Cây lân tơ uyn

2015-08-31 02:22 PM

Tất cả vết thương phần mềm có miệng rộng. Nếu vết thương chột, miệng nhỏ thì phải vạch rộng, cắt lọc tốt rồi mới dùng lân tơ uyn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi ỉà dây sống rắn (Quảng Nam), cây đuổi phượng, (Khu V, mìển Bắc), lân tơ uyn.

Tên khoa học Raphìdophora decursìva Schott.

Thuộc họ Ráy Araceae.

Mô tả cây

 Cây lân tơ uyn

Cây lân tơ uyn

Cây mọc leo có thể dài 4 đến 20m. Cành hình trụ đường kính 2,5 đến 5cm. Rễ khi sinh mọc thõng. Lá dai, màu xanh lục, dài 40-70cm, rộng 30-50cm, toàn phiến hình thuỏn dài, ngọn lá nhọn gốc hình tim. Ngọn cuống gập khúc làm cho phiến lá mọc quặp xuống. Phiếm lá non nguyên, phiến lá già xẻ lông chim. Trên lá già còn có nhiều lồ thủng nhỏ dọc ò hai bên gần giữa. Cụm hoa bổng mo dày, màu xanh nhạt, hình trụ ngọn tù, dài 15-20cm xung quanh bao bọc bởi một lá bắc to, hai mặt màu vàng. Hoa nhiều, lưỡng tính hình lăng trụ 6 góc rộng. Quả mọng màu đố, nhiều hạt thuôn dài, tù ở hai đầu, có chấm trắng nhỏ ở mép.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc bám trên thân cây cổ thụ mọc dọc suối nước ở vùng ẩm thấp (rừng già) hoặc dọc bờ rào (ở đồng bằng), có ở khắp nơi từ miền Bắc đến Nam. Người ta dùng thân và lá tươi làm thuốc.

Không có chế biến gì đặc biệt.

Thành phần hóa học

Lá lân tơ uyn cho phản ứng của glucozit, saponozit, dịch chiết có pH axit (theo Đặng Hanh Khôi, Vũ Vãn Chuyên và cộng sự 7-68).

Tác dụng dược lý

Lá có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng Staphlococcus aureus, Streptomyces pyogenes, Pseudomonas seruginosa và Bacillus subtilis.

Lê Khấc Lập (Viện Quân y giải phóng Khu V) đã theo dõi kết quả điều trị trên 357 trường hợp đã đi tới những kết luận sau đây:

Chỉ định điều trị

Tất cả vết thương phần mềm có miệng rộng. Nếu vết thương chột, miệng nhỏ thì phải vạch rộng, cắt lọc tốt rồi mới dùng lân tơ uyn.

Bỏng độ II, nhất là bỏng độ III.

Phản chỉ định: vết thương chột, lỗ nhỏ, ở trong sâu còn dị vật, không nên dùng lân tơ uyn sẽ làm cho vết thương chóng liền miệng, làm ứ đọng mủ ở trong sâu.

Tác dụng của lân tơ uyn trên lầm sàng

Lân tơ uyn có tác dụng kháng sinh tại chỗ có thể thay sunfamit và penixilìn điều trị tại chỗ. Những vết thương phần mểm không có triệu chứng sốt nhiễm trùng thì chỉ dùng lân tơ uyn đắp lên vết thương cũng đủ tốt.

Vết thương được đắp gạc tẩm lân tơ uyn qua 2-3 lán thay băng, các tổ chức chất nhầy mủ được lấy đi nhanh chóng, nhìn mặt vết thương rất sạch và đỏ.

Lân tơ uyn kích thích tổ chức hạt non ở vết thương phát triển nhanh, rút ngấn quá trình lấp đầy vết thương, kích thích da non phát triển, chóng liền sẹo và là sẹo mềm ít có thịt thừa ùn lên quá mép vết thương.

Dùng lân tơ uyn tiết kiệm được 1/2 số lượng bông gạc và rút ngấn 30 đến 45% thời gian thay băng. Khi bóc gạc hầu hết mủ nhầy và mảnh dính ở vết thương đểu dính theo miếng gạc. Không gây đau đớn và chảy máu khí thay băng. Vết thương rất sạch, chỉ cần rửa qua một lượt là đủ. Qua theo dõi 357 trường hợp chưa thấy phản ứng gì xấu tại chổ và toàn thân của thương binh được điều trị bằng lân to uyn. (7 học thực hành 143-1967, tr. 25-29).

Công dụng và liều dùng

Việc sử dụng lân tơ uyn mới được phổ biến rộng rãi mấy năm gần đây. Quân giải phòng miền Nam dựa vào kinh nghiệm đồng bào Kon tum khi làm nương rẫy bị dao rựa cắt đứt da thịt thường dùng lân tơ uyn đắp vào vết thương. Nhân dân miền Bắc dùng nước sắc thân cây rửa vết thương (Cứu quốc, 27-8-1967).

