- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc chữa mẩn ngứa, mụn nhọt
- Cây trầu không
Cây trầu không
Cây trầu không được trồng ở khắp nơi Việt Nam để lấy lá ãn trầu. Nó còn được trồng tại nhiều nước khác ờ châu Á, vùng nhiệt đới như Malaixia, Inđônêxya, Philipin.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là trầu, thược tương, mô-lu (Campuchia), hrue êhang (Buôn Mê Thuột).
Tên khoa học Piper betie L.(Piper siriboa L.).
Thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae.
Mô tả cây
Cây trầu không
Trầu không là một loại cày mọc leo, thân nhẵn. Lá mọc so le, cuống có bẹ, dài 1,5-3,5cm, phiến lá hình trái xoan, dài 10-13cm, rộng 4,5- 9cm, phía cuống hình tim (đối với những lá phía gốc) đầu lá nhọn, khi soi lên thấy rất nhiều điểm chứa tinh dầu rất nhỏ, gân lá thường 5. Hoa khác gốc mọc thành bông. Quả mọng không có vòi sót lại.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây trầu không được trồng ở khắp nơi Việt Nam để lấy lá ãn trầu. Nó còn được trồng tại nhiều nước khác ờ châu Á, vùng nhiệt đới như Malaixia, Inđônêxya, Philipin.
Làm thuốc người ta cũng dùng lá trầu không hái như đối với lá dùng ăn trầu.
Thành phần hóa học
Trong lá trầu không có 0,8-1,8%, có khi đến 2,4% tinh dầu tỷ trọng 0,958-1,057 thơm mùi creozot (củi đốt), vị nóng. Trong tinh dầu người ta đã xác định có hai chất phenol là betel-phenol (đồng phân với chất eugenol chavibetol và chavicol), kèm theo một số hợp chất phenolic khác.
Tác dụng dược lý
ít có tài liệu nghiên cứu. Năm 1956, Bộ môn ký sinh Trường đại học y dược Hà Nội có nghiên cứu thấy trầu không có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi trùng: Tụ cầu, Subtilit và trực trùng Coli (Y học tạp chí số 4, tháng 11/ 1956).
Năm 1961, Phòng đồng y thực nghiệm thuộc Viện vi trùng học cũng thí nghiệm lại và cũng xác định tính chất kháng sinh bay hơi của lá trầu không.
Một số bệnh viện cùa ta đã dùng cao nước trầu không thí nghiệm điều trị bệnh viêm cận răng (paradentose) có kết quả.
Công dụng và liều dùng
Ngoài công dụng dùng để ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), nhân dân nhiều nơi còn dùng lá trầu không giã nhỏ, cho thêm nước sỏi vào rồi dùng rửa những vết loét, mẩn ngứa, viêm mạch hạch huyết. Nước pha lá trầu không còn được dùng làm thuốc nhỏ mắt chữa viêm kết mạc, chữa bệnh chàm mặt của trẻ em. ít dùng trong. Chỉ hay dùng ngoài, liều lượng tùy tiện. Có nơi còn giã lá trầu không đắp lên ngực để chữa ho và hen, hoặc đắp lên vú để cho sữa không ra sữa.
Đơn thuốc có trầu không
Chúng ta giới thiệu sau đây đơn thuốc dùng lá trầu không để chữa các vết lở loét, mụn nhọt, vết chàm của trẻ em mới đẻ (Đỗ Tất Lợi). Lá trầu không tươi: 2 hoặc 3 lá, cẩt thật nhỏ, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho vào cho ngập lá trầu không. Làm như khi ta pha chè. Đợi chừng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước. Dùng nước này rủa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt.
Ngày làm như vậy 2 hoặc 3 lần. Nếu vết loét rửa bằng lá trầu không, còn có nước vàng ri ra thì có thể dùng giấy bản đốt lấy tro mà đắp vào. Rất chóng khỏi.
Nếu vết loét quá to, thì có thể dùng số lượng lá trầu không nhiều hơn.
Đáng lẽ pha thuốc như trên, ta có thể đem lá trầu không đun với nước cho sôi kỹ để ấm mà dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây tùng hương
Thông ưa đất cát, trồng thông bằng hạt, sau 4 đến 5 năm trồng thì bắt đầu tỉa, phải tỉa sao cho cành đụng nhau nhưng không xen kẽ vào nhau.
