Cây mọc hoang dại ở những vùng đồi núi nơi dãi nấng hay ven rừng. Người ta dùng lá và rễ. Rễ đào về rửa sạch đất, bóc lấy vỏ, thái nhỏ phơi hay sấy khô. Lá thường dùng tươi.

Cảo bản

Tại Trung Quốc, liêu cảo bản chủ sản ở Hà Bắc, rồi đến Sơn Tây, Liêu Ninh, Cát Lâm, Nội Mông. Loại này vừa dùng trong nước, vừa để xuất khẩu một ít.

Cây chè vằng

Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng vì dây vằng vừa dẻo lại dai.Nhân dân thường hái lá quanh năm làm thuốc hay để đun nước tắm ghẻ.

Cây khoai nưa

Củ thu hoạch vào các tháng 9,11, cạo sạch vỏ, đồ chín phơi hay sấy khô, khi dùng ngâm cho mềm, thái mỏng rồi ngâm nước phèn chua và gừng, sao cho thơm và hết ngứa.

Cây găng tu hú

Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.

Cây rong mơ

Vị đắng, mặn, tính hàn vào ba kinh can, vị và thân, có tác dụng tiêu đờm, làm mểm chất rắn, tiết nhiệt lợi thủy dùng chữa bướu cổ, thủy thũng.

Cây đơn buốt

Ngoài cây đơn buốt mô tả trên, trong nhân dân còn dùng một cây khác cũng với tên đơn buốt hay đơn kim hay quỷ tràm tháo. Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ lá kép gồm nhiều lá chét.

Bùng bục

Cây bùng bục mọc hoang ở khắp các miền rừng núi nước ta. Thường ít được dùng. Nhưng dân tộc ít người một vài vùng có dùng hạt của nó để ép lấy dầu đặc như sáp.

Cây la (chìa vôi)

Thường người ta hái lá tươi về dùng. Ngoài ra còn dùng rể đào quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có khi dùng cả cây thái mỏng phơi hay sấy khô.

Dây đòn gánh

Hoa cái có bầu hạ, bầu rất thấp 1mm. Quả khô dài 8-10mm, rộng 10-12mm khi chín tách thành ba quả mang cánh, hai đầu có đài tồn tại. Hạt dài 1mm, rộng 3mm.

Cây thuốc bỏng

Ngắt một lá để trên đĩa có ít nước hay trên mặt đất, từ mép lá, nơi răng cưa của lá sẽ mọc lên một cây khác. Có khi treo lá trên tường để ở chỗ mát, cây con cũng mọc lên như vậy.

Cây thanh đại (cây chàm)

Tùy theo cách chế tạo, bột chàm hay thanh đại có độ tinh khiết khác nhau. Thường người ta xác định giá trị của thanh đại bằng cách định lượng indigotin.

Bồ công anh

Thường nhân dân Việt Nam dùng lá, lá hái về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Thường hay dùng tươi. Không phải chế biến gì đặc biệt.

Cây đơn răng cưa

Nhân dân thường dùng lá cây này chữa mẩn ngứa dị ứng, mề đay dưới hình thức giã nát xào với mỡ bôi lên những nơi mẩn ngứa dị ứng đã rửa sạch.

Ké hoa đào

Cây ké đầu ngựa hoa đào mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Còn mọc ở Trung Quốc, Malayxia, Philipin. Người ta dùng toàn cây hoặc lá phơi khô hay dùng tươi.

Cà dại hoa vàng

Cà dại hoa vàng là một loại cỏ có thần mẫm, cao chừng 30-40cm. Lá mọc so le, hơi ôm vào thân cây, xẻ lông chim sâu, trên có lông cứng, nhọn với những đường gãn.

Cây ké đầu ngựa

Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.

Cây bứa

Thường người ta hái quả chín về ăn và nấu canh. Làm thuốc người ta dùng vỏ quả tươi hay phơi hoặc sấy khô. Mùa thu hái vỏ gần như quanh năm.

Cây lu lu đực

Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.

Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa)

Cây chó đẻ răng cưa mọc hoang ở khắp nơi ở Việt nam cũng như ở khắp các nước vùng nhiệt đới. Người ta dùng toàn cây hái về làm thuốc. Mùa hái quanh năm.

Cây muồng truổng

Trong rễ màu vàng, vị rất đấng có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal.

Cây thóc lép

Cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi. Mùa hoa quả vào các tháng 2-5. Nhân dân dùng rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô. Thu hái quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô.