Cây xà xàng (xà sàng tử)

2015-07-03 09:48 AM

Mọc hoang ở những nơi đất trống trong nước ta. Thu hái vào tháng 6 đến tháng 8 là thời gian quả chín. Nhổ hay cắt cả cây về phơi khô. Đập lấy quả.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn có tên là cây giần sàng.

Tên khoa học Cnidium monnieri (L.) Cuss. (Selinum monnieri L.).

Thuộc họ Hoa tán Umbelliferae.

Tên giần sàng vì cụm hoa trông từ trên xuống giống cái giần hay cái sàng gạo. Người xưa nói vì rắn hay nằm lên trên và ãn hạt cây này do đó gọi tên là xà = rắn, sàng = giường.

Người ta dùng xà sàng tử (Fructus Cnidii) là quả phơi hay sấy khô của cây xà sàng.

Mô tả cây

Cây xà sàng 

Cây xà sàng

Cây xà sàng là một loại cỏ cao từ 0,4-1m. Thân có vạch dọc. Lá hai lần xẻ lông chim, chiểu rộng của thùy 1-1,5mm. Cuống lá dài 4-8cm. Có bẹ lá ngấn. Hoa mọc thành tán kép. Tổng bao có ít lá bắc hẹp. Cuống hoa dài 7-12cm, dài hơn lá. Quả dài 2-5mm, có dìa mỏng.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang ở những nơi đất trống trong nước ta. Thu hái vào tháng 6 đến tháng 8 là thời gian quả chín. Nhổ hay cắt cả cây về phơi khô. Đập lấy quả. Loại bỏ tạp chất. Phơi lần nữa cho thật khô là được.

Thành phần hóa học

Tinh đầu: Với tỷ lệ 1.3% có mùi hắc đặc biệt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất L. pinen, camphen và bocnylisovalerianat.

Chất ostola tinh thể không màu.

Chất dầu màu đen xanh có thành phần chủ yếu là 92,66% axìt béo khống no, 4,56% axit béo no và 0,38% chất không xà phòng hóa được, 3,27% glyxerin.

Công dụng và liều dùng

Tính vị theo đông y: Vị cay đắng, tính bình, hơi có độc, vào 2 kinh thận và tam tiêu. Tác dụng cường dương, ích thận khử phong táo thấp, dùng chữa liệt dương, bộ phận sinh dục ẩm ngứa, phụ nữ lạnh tử cung, không có con, khí hư, xích bạch đới.

Liều dùng 4 - 12g dưới dạng thuốc sắc uống riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc có xà sàng tử

Chữa tai ướt, ngứa: Xà sàng tử, hoàng liên (hoặc hoàng đằng) mỗi vị 4g, khinh phấn (calômel) 1g. Tán nhỏ trộn đều, thổi vào tai.

Bạch đới khí hư: Xà sàng tử, phèn chua, hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Nấu hồ trộn vào làm thành viên bằng qủa táo, bọc lụa hay gạc cho vào âm hộ.

Thấy nóng bỏ ra. Có thể sắc để thụt rửa.

Lòi dom: Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 9g, chia ra làm 3 lần uống (mỗi lần 3g).

Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa chỗ đau.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây khế

Trong nhân dân thường dùng lá khế giã nhỏ đắp lên những nơi bị lở sơn. Có thể dùng quả giã lấy nước mà đắp lên. Còn dùng chữa mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng.

Cây rau má ngọ

Chân gai nở rộng ra. Bẹ chìa hình lá bao quanh thân trông như thân chui qua lá, do đó có tên períoliatum (chui qua lá). Hoa mọc thành bông tận cùng, ngắn.

Cây trầu không

Cây trầu không được trồng ở khắp nơi Việt Nam để lấy lá ãn trầu. Nó còn được trồng tại nhiều nước khác ờ châu Á, vùng nhiệt đới như Malaixia, Inđônêxya, Philipin.

