- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc chữa mẩn ngứa, mụn nhọt
- Cây tùng hương
Cây tùng hương
Thông ưa đất cát, trồng thông bằng hạt, sau 4 đến 5 năm trồng thì bắt đầu tỉa, phải tỉa sao cho cành đụng nhau nhưng không xen kẽ vào nhau.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là tùng chi, tùng cao, tùng giao.
Tên khoa học Resina Pìni-Colophonium.
Tùng hương hay tùng chi là phần đặc còn lại sau khi cất nhựa thông với nước.
Mô tả cây
Cây tùng hương
Thông là một loại cây to, cao tới 20-30m đường kính thân có thể tới 2m, thân thẳng vò xù xì, nứt nẻ. Lá hình kim bao giờ cũng xanh tươi, chỉ có một gân nhỏ, mọc tụ hai hay ba lá, tùy theo loài. “Hoa” là những khối hình nón gần như không cuống.
Ở Việt Nam, Lào và Campuchia có mấy loài sau đây:
Thông hai lá còn gọi là thông nhựa (Pinus merkusìi Jungh et De Vries) thuộc họ Thông Pinaceae: cây gỗ cao, lá hình kim dài, xanh đậm hai lá trong một bẹ chung. Nón cái lớn, hóa gỗ, lá bắc dày cứng, hạt có cánh dẹt, cho nhiều nhựa, do đó mang tên thông nhựa.
Thông hai lá còn gọi là thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lambert) cùng thuộc họ Thông Pinaceae: giống cây trên, thân có vỏ nứt, mảnh tán dày, dựng đúng. Cây cho ít nhựa, thường mọc xen kẽ với cây thông nhựa.
Ở miền nam Trung Bộ và Cămpuchia còn có thông ba lá (Pinus khasya Royle) thuộc cùng họ Thông Pinaceae: Mỗi bẹ có ba lá.
Tại Trung quốc, ở Quảng Đông và Phúc Kiến, người ta khai thác cây thông đuôi ngựa (mã vi tùng) (Pinus massoniana Lambert) và miền bấc Trung Quốc khai thác cây du tùng (Pinui tabulaeformis Carr) thuộc cùng họ.
Phân bố, thu hái và chê biến
Ở miền Bắc Việt Nam thông được trồng tập trung nhiều nhất ở Quảng Ninh, người ta ước tính thông chiếm hàng vạn hecta chạy suốt từ đông sang tây, sau đến Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, một ít ở Bắc Cạn, Thái Nguyên.
Tại miền Nam, trên cao nguyên Langbiang giữa Phan Rang-Phan Thiết thông chiếm diện tích khoảng chục vạn héc ta Lào, Cămpuchia cũng đểu có.
Thông ưa đất cát. Trồng thông bằng hạt. Sau 4-5 năm trồng thì bắt đầu tỉa, phải tỉa sao cho cành đụng nhau nhưng không xen kẽ vào nhau.
Thường trồng thông sau 15-20 năm mới bắt đầu khai thác nhựa. Khi ấy cây có đường vòng chừng 60cm. Thường người ta phân biệt hai loại thông: thông để sông lâu, thì cứ 4 năm lấy nhựa một lần và chỉ lấy nhựa khi nơi thân cây cách mặt đất l,5m có đường vòng lm. Loại thông cần chặt đi cho quang bớt thì lấy nhựa cho đến hết. Sau đó ngả cây. Cây thông cho nhựa nhiều nhất vào năm 60 tuổi, sau đó lượng nhựa giảm dần.
Thời gian lấy nhựa bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10. Nhung ngay từ tháng hai, người ta đã cạo cho mỏng bớt vỏ trên một khoang rộng 10- 15cm, dài 60-80cm. Đến tháng ba, người ta dùng một loại cuốc nhỏ riêng đẽo một mảnh vò rộng khoảng 9cm, sâu 1 cm, vào lớp gỗ giác cao 3- 4cm.
Nhựa chảy từ vết thương ra nhưng rồi rất chóng ngừng lại. Đó là giai đoạn chảy nhựa ban đầu có tính chất sinh lý: Phần nhựa dự trữ trong cây bị dốc ra. Quanh vết thương sẽ thành một lớp gỗ mới với rất nhiêu mạch bài tiết. Cạo lần sau, nhựa sẽ chảy lại; nhựa chảy lần này do tính chất bệnh lý. Hễ thấy ngừng chảy lại nạo lại, mổi tuần nạo một lần. Năm đầu đẽo cao khoảng 60cm, năm thư tư chừng 3m.
