Cây máu chó
Khi dùng, người ta tắm cho thật sạch, gãi cho nốt ghẻ chảy máu rồi bôi nguyên dầu đó hoặc cho thêm vào dầu một ít dầu long não cho có mùi thơm và thêm tính chất sát trùng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là muscadier à suif.
Tên khoa học Knema corticosa Lour. (Knema bicolor Raf, Myristica corticosa Hook. f. et Thoms).
Thuộc họ Nhục đậu khấu Myristicaceae.
Tên là máu chó vì khi chật cây, chất nhựa chảy ra có màu đỏ giống như máu.
Mô tả cây
Cây máu chó
Cây to, cao, có thể tới hơn 10m. Cành non có lông tơ màu hung đỏ. Lá mọc so le, có cuống, nguyên và nhẵn, mặt trên bóng. Hoa khác gốc, có lông mịn màu nâu nhạt. Quả hình trứng hay hình cầu, khi chín thì nhẵn, vỏ quả mỏng; áo hạt nguyên vẹn hay bị tước cả đầu. Hạt có vỏ mỏng và nhẵn.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây máu chó mọc hoang ở khắp miền rừng núi các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam. Trong tài liệu cũ thường chỉ kể Nam và Trung bộ, nhưng thực tế chúng tôi thấy máu chó rất phổ biến ở miền Bắc. Ngoài ra chúng tôi thấy máu chó ở Miến Điện, Thái Lan, Cămpuchia.
Vào tháng 9-10 người ta thu hoạch hạt. Quả máu chó khi còn non có màu xanh, lúc về già có màu vàng, để lâu vỏ nứt làm 2 mảnh, phía trong có hạt mang áo hạt. Khi quả còn non áo hạt màu hồng nhạt, dính sát váo hạt, khi già áo hạt màu đỏ sẫm, bóc được dễ dàng.
Người ta dùng nguyên cả hạt máu chó hay ép lấy dầu mà dùng.
Thành phần hoá học
Trong hạt máu chó có 7-10% độ ẩm, 1,5-2% chất vô cơ, 24-28% chất béo, 8% chất prôtit, 4- 5% chất đường, 22-26% tinh bột, ngoài ra còn xenluloza và một số chất khác không xác định được và một số men như men invectaza, amylaza và photphataza.
Dầu hạt máu chó là một thứ dầu màu đỏ sẫm, mùi hắc, rất nhầy, tỷ trọng ở 26° là 0,94, chỉ số khúc xạ ở 26° là 1,483, chỉ số axit 90.2, chỉ số xà phòng 196,10, chỉ số Iôt 59,55, phần không xà phòng hoá được 1,14%. Trong phần không xà phòng hoá được có Phytosterol và lecxitin.
Công dụng và liều dùng
Hạt máu chó được nhân dân ta dùng làm chữa ghẻ. Trước đây làng Tiên Hội (Bắc Ninh) chuyên môn sản xuất một loại thuốc ghè nổi tiếng gọi là thuốc ghẻ Tiên Hội. Cách chế biến như sau: Giã chừng 100kg hạt máu chó, sẩy bỏ vỏ, lấy nhân giã cho nhuyễn, thêm muối đã rang thật khô chừng 10kg, trộn đều. Dùng chõ đồ như đồ xôi, dùng cây ép lấy dầu. Do cách ép thủ công, nên hiệu suất chừng 15-20%.
Khi dùng, người ta tắm cho thật sạch, gãi cho nốt ghẻ chảy máu rồi bôi nguyên dầu đó hoặc cho thêm vào dầu một ít dầu long não cho có mùi thơm và thêm tính chất sát trùng. Cần bôi thật mỏng, nếu dùng nhiều quá, có thể mưng nhiều hơn.
Còn một hình thức nữa dùng như sau: Cân chừng 50g hạt máu chó, giã thật nhỏ, sẩy bỏ vỏ, trộn với chừng 200ml rượu trắng (chừng 35-40%) đun sôi trên bếp than cho đến khi được một hỗn hợp sền sệt thì thôi. Rửa nốt ghẻ cho bong vẩy, bôi ngay dầu còn hơi nóng, bôi thật mỏng, ngày hôm sau lại tắm thật sạch bằng xà phòng, bôi một lần nữa. Thường chỉ 3 lần là khỏi. Trị ghẻ ruồi rất công hiệu.
Chú thích:
Có nơi gọi hạt cây đại phong tử Hydnocarpus anthelmintica Pierre là hạt máu chó, cây này nhân dân tại nhiều vùng thường dùng chữa bệnh hủi.
Bài viết cùng chuyên mục
Cà dại hoa vàng
Cà dại hoa vàng là một loại cỏ có thần mẫm, cao chừng 30-40cm. Lá mọc so le, hơi ôm vào thân cây, xẻ lông chim sâu, trên có lông cứng, nhọn với những đường gãn.
Cây mã tiên thảo
Cây loại cỏ nhỏ, sống dai, cao từ 10cm đến 1m, thân có 4 cạnh. Lá mọc đối, xẻ thùy lông chim. Hoa mọc thành bông ở ngọn, hoa nhỏ màu xanh, lưỡng tính, không đều.
