Cây sắn thuyền

2015-08-31 02:36 PM

Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là sắn sàm thuyền.

Tên khoa học Syzygium resinosum (Gagnep) Merr. et Perry (Eugenia resinosa).

Thuộc họ Sim Myrtaceae.

Mô tả cây

 Cây sắn thuyền

Cây sắn thuyền

Sắn thuyền là một cây có thân thẳng đứng, hình trụ, có thể cao tới 15m. Cành nhỏ gẫy và dài, lúc đấu dẹt sau hình trụ, màu nâu nhạt, nhăm nheo. Lá mọc đố„ hai đôi lá gần nhau mọc theo hai hướng thẳng góc với nhau. Lá mọc sum suê, phiến lá hình mác thuôn nhọn ở gốc, nhọn tù ở đỉnh, dài 6-9cm, rộng 20-45mm, đen nhạt ở trên khi khô, mặt dưới nhạt có những điểm hạch hình điểm. Cụm hoa mọc ở kẽ các lá rụng hay chưa rụng, thành chùy dài 2-3cm, thưa họp thành nhóm dài 20cm, trục gầy nhỏ, tận cùng bởi 3 hoa không có cuống. Nụ hoa hình lẽ, gần hình cầu dài. 3-4mm, rộng 2,5-3mm. Mùa thu ra quả thành từng chùm như chùm vối,khi chín có màu tím đỏ, có vị ngọt, chát chát. Nhân dân ta vẫn dùng vỏ cây để xàm thuyên cho nên có tên sắn xàm thuyền. Lá nem còn dược dùng ăn gỏi.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang và được trồng ở gần khắp miền Bắc, Hà Nội cũng có, các tỉnh khác như Thái Bình, Hà Tây, Hoà Bình, Nam Hà, Nam Định, Ninh Bình v.v... Dùng làm thuốc, thường người ta chỉ dùng lá tươi đem về giã nát để đắp lên nơi vết thương. Đang được nghiên cứu dùng phơi khô tán bột.

Thành phấn hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy có tinh dầu, chất nhựa, chất nhầy, tamin.

Tác dụng dược lý

Dựa vào kinh nghiệm nhân dân dùng lá sắn thuyến đắp lên vết thương, Đỗ Phú Đông, Bùi Như Ngọc và Phan Vãn Nông và cộng sự ở Bệnh viên Hữu nghị Việt-Tiệp đã nghiên cứu trong thực nghiệm đã đi tới những kết luận sau đây :

Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus và Pyogenes cũng như với Bacillus proteus.

Lá sắn thuyên tươi giã nát đắp lẽn vết thương thực nghiệm có tác dụng làm se vết thương, chống nhiễm trùng, tổ chức hạt mọc nhanh, toàn trạng con vật thí nghiệm mạnh khỏe.

Bột lá sắn thuyền khô mịn cũng có tác đụng tốt.

Tìm khả năng tăng quá trình thực bào đối với viêm của lá sắn thuyên, các tác giả cho rằng lá sắn thuyên có tác dụng động viên nhanh mạnh bạch cầu tới ổ viêm, thúc đẩy nhiều tế bào đơn phân Plaxmôxit, íibrôxìt, tế bào sao, lymphôxit ... tạo thành kháng thể mạnh hơn nên có tác dụng chống tác nhân gây viêm, kích thích tổ chức hạt, làm vết thương chóng liền.

Tìm tác dụng dãn mạch dãn mạch tại chỗ trên tai thỏ, các tác giả thấy lá sắn thuyền có làm dãn mạch tai của thỏ và cho rằng việc động viên các tế bào hàn gắn tổ chức tới ổ viêm là do lá sấn thuyền có tác dụng làm dãn mạch tại chỗ.

Công dụng và liều dùng

Ngoài công dụng dùng lá non ăn gỏi, vỏ thân để xàm thuyền, lá sắn thuyền tươi giã nát đắp lên vết thương chảy mủ dai dẳng, bỏng, vết mổ nhiễm trùng, gãy xương hở, hoại tử da... Bệnh viện hữu nghị Việt Tĩệp đã dùng có kết quả chữa những vết thương nhiễm trùng thông thường, làm cho vết thương chóng khô, bớt nhiễm trùng, tổ chức sẹo có điều kiện phát triển, làm cho vết thương chóng lên da non, đặc biệt dùng lá sấn thuyền chưa có trường hợp nào vết sẹo bị lồi là một điều các nhà tạo hình và vá da rất mong muốn.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây máu chó

Khi dùng, người ta tắm cho thật sạch, gãi cho nốt ghẻ chảy máu rồi bôi nguyên dầu đó hoặc cho thêm vào dầu một ít dầu long não cho có mùi thơm và thêm tính chất sát trùng.

