- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc chữa mẩn ngứa, mụn nhọt
- Cây ké đầu ngựa
Cây ké đầu ngựa
Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là thương nhĩ (tên Trung Quốc), phắt ma (Thổ).
Tên khoa học Xanthium strumarium L.
Thuộc họ Cúc Asteraceae. Ta dùng quả ké đầu ngựa, hay toàn bộ phận trên mặt đất của cây ké đầu ngựa, phơi hay sấy khô.
Ở Trung Quốc, gọi quả ké là thương nhĩ tủ (Fructus Xanthii).
Mô tả cây
Cây ké đầu ngựa
Cây ké đầu ngựa là một cây nhỏ, cao độ 2m thân có khía rãnh. Lá mọc so le, phiến lá hơi 3 cạnh, mép có răng cưa có chỗ khía hơi sầu thành 3 - 5 thùy, có lông ngắn cứng. Cụm hoa hình đầu có thứ lưỡng tính ở phía trên, có thứ chỉ gồm có hai hoa cái nằm trong hai lá bấc dày và có gai. Quả già hình thoi, có móc, có thể móc vào lông động vật. Trẻ con vẫn nghịch bỏ vào tóc nhau rất khó gỡ ra (cắt đôi thấy ở trong có hai quả thực).
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học
Hiện nay chưa rõ hoạt chất của quả ké đầu ngựa là gì. Mới biết rằng trong quả ké đầu ngựa có chừng 30% chất béo, 1,27% một chất glucozit gọi là xanthostrumarin tương ứng với chất datixin, chưa rõ tính chất, 3,3% nhựa và vítamin c (Wehmer, 1931).
Theo Xốcôlôv (1952) trong quả và cây ké đầu ngựa ở Liên Xô đều chứa ancaloit nhưng theo sự phân tích cùa hệ dược viện y học Bấc Kinh (1958) thì trong quả ké đầu ngựa có một chất saponin (glucozit), không có ancaloit.
Năm 1974, Khíagy (1974, Pianta medica 8,75) đã tách từ trong ké đầu ngựa một nhóm sesquitecpen chưa no, lacton có khung xanthonolit: xanthinin (độ chảy 123-124), xanthanola và izoxanthanola.
Quả Ké chứa:
Carboxy atractylozit ở dạng muối có tác dụng hạ đường huyết rất mạnh, có độc tính.
Xanthetin và xanthamin là những chắt có tác dụng kháng khuẩn.
Toàn cây chứa nhiều iôt. Trong hai nãm 1969 và 1970, Đỗ Tất Lợi, Phạm Kim Loan và Nguyễn Vãn Cát (Trường đại học dược khoa Hà Nội) đã định tính và định lượng iốt trong cây ké đầu ngựa Việt Nam thấy rằng dù cây ké đầu ngựa mọc ở miền núi, hay đồng bằng, gần biển hay xa biển đều có chứa iốt với hàm lượng khá cao, 1g lá hoặc thân chứa trung bình 200 microgam, 1g qủa chứa 220-230 microgam, nước sắc 15 phút cô thành cao chứa 300 microgam trong 1g cao: Nếu nấu lâu 5 giờ có thể chứa tới 420-430 microgam trong 1g cao. Trên cơ sở phân tích ấy đã đề nghị dùng ké trong điểu trị bướu cổ.
Tác dụng dược lý
Chưa thấy có tài liệu. Nhưng kinh nghiệm lâm sàng ở Sở da liễu Nam Xương-Giang Tây, 1959 đã sừ dụng cao quả ké đầu ngựa chữa 22 trường hợp bệnh ngoài da, kết qủa khỏi hẳn 11, đỡ rõ rệt 8, có tiến bộ 3, không có trường hợp nào không có kết quả rõ rệt.
Trong hai năm 1969, 1970 Tổng cục lâm nghịêp Việt Nam đã dùng cao ké chế thành viên chữa bướu cổ tại một số lâm trường miển núi. Kết qủa đạt trên 80%.
Qua những tài liệu cũ, quả ké đầu ngựa dùng chữa những trường hợp da xù xì màu đỏ như bị hủi. Tại nhiều vùng ở Việt Nam, Liên Xô cũ và Trung Quốc nhân dân vẫn dùng ké đầu ngựa uống chữa mẩn ngứa, mụn nhọt và bướu cổ.