Muốn giữ cây sống lâu, cứ sau bốn năm lấy nhựa lại nghỉ một năm. Năm đầu nạo ở phía đông, năm sau nạo cách chỗ năm trước 120°. Nhựa chảy ra theo máng kẽm dính vào thân cây dượt hứng vào một bình nhỏ bằng sành. Sau đó cho vào một thùng sắt hay gỗ thể tích 17-18 lít.
Ở Quảng Nính, một cây thông trung bình cho khoảng 18% tinh dầu và 60 % tùng hương (côlôphan), như vậy mỗi cây một năm cho khoảng 700g tinh dầu và 2 kg côlòphan. Nếu lấy kiệt cho đến chết, thì một cây có thể cho tới 8kg nhựa hay hơn nữa. Năng suất một hecta thay đổi tùy theo tuổi của cây và số cây. Số cây trong một hecta lúc đầu nhiều, sau 20 năm còn chừng 750 cây, sau 35 năm còn 250 cây, về sau chỉ để 70-100 cây trên một hecta. Trung bình một hecta cho khoảng 350-400kg nhựa. Những năm mưa năng suất nhựa kém hơn, nhưng tỷ lệ tinh dầu lại cao hơn các năm khô ráo.
Về phẩm chất nơi nào cất tốt, thì chất lượng nhựa cũng tốt hơn.
Riêng trong năm 1955, tại Hoàng Mai (Nghệ An) cho được 700 lít tinh dấu mỗi tháng, tính ra một năm có thể được 20 tấn tinh dẩu và 40 tấn tùng hương.
Nhựa thông thu hoạch về có thể đem tinh chế để sử dụng: Cho nước vào nhựa rồi đun nóng. Cạn và nước sẽ lắng xuống dưới. Nhựa tốt nổi à trên.
Muốn chế tùng hương, người ta cho nhựa thống và nước vào nồi rồi cất kéo hơi nước: Tinh dầu sẽ cất theo hơi nước, ta được tinh dầu thông, chất còn lại trong nồi cất là tùng hương (côlôphan). Nếu trước khi cất tinh dầu, nhựa thông đã được tinh chế thì tùng hương sẽ sạch và ít tạp chất. Nếu nhựa thông chưa được tinh chế trước khi cất tinh dầu thì sau khi cắt, ta phải tình chế lại tùng hương với nước. Chất bẩn sẽ lắng trong nước. Nếu cần dùng dung môi như benzen để hòa tan và lọc.
Thành phần hóa học
Trong tùng hương thành phần chủ yếu là anhydrit abietic, và một ít axit abìetic, tất cả khoảng 80%. Ngoài ra còn một ít recsen, một ít tinh dầu (khoảng 0,5%) và một ít chất đắng.
Công dụng và liều dùng
Nhựa thông, tinh dầu thông và tùng hương có nhiều công dụng trong công nghiệp sơn, mực v.v..., cho nên nhựa thông, tinh dầu thông, tùng hương thuộc loại tinh dầu và nhựa có nhu cầu to lớn, sản lượng to lớn trên thế giới.
Ở đây chỉ đóng khung trong công dụng ở y dược.
Theo tài liệu cổ: Tùng hương có vị đắng, ngọt, tính ôn độc, có tác dụng táo thấp, khư phong, sát trùng, sinh cơ, chỉ thống, bài nùng (hết đau, hết mủ). Thường dùng chữa mụn nhọt, ghẻ lở.
Hiện nay tùng hương thường chỉ thấy hay dùng nấu cao dán nhọt. Hẩu như không thấy dùng uống trong.
Đơn thuốc có tùng hương
Cao tùng hương (tùng chi cao) (trích trong Chính trị chuẩn thẳng) dùng chữa những mụn nhọt lâu ngày không liền miệng:
Tùng hương, hoàng liên, hoàng cám, khổ sâm, sà sàng tử, đại hoàng, khô phàn, hồ phấn, thủy ngân tất cả tán nhò, đun với mỡ lợn dán lén mụn nhọt.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây xà xàng (xà sàng tử)
Mọc hoang ở những nơi đất trống trong nước ta. Thu hái vào tháng 6 đến tháng 8 là thời gian quả chín. Nhổ hay cắt cả cây về phơi khô. Đập lấy quả.
Bạch hoa xà
Cây mọc hoang ở khấp nơi ở Việt Nam: Nam, bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn Độ, Malai xia, nam Trung Quốc. Nhật Bản, Inđônêxya, châu Phi.
