- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc chữa mẩn ngứa, mụn nhọt
- Cây tần cửu (thanh táo)
Cây tần cửu (thanh táo)
Cây tần cửu hay thanh táo là một cây nhỏ cao chừng 1,5m, cành có màu tím sẫm hay xanh lục, nhẵn, giữa chỗ lá mọc đối có một dòng lông. Lá mọc đới.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là tần cửu, tần qua, tần giao, thanh táo, thuốc trặc, trường sơn cây.
Tên khoa học Justicia gendarussa L. (Gendarussa vulgaris Nees).
Thuộc họ ô rô Acanthaceae.
Mô tả cây
Cây tần cửu
Cây tần cửu hay thanh táo là một cây nhỏ cao chừng 1,5m, cành có màu tím sẫm hay xanh lục, nhẵn, giữa chỗ lá mọc đối có một dòng lông. Lá mọc đới, mang cuống ngắn, phiếu là hình mác thuôn, dài 4-14cm, rộng 1-2cm, mép nguyên. Lá thường bị loài nấm Puccinia thwaitesiì ăn hại. Mặt lá nhẵn có gân xanh hay màu tím tùy theo cây. Hoa màu trắng hay hơi điểm hồng, có những đốm tía, mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá phía ngọn. Quả nang dài 12mm, trong chứa 4 hạt. Mùa hoa quả vào mùa hạ.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây thanh táo dược trồng làm cảnh ở rất nhiều vườn hoa ở các tỉnh Việt Nam.
Còn thấy mọc ở Trung Quốc (Quảng Đông, Đài Loan, Đông Bắc), Ấn Độ, Triều Tiên, Inđonêxya.
Người ta dùng vỏ thân hay vỏ rễ, rẽ, lá hoặc tươi hoặc khô. Rễ thường được dùng với tên lần giao hay tẩn cửu, tấn cừu.
Thu hoạch quanh nãm, tốt nhất vào các tháng 7-8.
Thành phán hóa học
Trong cây thanh táo có chứa một ancaloit gọi là justixin và một lượng rất ít tinh dầu (0,001%).
Hoạt chất khác chưa rõ.
Công dụng và liều dùng
Nhân dàn thường dùng lá hay cành cây thanh táo giã đắp vào các vết sưng hay sắc nước, nước còn nóng đắp vào chỗ sưng đau, đau thấp, đau xương, có khi ngâm rượu uống chữa tê thấp.
Theo đông y, rễ cây tần cửu vị đắng, cay và bình, vào 4 kinh: Vị, đại tràng, can, đảm.
Sách cổ nói cây thanh táo có tác dụng hoạt huyết, trấn thống (làm cho máu lưu thông và giảm đau). Còn có tác dụng lợi đại tiện, chữa da vàng (hoàng đảm), ho sốt. Ấn Độ còn dùng lá, cành cho vào quần áo cho khỏi nhậy.
Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc cao hoặc ngâm rượu.
Đơn thuốc có thanh táo
Rẽ thanh táo, miết giáp, địa cốt bì, sài bồ, mỗi vị 10g, đương quy, tri mẫu, mỗi vị 5g, thanh cao, ô mai, mỗi vị 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Chữa ho, sốt, mồ hôi trộm.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây trầu không
Cây trầu không được trồng ở khắp nơi Việt Nam để lấy lá ãn trầu. Nó còn được trồng tại nhiều nước khác ờ châu Á, vùng nhiệt đới như Malaixia, Inđônêxya, Philipin.
Cây keo nước hoa
Ngay quanh Hà Nội cũng có trồng một số cây nhưng ít phát triển.Trong vỏ cây keo ta có chứa tanin loại catechic được dùng để thuộc da mềm. Hàm lượng tanin khá cao.
Ké hoa vàng
Cây ké đầu ngựa hoa vàng mọc hoang rất phổ biến ờ khắp nơi Việt Nam, còn mọc ở Cãmpuchia, Lào, Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc (miền Nam và Hải Nam), Malaixia.