Công dụng liều dùng
Theo tài liệu cổ ké đầu ngựa có vị ngọt, tính ôn, hơi có độc. Vào phế kinh, có tác dụng làm ra mồ hôi, tán phong, dùng trong các chứng phong hàn, đau nhức, phong thấp, tê dại, mờ mắt, chân tay co dật, uống lâu ích khí. Phàm không phải phong nhiệt chớ dùng. Trong sách cổ nói dùng ké phải kiêng thịt lợn. Nếu dùng thịt lợn cùng khi uống ké thì khắp mình sẽ nổi quầng đỏ.
Hiện nay ké đầu ngựa là một vị thuốc thường dùng trong nhân dân Việt Nam, Trung Quốc chữa mụn nhọt, lở loét, bướu cổ, ung thư phát bối (đằng sau lưng), mụn nhọt không đầu, đau ràng, đau cổ họng, viêm mũi.
Nhân dân Liên Xô cũ dùng ké đầu ngựa để chữa bướu cồ, các bệnh mụn nhọt, nấm tóc, hắc lào, lỵ và đau răng.
Nhân dân ta và Trung Quốc thường chế thành cao thương nhĩ còn gọi là vạn ứng cao. Cách làm như sau: Từ tháng 5 đến tháng 9, hái toàn cây về phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước, lọc và cô thành cao mềm. Cao dễ lên men, đóng chai thường phụt bật nút lên. Khi uống hòa với nước âm ấm, mỗi ngày từ 6 đến 8g cao. Uống luôn từ nửa tháng đến hai tháng.
Có thể chế thành thuốc viên thương nhĩ hoàn như sau: Bỏ rễ, rửa sạch, cắt ngắn cho vào nồi nấu với nước sôi trong một giờ, lọc lấy nước, bã còn lại thêm nước, nấu sôi một giờ nữa, lọc và ép lấy hết nước. Hợp cả 2 nước lại, cô thành cao mềm. Khi nào lấy que thủy tinh nhúng vào cao, nhỏ lên giấy, giọt cao không loang ra nữa là được. Sau đó thêm vừa đủ bột vào (chừng 1/3 lượng cao) trộn đều chế thành viên.
Trước khi ăn cơm thì uống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 16-20g. Theo sách cổ, uống cao thương nhĩ phải kiêng thịt lợn, thịt ngựa sợ độc. Thực tế tại bệnh viện Giang Tây (Trung Quốc) bệnh nhân uống thuốc không kiêng thịt vẫn không xảy ra hiện tượng độc nào mà thuốc vẫn có tác dụng tốt.
Thuốc cao và thuốc viên nói trên chuyên chữa lờ loét, mụn nhọt.
Đơn thuốc có ké đầu ngựa dùng trong nhân dân
Chữa đau răng: sắc nước qủa ké đầu ngựa, ngậm lâu lại nhổ. Ngậm nhiều lần.
Mũi chảy nước trong, đặc: Quả ké đầu ngựa sao vàng tán bột. Ngày uống 4-8g.
Chữa thủy thũng, bí tiểu tiện: Thương nhĩ tử, thiêu tổn tính, đình lịch. Hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Uống với nước mỗi lần 8g, ngày hai lán.
Chữa bướu cổ: Ngày uống 4-5g quả hay cây ké đầu ngựa dưới dạng thuốc sắc (đun sôi, giữ sôi 15 phút).
Trồng cây ké đầu ngựa
Trồng vào mùa xuân, làm đất bón phân cho tốt (tro, đất sồng, phôtphat đều được). Đào lỗ nhỏ cho vào 3-4 hạt mỗi hố cách nhau chừng 50-60 cm. Phủ ít đất lên và tưới ẩm, độ 10 ngày sau cây mọc. Khi cây cao độ 6-7cm có thể đánh trồng chỗ khác. Vào cuối hạ hay sang thu quả chín thì hái cả cây hay chỉ hái quả thôi, phơi hoặc sấy khô mà dùng hoặc nấu cao như trên đã giới thiệu.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây găng tu hú
Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.
Cây la (chìa vôi)
Thường người ta hái lá tươi về dùng. Ngoài ra còn dùng rể đào quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có khi dùng cả cây thái mỏng phơi hay sấy khô.
Cây lu lu đực
Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.
Cây thồm lồm
Cây thồm lồm mọc hoang ờ khắp nơi trong nước ta, thường ít được dùng, hay một số nơi người ta dùng lá tươi gíã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh thồm lồm ăn tai.
