Hạ khô thảo
Vào mùa hạ, khi một số quả đã chín thì hái cành mang hoa và quả phơi hay sấy khô. Có người dùng cả bộ phận trên mặt đất hái về phơi hay sấy khô để dùng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tên khoa học Bruneila (Prunella) vuigaris L. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae.
Ta dùng cụm hoa và quả phơi hay sấy khô (Flos Brunellae cum Fructu) cùa cây hạ khô thảo.
Theo người xưa cây này sau ngày hạ chí (mùa hạ) thì khô héo nên gọi là hạ khô thảo.
Mô tả cây
Hạ khô thảo
Hạ khô thảo là một cây sống dai có thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa, có ít lông ở thân và lá. Cụm hoa mọc ở đầu cành giống như bông do nhiều hoa có cuống ngắn mọc vòng, mỗi vòng có 5 - 6 hoa. Đài hoa có 2 môi, môi trên có 3 răng, môi dưới có 2 răng, hình 3 cạnh. Cánh hoa màu tím nhạt hình môi, môi trên như cái mũ, môi dưới xẻ ba, thùy giữa rộng hơn. Nhị 2 dài, 2 ngắn, đều thò ra khỏi tràng. Bầu có bôn ngăn. Vòi nhỏ dài. Quả nhỏ cứng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây này hiện nay mới phát hiện được ở Sapa (Lào Cai), Tầm Đảo (Vĩnh Phúc), Hà Giang vào các tháng 4, 5, 6 rất nhiều, sang đến tháng 8 một số đã lụi đì. Đã được khai thác. Trước dãy phải nhập cùa Trung Quốc.
Hiện nay nhiều nơi như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nói có hạ khô thảo nhưng chưa được xác minh.
Vào mùa hạ, khi một số quả đã chín thì hái cành mang hoa và quả phơi hay sấy khô. Có người dùng cả bộ phận trên mặt đất hái về phơi hay sấy khô để dùng.
Thành phần hóa học
Hiện nay hãy còn ít tài liệu nghiên cứu về cây này. Mới chỉ biết rằng cành mang hoa và quả chứa chừng 3.5% muối vô cơ tan trong nước. Trong số muối vô cơ này, 68% là kali clorua, ngoài ra còn thấy một chất có tính chất ancaloit.
Hoạt chất khác chưa rõ, gần đây có tác giả lấy được từ cây Bruneìla vulgaris L. var. lilacìna Nakai (Nhật Bản dược học tạp chí, 1956, 76, 974) hái vào tháng 6 khi ra hoa, chừng 0,56% chất axit ursolic.
Tác dụng dược lý
Cửu Bảo, Điền Tình Quang và Đảo Thanh Cát (1940, Hòa hán dược dụng thực vật) đã thí nghiệm lấy các muối vô cơ trong nước sắc hạ khô thảo, chế thành thuốc tiêm, tiêm tĩnh mạch thỏ, lập tức thấy huyết áp hạ xuống, vận động hô hấp tăng lên, tác dụng lợi tiểu rõ rệt như các muối kali khác. Do đó suy ra rằng sở dĩ hạ khô thảo có tác dụng là do lượng muối kalì khá cao.
Theo báo Y học Liên Aơ, 1951 (kỳ 6 năm thứ bảy) và Y dược học (quyển 4 kỳ 6, 1951) các chất tan trong nước cùa hạ khô thảo có tác dụng hạ huyết áp lâu dài trên bệnh nhân và làm hết các triệu chứng khó chịu của bệnh cao huyết áp.
Có nơi nhân dân Trung Quốc dùng nấu nước uống thay nước trà.
Tài liệu cổ nói vị hạ khô thảo có tác dụng chữa loa lịch (lở loét, tràng nhạc, mụn nhọt, dò ỏ ưên đầu) rất có công hiệu.
Bản thảo cương mục của Lý Thòi Trân (thế kỷ 16) có kể một trường hợp ông dùng chữa bệnh nhức mắt rất công hiệu như sau:
“Có một người con trai đau ờ trong con ngươi, nhức cả bên quãng xương đầu lông mày và sưng đau thêm nửa đầu, dùng hoàng liên nhỏ vào lại càng đau thêm, uống các thứ thuốc khác cũng đều không công hiệu, liền dùng ngải cứu ờ các huyệt quyết âm, thiếu dương tức thời khỏi đau ngay, nhưng cách đó chỉ nửa ngày lại đau, cứ nhùng nhằng như thế tới hơn một tháng, liền dừng hạ khô thảo 2 lạng (80g), hương phụ (củ gấu) 2 lạng (80g), cam thảo 4 đồng cân (16g). Các vị cùng tán hòt, mov \4t\ \\dVkg \ dồng TUÕÌ (6g) hòa với nước chè, uống khỏi miệng, đau nhức bớt ngay. Tiếp đó chi Uống 4-5 lần nữa bênh khỏi hẳn”.