Ké hoa vàng

Cây ké đầu ngựa hoa vàng mọc hoang rất phổ biến ờ khắp nơi Việt Nam, còn mọc ở Cãmpuchia, Lào, Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc (miền Nam và Hải Nam), Malaixia.

Cây thuốc bỏng

Ngắt một lá để trên đĩa có ít nước hay trên mặt đất, từ mép lá, nơi răng cưa của lá sẽ mọc lên một cây khác. Có khi treo lá trên tường để ở chỗ mát, cây con cũng mọc lên như vậy.

Bồ công anh

Thường nhân dân Việt Nam dùng lá, lá hái về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Thường hay dùng tươi. Không phải chế biến gì đặc biệt.

Bồ cu vẽ

Cây mọc hoang ỏ khắp nơi trên miền Bắc và miền Trung nước ta. Hình như không thấy mọc ở miền Nam. Rải rác thấy có ở Lào và Cămpuchia. Còn thấy ở Malaixia.

Mù u

Cây mù u mọc hoang thường mọc tại những vùng đất cát tại bờ bể. Nhân dân miền Trung thường trồng lấy hạt ép dầu thắp đèn.

Cây la (chìa vôi)

Thường người ta hái lá tươi về dùng. Ngoài ra còn dùng rể đào quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có khi dùng cả cây thái mỏng phơi hay sấy khô.

Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa)

Cây chó đẻ răng cưa mọc hoang ở khắp nơi ở Việt nam cũng như ở khắp các nước vùng nhiệt đới. Người ta dùng toàn cây hái về làm thuốc. Mùa hái quanh năm.

Cây ké đầu ngựa

Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.

Cây sắn thuyền

Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus.

Cây găng tu hú

Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.

Cây tỏi đỏ

Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng. VỊ thuốc có vị đắng, mùi hơi hắc.

Liên kiều

Thanh kiều và lão kiều cũng giống nhau, nhưng thanh kiều phần nhiều đầu quả chưa tách ra như mò chim mở, hạt còn nguyên không rơi rụng.

Bèo cái

Bèo cái được trồng ở khấp các nơi có hồ ao ở Việt Nam, ở nông thôn cũng như ở thành phố vì toàn cây được dùng để nuôi lợn, còn mọc ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới khác.

Cây mặt quỷ

Cây mặt quỷ mọc rất phổ biến ở những đồi có cây bụi hay rừng thưa tại nhiều tỉnh Việt Nam. Còn thấy mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ.

Cây lân tơ uyn

Tất cả vết thương phần mềm có miệng rộng. Nếu vết thương chột, miệng nhỏ thì phải vạch rộng, cắt lọc tốt rồi mới dùng lân tơ uyn.

Con rết

Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu.

Cây bạc thau

Vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Dùng tươi giã nát đắp lên những nơi gãy xương, mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Dùng khô chữa ho, điều kinh, bạch đới khí hư.

Cúc liên chi dại

Theo các tài liệu, trong cây này có chứa một ancaloit gọi là parthenin dưới dạng vảy mỏng, đen, rất đắng, tan trong nước. Theo Guyot, đây không phải là một chất nguyên.

Cây tần cửu (thanh táo)

Cây tần cửu hay thanh táo là một cây nhỏ cao chừng 1,5m, cành có màu tím sẫm hay xanh lục, nhẵn, giữa chỗ lá mọc đối có một dòng lông. Lá mọc đới.

Bạch hoa xà

Cây mọc hoang ở khấp nơi ở Việt Nam: Nam, bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn Độ, Malai xia, nam Trung Quốc. Nhật Bản, Inđônêxya, châu Phi.

Cây hàn the

Cây mọc hoang dại ở các bãi cố, ven bờ ruộng ở khắp nơi Việt Nam. Còn thấy ở nhiều nước nhiệt đới vùng đông nam châu Á. Nhân dân dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Cây phù dung

Cây phù dung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh. Còn được trổng tại các nước Trung Quốc, Philipin, Nhật Bản, Ân Độ.