Cảo bản
Tại Trung Quốc, liêu cảo bản chủ sản ở Hà Bắc, rồi đến Sơn Tây, Liêu Ninh, Cát Lâm, Nội Mông. Loại này vừa dùng trong nước, vừa để xuất khẩu một ít.
Bồ cu vẽ
Cây mọc hoang ỏ khắp nơi trên miền Bắc và miền Trung nước ta. Hình như không thấy mọc ở miền Nam. Rải rác thấy có ở Lào và Cămpuchia. Còn thấy ở Malaixia.
Bạch hoa xà
Cây mọc hoang ở khấp nơi ở Việt Nam: Nam, bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn Độ, Malai xia, nam Trung Quốc. Nhật Bản, Inđônêxya, châu Phi.
Dâm bụt
Nhân dân rất hay dùng lá và hoa tươi giã nhỏ với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang nung mủ, khô thuốc lại thay. Mụn nhọt sẽ đỡ nhức và chóng vỡ mủ.
Cây máu chó
Khi dùng, người ta tắm cho thật sạch, gãi cho nốt ghẻ chảy máu rồi bôi nguyên dầu đó hoặc cho thêm vào dầu một ít dầu long não cho có mùi thơm và thêm tính chất sát trùng.
Ké hoa đào
Cây ké đầu ngựa hoa đào mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Còn mọc ở Trung Quốc, Malayxia, Philipin. Người ta dùng toàn cây hoặc lá phơi khô hay dùng tươi.
Cây bạc thau
Vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Dùng tươi giã nát đắp lên những nơi gãy xương, mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Dùng khô chữa ho, điều kinh, bạch đới khí hư.
Cây ba chạc
Cây mọc hoang, rất phổ biến ở khấp nơi Việt Nam, miền núi cũng như đồng bằng. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Philipin. Người ta dùng lá tươi về nấu nước tắm ghẻ.
Cây đơn tướng quân
Đơn tướng quân mọc hoang ở Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Cạn. Tại Hà Nội được trồng ở làng Đại Yên để dùng làm thuốc. Còn thấy ở miền Nam, Campuchìa, Ấn Độ.
Cây bứa
Thường người ta hái quả chín về ăn và nấu canh. Làm thuốc người ta dùng vỏ quả tươi hay phơi hoặc sấy khô. Mùa thu hái vỏ gần như quanh năm.
Bèo cái
Bèo cái được trồng ở khấp các nơi có hồ ao ở Việt Nam, ở nông thôn cũng như ở thành phố vì toàn cây được dùng để nuôi lợn, còn mọc ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới khác.
Cây phù dung
Cây phù dung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh. Còn được trổng tại các nước Trung Quốc, Philipin, Nhật Bản, Ân Độ.
Cây rau má ngọ
Chân gai nở rộng ra. Bẹ chìa hình lá bao quanh thân trông như thân chui qua lá, do đó có tên períoliatum (chui qua lá). Hoa mọc thành bông tận cùng, ngắn.
Cây khoai nưa
Củ thu hoạch vào các tháng 9,11, cạo sạch vỏ, đồ chín phơi hay sấy khô, khi dùng ngâm cho mềm, thái mỏng rồi ngâm nước phèn chua và gừng, sao cho thơm và hết ngứa.
Cây cà chua
Quà cà chua mặc dầu giá trị dinh dưỡng thấp nhưng được toàn thế giới dùng làm thức ăn dưới dạng tươi hay nấu chín, nước ép cà chua là một loại nước giải khát.
Cây lân tơ uyn
Tất cả vết thương phần mềm có miệng rộng. Nếu vết thương chột, miệng nhỏ thì phải vạch rộng, cắt lọc tốt rồi mới dùng lân tơ uyn.
Cây sắn thuyền
Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus.
Cây thóc lép
Cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi. Mùa hoa quả vào các tháng 2-5. Nhân dân dùng rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô. Thu hái quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô.
Cây sảng
Cây sảng mọc phổ biến ở những rừng thứ sinh các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây. Thường người ta dùng vỏ cây thu hái quanh năm dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Bùng bục
Cây bùng bục mọc hoang ở khắp các miền rừng núi nước ta. Thường ít được dùng. Nhưng dân tộc ít người một vài vùng có dùng hạt của nó để ép lấy dầu đặc như sáp.
Bảy lá một hoa
Người ta thường dùng thân rễ với tên tảo hưu, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về rừa sạch, phơi khô.