Cảo bản
Tại Trung Quốc, liêu cảo bản chủ sản ở Hà Bắc, rồi đến Sơn Tây, Liêu Ninh, Cát Lâm, Nội Mông. Loại này vừa dùng trong nước, vừa để xuất khẩu một ít.
Cây phù dung
Cây phù dung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh. Còn được trổng tại các nước Trung Quốc, Philipin, Nhật Bản, Ân Độ.
Lá móng
Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Ai Cập, ngưới ta trổng để xuất cảng.
Con rết
Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu.
Cây cà tầu
Ở Việt Nam hầu như chưa thấy sử dụng làm thuốc. Nhưng ở nhiều nước như Ân Độ, Malaixia, Thái Lan, châu úc người ta dùng toàn cây chữa ho, thông tiểu, chữa hen, sốt.
Cây sắn thuyền
Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus.
Cà dại hoa vàng
Cà dại hoa vàng là một loại cỏ có thần mẫm, cao chừng 30-40cm. Lá mọc so le, hơi ôm vào thân cây, xẻ lông chim sâu, trên có lông cứng, nhọn với những đường gãn.
Cây đơn buốt
Ngoài cây đơn buốt mô tả trên, trong nhân dân còn dùng một cây khác cũng với tên đơn buốt hay đơn kim hay quỷ tràm tháo. Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ lá kép gồm nhiều lá chét.
Cây thồm lồm
Cây thồm lồm mọc hoang ờ khắp nơi trong nước ta, thường ít được dùng, hay một số nơi người ta dùng lá tươi gíã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh thồm lồm ăn tai.
Cây thuốc giấu
Cây rất phổ biến ở Viêt Nam, được rất nhiều người dùng chữa những vết đứt tay chân, vết thương. Cây nhỏ, cao chừng 1-2m. Thân mẫm, màu xanh.
Cây đơn tướng quân
Đơn tướng quân mọc hoang ở Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Cạn. Tại Hà Nội được trồng ở làng Đại Yên để dùng làm thuốc. Còn thấy ở miền Nam, Campuchìa, Ấn Độ.
Bạch hạc
Cây bạch hạc mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Mailaixia, đồng Châu Phi. Có khi được trồng làm cảnh.
Cây tỏi đỏ
Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng. VỊ thuốc có vị đắng, mùi hơi hắc.
Cây xà xàng (xà sàng tử)
Mọc hoang ở những nơi đất trống trong nước ta. Thu hái vào tháng 6 đến tháng 8 là thời gian quả chín. Nhổ hay cắt cả cây về phơi khô. Đập lấy quả.
Bồ cu vẽ
Cây mọc hoang ỏ khắp nơi trên miền Bắc và miền Trung nước ta. Hình như không thấy mọc ở miền Nam. Rải rác thấy có ở Lào và Cămpuchia. Còn thấy ở Malaixia.
Cây máu chó
Khi dùng, người ta tắm cho thật sạch, gãi cho nốt ghẻ chảy máu rồi bôi nguyên dầu đó hoặc cho thêm vào dầu một ít dầu long não cho có mùi thơm và thêm tính chất sát trùng.
Cây khế
Trong nhân dân thường dùng lá khế giã nhỏ đắp lên những nơi bị lở sơn. Có thể dùng quả giã lấy nước mà đắp lên. Còn dùng chữa mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng.
Cây găng tu hú
Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.
Cây tùng hương
Thông ưa đất cát, trồng thông bằng hạt, sau 4 đến 5 năm trồng thì bắt đầu tỉa, phải tỉa sao cho cành đụng nhau nhưng không xen kẽ vào nhau.
Cây đại phong tử
Axit béo đặc biệt đầu tiên phát hiện được đặt tên là axit gynocacdic vì khi ấy người ta cho rằng dầu đại phong tử là dầu ép từ hạt của cây Gynocardia.
Hạ khô thảo
Vào mùa hạ, khi một số quả đã chín thì hái cành mang hoa và quả phơi hay sấy khô. Có người dùng cả bộ phận trên mặt đất hái về phơi hay sấy khô để dùng.
Cây bạc thau
Vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Dùng tươi giã nát đắp lên những nơi gãy xương, mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Dùng khô chữa ho, điều kinh, bạch đới khí hư.