Cùng trong tài liệu đó, Lý Thời Trân có kể một tác giả khác là Lê Sĩ Cư trong bộ sách Giản dị phương nói hạ khô thảo chữa chớng đau mắt.
Lâu Toàn Thiện (một tác giả cổ khác) nói: “Hạ khô thảo chữa chứng đau nhức con ngưoi, càng về đêm càng đau kịch rất hay”. Chứng đau mắt này nếu đùng vị khổ hàn đắng và lạnh (như hoàng liên) mà nhỏ vào lại càng đau thêm, nhưng dùng hạ khồ thảo rất hay.
Công dụng và liều dùng
Tính vị theo đông y: Vị đắng, cay, tính hàn, không độc, vào hai kinh can và đởm. Có tác dụng thanh can hòa, tán uất kết, tiêu ứ sáng mắt, làm thuốc chữa loa lịch, giải trừ nhiệt độc ở tử cung và âm hộ.
Những bài thuốc dùng hạ khô thảo trong nhân dân
Chữa tràng nhạc, mã đao: Hạ khô thảo 5 lạng (200g) đun lấy nước đặc uống, uống trước khi ăn cơm 2 giờ. (Bài thuốc trích trong sách “Tiết thị ngoại khoa-Bản thảo cương mục”).
Cũng bệnh trên, có thể dùng hạ khô thảo, hương phụ, bối mẫu, viễn chí cùng đun lấy nước đặc uống rất hay, không nên coi thường (sách “Kình nghiệm phương- thảo cương mục”).
Chữa xích bạch đới'. Hạ khô thảo tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với nước cơm (sách “Từ thị phương”).
Chữa tràng nhạc (loa lịch) hạ khô thảo 8g, cam thảo 2g, nước 3 bất (600ml) sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
Thông tiểu tiện: Hạ khô thảo 8g, hương phụ tử 2g, cam thảo lg, nước 600ml, sắc còn 200ml chia ra 3 lần uống trong ngày.
Bị đánh hay bị thương dùng hạ khô thảo tươi tán nhỏ đắp vào vết thương.
Có thể dùng chữa bệnh cao huyết áp với liều 6-15g dưới dạng thuốc sắc.
Chú thích:
Hiện nay một số người buôn thuốc nam ở ta và thuốc bắc có thu mua và bán một vị mang tên là hạ khô thảo hay hạ khô thảo nam, hoặc hạ khô thảo Nghệ An hoặc cây cải trời, cải ma.
Cây này được xác định là Blumea subcapúata DC thuộc họ Cúc Asteraceac (Compositae) vậy hoàn toàn không giống cây hạ khô thảo ờ Sapa và trước đậy ta văn nhập của Trung Quốc. Hiện nay Cải trôi đã được xách định tên là Blumeca Lacerra (Brm.f.) DC.
Theo Cayla Ụourn. Agric. Trop. 9, 1909, 253) cây cải trời có tinh dầu màu vàng, mùi nồng vì chứa camphora nhiều hơn ở cây đại bi (Blumea baìsamiýera).
Theo Baslas K. K. và Deshapande s. s. tinh dầu cải trời có 66% cineol, 10% d- íenchon và 6% citral.
Tuy nhiên, trong thực tế chữa bệnh lâu đời của nhiều ông lang, vị thuốc này cũng chữa có kết qủa nhiều trường hợp bệnh ngoài da.
Chúng tôi thấy vẫn tiếp tục nên dùng với tên là cải trời hay cải ma để tránh nhầm lẫn. Đồng thời nên chú ý nghiên cứu, triển vọng có thể thêm một vị thuốc quý nữa. Cải trời là một loại cỏ cao 30-59cm, mọc thẳng. Lá phía dưới đơn hoặc hơi xẻ, mép có răng cưa, dài 7cm, rộng 3-4 cm, có nhiều lông nhất là mặt dưới. Hoa hình đầu.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây bèo tây
Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa khống đều, màu xanh nhạt, đài và tràng cùng màu, dính liền với nhau ở gốc. Cánh hoa trên có một đốm vàng.
Cây vạn niên thanh
Nhân dàn một số vùng dùng cây vạn niên thanh chữa rắn cắn, sưng đau cổ họng. Dùng toàn cây 20 đến 40g tươi sắc với nước (300ml) uống trong ngày.