Cây hàn the

Cây mọc hoang dại ở các bãi cố, ven bờ ruộng ở khắp nơi Việt Nam. Còn thấy ở nhiều nước nhiệt đới vùng đông nam châu Á. Nhân dân dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Bưởi bung

Người ta dùng rễ và lá, thu hái gần như quanh năm. Thường dùng tươi, có thể phơi khô dùng dần. Một số nơi hái cành mang lấ phơi khô.

Cây đại phong tử

Axit béo đặc biệt đầu tiên phát hiện được đặt tên là axit gynocacdic vì khi ấy người ta cho rằng dầu đại phong tử là dầu ép từ hạt của cây Gynocardia.

Cây sảng

Cây sảng mọc phổ biến ở những rừng thứ sinh các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây. Thường người ta dùng vỏ cây thu hái quanh năm dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Cây xà xàng (xà sàng tử)

Mọc hoang ở những nơi đất trống trong nước ta. Thu hái vào tháng 6 đến tháng 8 là thời gian quả chín. Nhổ hay cắt cả cây về phơi khô. Đập lấy quả.

Bùng bục

Cây bùng bục mọc hoang ở khắp các miền rừng núi nước ta. Thường ít được dùng. Nhưng dân tộc ít người một vài vùng có dùng hạt của nó để ép lấy dầu đặc như sáp.

Ké hoa đào

Cây ké đầu ngựa hoa đào mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Còn mọc ở Trung Quốc, Malayxia, Philipin. Người ta dùng toàn cây hoặc lá phơi khô hay dùng tươi.

Cây cà chua

Quà cà chua mặc dầu giá trị dinh dưỡng thấp nhưng được toàn thế giới dùng làm thức ăn dưới dạng tươi hay nấu chín, nước ép cà chua là một loại nước giải khát.

Cây vạn niên thanh

Nhân dàn một số vùng dùng cây vạn niên thanh chữa rắn cắn, sưng đau cổ họng. Dùng toàn cây 20 đến 40g tươi sắc với nước (300ml) uống trong ngày.

Cây muồng truổng

Trong rễ màu vàng, vị rất đấng có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal.

Cây thồm lồm

Cây thồm lồm mọc hoang ờ khắp nơi trong nước ta, thường ít được dùng, hay một số nơi người ta dùng lá tươi gíã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh thồm lồm ăn tai.

Cây táo rừng

Cây mọc hoang dại ở những vùng đồi núi nơi dãi nấng hay ven rừng. Người ta dùng lá và rễ. Rễ đào về rửa sạch đất, bóc lấy vỏ, thái nhỏ phơi hay sấy khô. Lá thường dùng tươi.

Cây phù dung

Cây phù dung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh. Còn được trổng tại các nước Trung Quốc, Philipin, Nhật Bản, Ân Độ.

Ké hoa vàng

Cây ké đầu ngựa hoa vàng mọc hoang rất phổ biến ờ khắp nơi Việt Nam, còn mọc ở Cãmpuchia, Lào, Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc (miền Nam và Hải Nam), Malaixia.

Cây lu lu đực

Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.

Bồ công anh

Thường nhân dân Việt Nam dùng lá, lá hái về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Thường hay dùng tươi. Không phải chế biến gì đặc biệt.

Cây tùng hương

Thông ưa đất cát, trồng thông bằng hạt, sau 4 đến 5 năm trồng thì bắt đầu tỉa, phải tỉa sao cho cành đụng nhau nhưng không xen kẽ vào nhau.

Cây ráy

Ráy là một cây mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam, thường ưa mọc ở rừng hay nơi ẩm tháp. Còn thấy ở Lào, Campuchia, Hoa Nam Trung Quốc, châu úc.

Cây rong mơ

Vị đắng, mặn, tính hàn vào ba kinh can, vị và thân, có tác dụng tiêu đờm, làm mểm chất rắn, tiết nhiệt lợi thủy dùng chữa bướu cổ, thủy thũng.

Cây la (chìa vôi)

Thường người ta hái lá tươi về dùng. Ngoài ra còn dùng rể đào quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có khi dùng cả cây thái mỏng phơi hay sấy khô.

Con rết

Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu.

Cây bứa

Thường người ta hái quả chín về ăn và nấu canh. Làm thuốc người ta dùng vỏ quả tươi hay phơi hoặc sấy khô. Mùa thu hái vỏ gần như quanh năm.

Cây trầu không

Cây trầu không được trồng ở khắp nơi Việt Nam để lấy lá ãn trầu. Nó còn được trồng tại nhiều nước khác ờ châu Á, vùng nhiệt đới như Malaixia, Inđônêxya, Philipin.

Cây thuốc giấu

Cây rất phổ biến ở Viêt Nam, được rất nhiều người dùng chữa những vết đứt tay chân, vết thương. Cây nhỏ, cao chừng 1-2m. Thân mẫm, màu xanh.