Cây thồm lồm
Cây thồm lồm mọc hoang ờ khắp nơi trong nước ta, thường ít được dùng, hay một số nơi người ta dùng lá tươi gíã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh thồm lồm ăn tai.
Cây thanh đại (cây chàm)
Tùy theo cách chế tạo, bột chàm hay thanh đại có độ tinh khiết khác nhau. Thường người ta xác định giá trị của thanh đại bằng cách định lượng indigotin.
Con rết
Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu.
Cây hàn the
Cây mọc hoang dại ở các bãi cố, ven bờ ruộng ở khắp nơi Việt Nam. Còn thấy ở nhiều nước nhiệt đới vùng đông nam châu Á. Nhân dân dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Cây rong mơ
Vị đắng, mặn, tính hàn vào ba kinh can, vị và thân, có tác dụng tiêu đờm, làm mểm chất rắn, tiết nhiệt lợi thủy dùng chữa bướu cổ, thủy thũng.
Cây găng tu hú
Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.
Bảy lá một hoa
Người ta thường dùng thân rễ với tên tảo hưu, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về rừa sạch, phơi khô.
Cây đơn răng cưa
Nhân dân thường dùng lá cây này chữa mẩn ngứa dị ứng, mề đay dưới hình thức giã nát xào với mỡ bôi lên những nơi mẩn ngứa dị ứng đã rửa sạch.
Cây lu lu đực
Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.
Cây bứa
Thường người ta hái quả chín về ăn và nấu canh. Làm thuốc người ta dùng vỏ quả tươi hay phơi hoặc sấy khô. Mùa thu hái vỏ gần như quanh năm.
Cây thuốc giấu
Cây rất phổ biến ở Viêt Nam, được rất nhiều người dùng chữa những vết đứt tay chân, vết thương. Cây nhỏ, cao chừng 1-2m. Thân mẫm, màu xanh.
Cây ké đầu ngựa
Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.
Sài đất
Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thường ưa nơi ẩm mát, Gần đây, do nhu cầu, nhiều nơi đã trồng sài đất để dùng làm thuốc.
Hạ khô thảo
Vào mùa hạ, khi một số quả đã chín thì hái cành mang hoa và quả phơi hay sấy khô. Có người dùng cả bộ phận trên mặt đất hái về phơi hay sấy khô để dùng.
Cây đại phong tử
Axit béo đặc biệt đầu tiên phát hiện được đặt tên là axit gynocacdic vì khi ấy người ta cho rằng dầu đại phong tử là dầu ép từ hạt của cây Gynocardia.
Cây hương diệp
Trước khi cây ra hoa người ta thu hoạch toàn cây và cất tinh dầu. Năng suất và chất lượng tinh dầu thay đổi tùy theo địa phương, cách chăm sóc và giống cây.
Cây cà chua
Quà cà chua mặc dầu giá trị dinh dưỡng thấp nhưng được toàn thế giới dùng làm thức ăn dưới dạng tươi hay nấu chín, nước ép cà chua là một loại nước giải khát.
Cây sảng
Cây sảng mọc phổ biến ở những rừng thứ sinh các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây. Thường người ta dùng vỏ cây thu hái quanh năm dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Cây ráy
Ráy là một cây mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam, thường ưa mọc ở rừng hay nơi ẩm tháp. Còn thấy ở Lào, Campuchia, Hoa Nam Trung Quốc, châu úc.
Cây bèo tây
Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa khống đều, màu xanh nhạt, đài và tràng cùng màu, dính liền với nhau ở gốc. Cánh hoa trên có một đốm vàng.
Ké hoa vàng
Cây ké đầu ngựa hoa vàng mọc hoang rất phổ biến ờ khắp nơi Việt Nam, còn mọc ở Cãmpuchia, Lào, Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc (miền Nam và Hải Nam), Malaixia.
Cây cà tầu
Ở Việt Nam hầu như chưa thấy sử dụng làm thuốc. Nhưng ở nhiều nước như Ân Độ, Malaixia, Thái Lan, châu úc người ta dùng toàn cây chữa ho, thông tiểu, chữa hen, sốt.
Bồ cu vẽ
Cây mọc hoang ỏ khắp nơi trên miền Bắc và miền Trung nước ta. Hình như không thấy mọc ở miền Nam. Rải rác thấy có ở Lào và Cămpuchia. Còn thấy ở Malaixia.