Cây hương diệp
Trước khi cây ra hoa người ta thu hoạch toàn cây và cất tinh dầu. Năng suất và chất lượng tinh dầu thay đổi tùy theo địa phương, cách chăm sóc và giống cây.
Cây sắn thuyền
Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus.
Cây phù dung
Cây phù dung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh. Còn được trổng tại các nước Trung Quốc, Philipin, Nhật Bản, Ân Độ.
Cây bạc thau
Vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Dùng tươi giã nát đắp lên những nơi gãy xương, mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Dùng khô chữa ho, điều kinh, bạch đới khí hư.
Cây muồng truổng
Trong rễ màu vàng, vị rất đấng có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal.
Cây cà tầu
Ở Việt Nam hầu như chưa thấy sử dụng làm thuốc. Nhưng ở nhiều nước như Ân Độ, Malaixia, Thái Lan, châu úc người ta dùng toàn cây chữa ho, thông tiểu, chữa hen, sốt.
Liên kiều
Thanh kiều và lão kiều cũng giống nhau, nhưng thanh kiều phần nhiều đầu quả chưa tách ra như mò chim mở, hạt còn nguyên không rơi rụng.
Kim ngân
Hoa hay cành lá hái về phơi hay sấy khô là dùng được. Không phải chế biến gì khác. Việc bảo quản hoa và cành lá kim ngân tương đối dễ vì ít bị mốc mọt.
Mù u
Cây mù u mọc hoang thường mọc tại những vùng đất cát tại bờ bể. Nhân dân miền Trung thường trồng lấy hạt ép dầu thắp đèn.
Bèo cái
Bèo cái được trồng ở khấp các nơi có hồ ao ở Việt Nam, ở nông thôn cũng như ở thành phố vì toàn cây được dùng để nuôi lợn, còn mọc ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới khác.
Cây đơn buốt
Ngoài cây đơn buốt mô tả trên, trong nhân dân còn dùng một cây khác cũng với tên đơn buốt hay đơn kim hay quỷ tràm tháo. Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ lá kép gồm nhiều lá chét.
Cây khế
Trong nhân dân thường dùng lá khế giã nhỏ đắp lên những nơi bị lở sơn. Có thể dùng quả giã lấy nước mà đắp lên. Còn dùng chữa mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng.
Cây khoai nưa
Củ thu hoạch vào các tháng 9,11, cạo sạch vỏ, đồ chín phơi hay sấy khô, khi dùng ngâm cho mềm, thái mỏng rồi ngâm nước phèn chua và gừng, sao cho thơm và hết ngứa.
Cây ráy
Ráy là một cây mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam, thường ưa mọc ở rừng hay nơi ẩm tháp. Còn thấy ở Lào, Campuchia, Hoa Nam Trung Quốc, châu úc.
Cây thóc lép
Cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi. Mùa hoa quả vào các tháng 2-5. Nhân dân dùng rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô. Thu hái quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô.
Cây lân tơ uyn
Tất cả vết thương phần mềm có miệng rộng. Nếu vết thương chột, miệng nhỏ thì phải vạch rộng, cắt lọc tốt rồi mới dùng lân tơ uyn.
Cây tần cửu (thanh táo)
Cây tần cửu hay thanh táo là một cây nhỏ cao chừng 1,5m, cành có màu tím sẫm hay xanh lục, nhẵn, giữa chỗ lá mọc đối có một dòng lông. Lá mọc đới.
Cúc liên chi dại
Theo các tài liệu, trong cây này có chứa một ancaloit gọi là parthenin dưới dạng vảy mỏng, đen, rất đắng, tan trong nước. Theo Guyot, đây không phải là một chất nguyên.
Cây niệt gió
Người ta dùng lá hoặc rẽ cây này. Lá hái vào mùa hạ. Rễ hái vào mùa thu, đông hay đầu mùa xuân. Hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng.
Cây găng tu hú
Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.
Cây đơn răng cưa
Nhân dân thường dùng lá cây này chữa mẩn ngứa dị ứng, mề đay dưới hình thức giã nát xào với mỡ bôi lên những nơi mẩn ngứa dị ứng đã rửa sạch.
Cây thuốc giấu
Cây rất phổ biến ở Viêt Nam, được rất nhiều người dùng chữa những vết đứt tay chân, vết thương. Cây nhỏ, cao chừng 1-2m. Thân mẫm, màu xanh.
Cây rau má ngọ
Chân gai nở rộng ra. Bẹ chìa hình lá bao quanh thân trông như thân chui qua lá, do đó có tên períoliatum (chui qua lá). Hoa mọc thành bông tận cùng, ngắn.