Cách dùng như sau: Dùng lkg dây lân tơ uyn bỏ lá, cạo hết rễ, rửa sạch, băm nhỏ, cho vào 3 lít nước đun sôi trong ba giờ. Lọc qua khãn vải và cô lại còn 700ml dung dịch. Nước lấn tơ uyn ở độ đậm này khi đắp vào vết thương, thương binh chỉ có cảm giác xót thoảng qua như rửa nước muối ưu trương trong lần thay băng đầu. Những ngày sau thì hết xót. Không nên dùng nước lân tơ uyn quá đặc, càng không nên dùng cao lân tơ uyn vì khi đắp lên vết thương rất xót và gây phản ứng xấu tại chổ (xót, sưng, đỏ). Nước lân tơ uyn lên mốc, đổi màu, có vị chua. Khi dùng như sau: rửa vết thương bằng nước muối (nếu có nhiều lân tơ uyn thì dùng nưởc lân tơ uyn rừa càng tốt). Dùng miếng gạc tẩm nước lân tơ uyn đắp lên vết thương xong bãng lại và cách 2-3 ngày lại thay bảng một lần, tùy mức độ mủ nhầy ở vết thương.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây tùng hương

Thông ưa đất cát, trồng thông bằng hạt, sau 4 đến 5 năm trồng thì bắt đầu tỉa, phải tỉa sao cho cành đụng nhau nhưng không xen kẽ vào nhau.

Lá móng

Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Ai Cập, ngưới ta trổng để xuất cảng.

Cây rong mơ

Vị đắng, mặn, tính hàn vào ba kinh can, vị và thân, có tác dụng tiêu đờm, làm mểm chất rắn, tiết nhiệt lợi thủy dùng chữa bướu cổ, thủy thũng.

Cây đơn buốt

Ngoài cây đơn buốt mô tả trên, trong nhân dân còn dùng một cây khác cũng với tên đơn buốt hay đơn kim hay quỷ tràm tháo. Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ lá kép gồm nhiều lá chét.

Cây muồng truổng

Trong rễ màu vàng, vị rất đấng có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal.

Bùng bục

Cây bùng bục mọc hoang ở khắp các miền rừng núi nước ta. Thường ít được dùng. Nhưng dân tộc ít người một vài vùng có dùng hạt của nó để ép lấy dầu đặc như sáp.

Cây mặt quỷ

Cây mặt quỷ mọc rất phổ biến ở những đồi có cây bụi hay rừng thưa tại nhiều tỉnh Việt Nam. Còn thấy mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ.

Cây tần cửu (thanh táo)

Cây tần cửu hay thanh táo là một cây nhỏ cao chừng 1,5m, cành có màu tím sẫm hay xanh lục, nhẵn, giữa chỗ lá mọc đối có một dòng lông. Lá mọc đới.

Cây bứa

Thường người ta hái quả chín về ăn và nấu canh. Làm thuốc người ta dùng vỏ quả tươi hay phơi hoặc sấy khô. Mùa thu hái vỏ gần như quanh năm.

Con rết

Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu.

Bèo cái

Bèo cái được trồng ở khấp các nơi có hồ ao ở Việt Nam, ở nông thôn cũng như ở thành phố vì toàn cây được dùng để nuôi lợn, còn mọc ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới khác.

Cây hương diệp

Trước khi cây ra hoa người ta thu hoạch toàn cây và cất tinh dầu. Năng suất và chất lượng tinh dầu thay đổi tùy theo địa phương, cách chăm sóc và giống cây.

Cây la (chìa vôi)

Thường người ta hái lá tươi về dùng. Ngoài ra còn dùng rể đào quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có khi dùng cả cây thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cây huyết kiệt

Hiện nay chưa thấy phát hiện cây này ở Việt Nam. Huyết kiệt chủ yếu vẫn nhập của Trung Quốc, bản thân Trung Quốc cũng nhập từ Inđônêxya.

Bảy lá một hoa

Người ta thường dùng thân rễ với tên tảo hưu, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về rừa sạch, phơi khô.

Cây keo nước hoa

Ngay quanh Hà Nội cũng có trồng một số cây nhưng ít phát triển.Trong vỏ cây keo ta có chứa tanin loại catechic được dùng để thuộc da mềm. Hàm lượng tanin khá cao.

Cây dầu rái trắng

Cây dầu rái mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt Nam, nhưng nhiều nhất ở miền trung Trung bộ, miền nam Trung bộ, có mọc cả ở Nam bộ, từ ven biển đến núi cao.

Bạch hạc

Cây bạch hạc mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Mailaixia, đồng Châu Phi. Có khi được trồng làm cảnh.

Cây niệt gió

Người ta dùng lá hoặc rẽ cây này. Lá hái vào mùa hạ. Rễ hái vào mùa thu, đông hay đầu mùa xuân. Hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng.

Cây trầu không

Cây trầu không được trồng ở khắp nơi Việt Nam để lấy lá ãn trầu. Nó còn được trồng tại nhiều nước khác ờ châu Á, vùng nhiệt đới như Malaixia, Inđônêxya, Philipin.

Kim ngân

Hoa hay cành lá hái về phơi hay sấy khô là dùng được. Không phải chế biến gì khác. Việc bảo quản hoa và cành lá kim ngân tương đối dễ vì ít bị mốc mọt.

Cây bèo tây

Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa khống đều, màu xanh nhạt, đài và tràng cùng màu, dính liền với nhau ở gốc. Cánh hoa trên có một đốm vàng.

Dây đòn gánh

Hoa cái có bầu hạ, bầu rất thấp 1mm. Quả khô dài 8-10mm, rộng 10-12mm khi chín tách thành ba quả mang cánh, hai đầu có đài tồn tại. Hạt dài 1mm, rộng 3mm.

Liên kiều

Thanh kiều và lão kiều cũng giống nhau, nhưng thanh kiều phần nhiều đầu quả chưa tách ra như mò chim mở, hạt còn nguyên không rơi rụng.

Cây lu lu đực

Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.