Cây thuốc giấu
Cây rất phổ biến ở Viêt Nam, được rất nhiều người dùng chữa những vết đứt tay chân, vết thương. Cây nhỏ, cao chừng 1-2m. Thân mẫm, màu xanh.
Cây hàn the
Cây mọc hoang dại ở các bãi cố, ven bờ ruộng ở khắp nơi Việt Nam. Còn thấy ở nhiều nước nhiệt đới vùng đông nam châu Á. Nhân dân dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Cây găng tu hú
Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.
Cúc liên chi dại
Theo các tài liệu, trong cây này có chứa một ancaloit gọi là parthenin dưới dạng vảy mỏng, đen, rất đắng, tan trong nước. Theo Guyot, đây không phải là một chất nguyên.
Cây khoai nưa
Củ thu hoạch vào các tháng 9,11, cạo sạch vỏ, đồ chín phơi hay sấy khô, khi dùng ngâm cho mềm, thái mỏng rồi ngâm nước phèn chua và gừng, sao cho thơm và hết ngứa.
Cây lu lu đực
Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.
Dâm bụt
Nhân dân rất hay dùng lá và hoa tươi giã nhỏ với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang nung mủ, khô thuốc lại thay. Mụn nhọt sẽ đỡ nhức và chóng vỡ mủ.
Cây lân tơ uyn
Tất cả vết thương phần mềm có miệng rộng. Nếu vết thương chột, miệng nhỏ thì phải vạch rộng, cắt lọc tốt rồi mới dùng lân tơ uyn.
Bạch hạc
Cây bạch hạc mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Mailaixia, đồng Châu Phi. Có khi được trồng làm cảnh.
Cây tỏi đỏ
Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng. VỊ thuốc có vị đắng, mùi hơi hắc.
Cây phù dung
Cây phù dung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh. Còn được trổng tại các nước Trung Quốc, Philipin, Nhật Bản, Ân Độ.
Cây bạc thau
Vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Dùng tươi giã nát đắp lên những nơi gãy xương, mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Dùng khô chữa ho, điều kinh, bạch đới khí hư.
Cây huyết kiệt
Hiện nay chưa thấy phát hiện cây này ở Việt Nam. Huyết kiệt chủ yếu vẫn nhập của Trung Quốc, bản thân Trung Quốc cũng nhập từ Inđônêxya.
Cây tần cửu (thanh táo)
Cây tần cửu hay thanh táo là một cây nhỏ cao chừng 1,5m, cành có màu tím sẫm hay xanh lục, nhẵn, giữa chỗ lá mọc đối có một dòng lông. Lá mọc đới.
Cảo bản
Tại Trung Quốc, liêu cảo bản chủ sản ở Hà Bắc, rồi đến Sơn Tây, Liêu Ninh, Cát Lâm, Nội Mông. Loại này vừa dùng trong nước, vừa để xuất khẩu một ít.
Bồ công anh
Thường nhân dân Việt Nam dùng lá, lá hái về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Thường hay dùng tươi. Không phải chế biến gì đặc biệt.
Lá móng
Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Ai Cập, ngưới ta trổng để xuất cảng.
Cây đơn tướng quân
Đơn tướng quân mọc hoang ở Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Cạn. Tại Hà Nội được trồng ở làng Đại Yên để dùng làm thuốc. Còn thấy ở miền Nam, Campuchìa, Ấn Độ.
Kim ngân
Hoa hay cành lá hái về phơi hay sấy khô là dùng được. Không phải chế biến gì khác. Việc bảo quản hoa và cành lá kim ngân tương đối dễ vì ít bị mốc mọt.
Cây muồng truổng
Trong rễ màu vàng, vị rất đấng có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal.
Cây cà chua
Quà cà chua mặc dầu giá trị dinh dưỡng thấp nhưng được toàn thế giới dùng làm thức ăn dưới dạng tươi hay nấu chín, nước ép cà chua là một loại nước giải khát.
Cây rau má ngọ
Chân gai nở rộng ra. Bẹ chìa hình lá bao quanh thân trông như thân chui qua lá, do đó có tên períoliatum (chui qua lá). Hoa mọc thành bông tận cùng, ngắn.
Cây thuốc bỏng
Ngắt một lá để trên đĩa có ít nước hay trên mặt đất, từ mép lá, nơi răng cưa của lá sẽ mọc lên một cây khác. Có khi treo lá trên tường để ở chỗ mát, cây con cũng mọc lên như vậy.
Bảy lá một hoa
Người ta thường dùng thân rễ với tên tảo hưu, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về rừa sạch, phơi khô.