Cây dầu rái trắng
Cây dầu rái mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt Nam, nhưng nhiều nhất ở miền trung Trung bộ, miền nam Trung bộ, có mọc cả ở Nam bộ, từ ven biển đến núi cao.
Cây sảng
Cây sảng mọc phổ biến ở những rừng thứ sinh các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây. Thường người ta dùng vỏ cây thu hái quanh năm dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Cây thuốc bỏng
Ngắt một lá để trên đĩa có ít nước hay trên mặt đất, từ mép lá, nơi răng cưa của lá sẽ mọc lên một cây khác. Có khi treo lá trên tường để ở chỗ mát, cây con cũng mọc lên như vậy.
Bồ cu vẽ
Cây mọc hoang ỏ khắp nơi trên miền Bắc và miền Trung nước ta. Hình như không thấy mọc ở miền Nam. Rải rác thấy có ở Lào và Cămpuchia. Còn thấy ở Malaixia.
Kim ngân
Hoa hay cành lá hái về phơi hay sấy khô là dùng được. Không phải chế biến gì khác. Việc bảo quản hoa và cành lá kim ngân tương đối dễ vì ít bị mốc mọt.
Cây mặt quỷ
Cây mặt quỷ mọc rất phổ biến ở những đồi có cây bụi hay rừng thưa tại nhiều tỉnh Việt Nam. Còn thấy mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ.
Cây khế
Trong nhân dân thường dùng lá khế giã nhỏ đắp lên những nơi bị lở sơn. Có thể dùng quả giã lấy nước mà đắp lên. Còn dùng chữa mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng.
Cây tần cửu (thanh táo)
Cây tần cửu hay thanh táo là một cây nhỏ cao chừng 1,5m, cành có màu tím sẫm hay xanh lục, nhẵn, giữa chỗ lá mọc đối có một dòng lông. Lá mọc đới.
Cây đơn buốt
Ngoài cây đơn buốt mô tả trên, trong nhân dân còn dùng một cây khác cũng với tên đơn buốt hay đơn kim hay quỷ tràm tháo. Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ lá kép gồm nhiều lá chét.
Cây huyết kiệt
Hiện nay chưa thấy phát hiện cây này ở Việt Nam. Huyết kiệt chủ yếu vẫn nhập của Trung Quốc, bản thân Trung Quốc cũng nhập từ Inđônêxya.
Cây niệt gió
Người ta dùng lá hoặc rẽ cây này. Lá hái vào mùa hạ. Rễ hái vào mùa thu, đông hay đầu mùa xuân. Hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng.
Cây ba chạc
Cây mọc hoang, rất phổ biến ở khấp nơi Việt Nam, miền núi cũng như đồng bằng. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Philipin. Người ta dùng lá tươi về nấu nước tắm ghẻ.
Bạch hạc
Cây bạch hạc mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Mailaixia, đồng Châu Phi. Có khi được trồng làm cảnh.
Cây khoai nưa
Củ thu hoạch vào các tháng 9,11, cạo sạch vỏ, đồ chín phơi hay sấy khô, khi dùng ngâm cho mềm, thái mỏng rồi ngâm nước phèn chua và gừng, sao cho thơm và hết ngứa.
Cây lu lu đực
Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.
Cây keo nước hoa
Ngay quanh Hà Nội cũng có trồng một số cây nhưng ít phát triển.Trong vỏ cây keo ta có chứa tanin loại catechic được dùng để thuộc da mềm. Hàm lượng tanin khá cao.
Cây cà tầu
Ở Việt Nam hầu như chưa thấy sử dụng làm thuốc. Nhưng ở nhiều nước như Ân Độ, Malaixia, Thái Lan, châu úc người ta dùng toàn cây chữa ho, thông tiểu, chữa hen, sốt.
Cây thanh đại (cây chàm)
Tùy theo cách chế tạo, bột chàm hay thanh đại có độ tinh khiết khác nhau. Thường người ta xác định giá trị của thanh đại bằng cách định lượng indigotin.
Cây rong mơ
Vị đắng, mặn, tính hàn vào ba kinh can, vị và thân, có tác dụng tiêu đờm, làm mểm chất rắn, tiết nhiệt lợi thủy dùng chữa bướu cổ, thủy thũng.
Cây găng tu hú
Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.
Cây bạc thau
Vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Dùng tươi giã nát đắp lên những nơi gãy xương, mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Dùng khô chữa ho, điều kinh, bạch đới khí hư.
Cúc liên chi dại
Theo các tài liệu, trong cây này có chứa một ancaloit gọi là parthenin dưới dạng vảy mỏng, đen, rất đắng, tan trong nước. Theo Guyot, đây không phải là một chất nguyên.
Cây đơn răng cưa
Nhân dân thường dùng lá cây này chữa mẩn ngứa dị ứng, mề đay dưới hình thức giã nát xào với mỡ bôi lên những nơi mẩn ngứa dị ứng đã rửa sạch.