- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc chữa mẩn ngứa, mụn nhọt
- Cây hương diệp
Cây hương diệp
Trước khi cây ra hoa người ta thu hoạch toàn cây và cất tinh dầu. Năng suất và chất lượng tinh dầu thay đổi tùy theo địa phương, cách chăm sóc và giống cây.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là Cây lá thơm, Gìêranium.
Thuộc họ Mỏ hạc Geraniaceae.
Tên khoa học Pelargonium roseum Wìlld.
Hương diệp là tên đặt theo tên Trung Quốc.
Trong lại nhựa này không có vẩy của quả khi đun không có mùi axit benzoic, không tan trong sunfua cacbon và benzen như huyết kiệt thật.
Bản thân Trung Quốc cũng mói di thực cây này với mục đích cắt một loại tinh dầu có mùi hoa hồng, thay cho tinh dầu hoa hồng quá đắt.
Ta cũng mới đặt vấn đề di thực cây này. Chưa phát triển rộng.
Mô tả cây
Cây hương diệp
Cây bụi nhỏ, cao tới 1 m, nhiều cành, phía dưới thân thành gỗ. Lá có cuống dài, phiếu lá hình tròn khía sâu thành 5 thùy hình chân vịt. Hoa nhỏ màu hồng với 5 lá đài và cánh tràng. Rất ít hoa. Thường quả khó đậu cho nên thường phát triển bằng cách dâm cành.
Ngoài cây Pelargonium roseum nói ở đây người ta còn trồng những loại Peiargonium odoratissimum Willd., p. capitatum Ait. Theo sự nghiên cứu của Holmes thì những nhà sản xuất thường giữ bí mật những loài giống tốt.
Phân bố, thu hái và chế biến
Như trên đã nói cây này vốn không có ở Việt Nam. Chúng ta mới đặt vấn đề di thực để có một loại cây tinh dầu cho tinh dầu có mùi hoa hồng dùng thay thế cho tinh dầu hoa hổng rất hiếm và đắt. Cây này vốn nguồn gốc ở nam châu Phì, được di thực vào châu Âu năm 1690, nhưng mãi đến năm 1819 mới phát hiện là một cây tinh dầu, năm 1847 được trồng ở Pháp (vùng Grasse là nơi trồng nhiều cây tính dầu nổi tiếng của nước Pháp) và Angiêri, sau đó ở Tây Ban Nha, và vào năm 1880 ở đảo Rêuynìon, rồi lan di nhiều nước châu Âu. Tại Liên Xô cũ, mãi tới 1925 mới đì thực cây này về trồng đầu tiên ở Giêocgi -sau đó từ 1932 mới phát triển sang một số nước cộng hòa khác thuộc Liên bang Xô Viết. Cây ưa những đất phù sa bón nhiều phân, trồng bằng dâm cành thường vào tháng 8. Đến tháng 3 và 4 thì cấy đi nơi khác. Khi thu hoạch người ta cắt thân sát đất, từ gốc lại nẩy ra những ngọn mới. Tại đảo Rêuynion người ta thu hoạch một nảm ba lần, mỗi hecta trồng 40.000 cây thu được 30.000 đến 40.000kg hoa một hecta, nhưng ở Pháp và Liên Xô cũ thì mỗi năm chỉ thu hoạch một lần. Thu hái vào buổi chiểu vào những ngày khô ráo; nếu đêm trước khi thu hái bị trời lạnh thì năng suất geraniola và xitronellola sẽ giảm. Trên lá có rất nhiều lông bài tiết chứa tình dầu mùi thơm hoa hổng. Thu hoạch tại Liên Xô cũ là 57kg tinh dầu mỗi hecta. Người ta cũng thí nghiêm trồng cây này ở Ma rốc với 15.000 đến 25.000 gốc một hecta. ở đây người ta thu hoạch ba lần vào các tháng 4,5 và tháng 9.
Hằng năm thế giới sản xuất chừng 170 đến 200 tấn tinh dầu, đứng đẳu là Pháp và những nước như Rêuynion, Mangat, Angiêri.
Trước khi cây ra hoa người ta thu hoạch toàn cây và cất tinh dầu. Năng suất và chất lượng tinh dầu thay đổi tùy theo địa phương, cách chăm sóc và giống cây.
Ví dụ cây hương diệp Pelargonium odoratissimum trồng ở vùng Grasse của Pháp thì năng suất là 0,10 đến 0,20% tinh dẩu, cùng loài này trổng ở đảo Cocsơ (Pháp) thì năng suất chỉ được 0,125 đến 0,166%, tại đảo Rêuynìon loài p. Capiotatum và loài p. Roseum cho 0,10 đến 0,15%.
Trồng ở những vùng đất khô hàm lượng tinh dầu thấp hơn nhưng mùi thơm tế nhị hơn. về phân bón thì người ta cho rằng supephotphat cho năng suất gấp hai, trái lại kali clorua và natri nitrat thì làm giảm năng suất.
Thành phần hóa học
Trong cây tươi có từ 0,10 đến 0,14% tinh dầu, nếu tính trên cây sau khi đã trừ độ ẩm thì hàm lượng từ 1 đến 3%.
Tính dầu hương diệp là một chất lỏng không màu hay xanh lục nhạt hoặc nâu nhạt, quay trái và có mùi thơm đặc biệt của hoa hổng. Tỷ trọng 0,90 đến 0,907, αD-6°, đến 16°, tan trong 2 hay 3 thể tích cồn 70. Những tính chất này thay đổi tùy theo giống và khí hậu.
Thành phần chủ yếu của tinh dầu là geraniola kèm theo có một ít xitronellola. Những thành phần khác là linalola bocneola, tecpineola, ancol phenyletylic, mentola, ancol amylic v.v... Người ta cho rằng mùi hoa hồng của tinh dầu là do ancol phenyletylic mặc dầu hàm lượng chất này rất thấp trong tinh dầu. Những chất khác không phải là ancol gồm suníua dimetyl, I-pinen, menthon quay trái và xinưala.
Thường người ta quy định hàm lượng ancol toàn phần trong tinh dầu (geraniola và xitronellola) từ 62 đến 71,5% và 14 đến 29% ete geranylic trong đó chủ yếu là ête tiglat geranyl đối với tinh dầu hương diệp của Angiêri (25 đến 31% ête toàn phần), chừng 7% các tecpen.
Công dụng và liều dùng
Chủ yếu người ta trổng cây này để cất tinh dầu dùng trong công nghiệp nước hoa và chất thơm. Tinh dầu hương diệp thuộc loại tinh dầu cao cấp, đắt tiền.
Về mặt làm thuốc tinh dầu hương diệp thường dùng làm thuốc sát trùng (dùng riêng hay phối hợp với nhiều tinh dầu khác dưới dạng thuốc mỡ). Uống trong hơi có tấc dụng hạ huyết áp. Tinh dầu còn có tính chất đuổi muỗi giống như tình dầu sả.
Bài viết cùng chuyên mục
Cảo bản
Tại Trung Quốc, liêu cảo bản chủ sản ở Hà Bắc, rồi đến Sơn Tây, Liêu Ninh, Cát Lâm, Nội Mông. Loại này vừa dùng trong nước, vừa để xuất khẩu một ít.
Cây cà tầu
Ở Việt Nam hầu như chưa thấy sử dụng làm thuốc. Nhưng ở nhiều nước như Ân Độ, Malaixia, Thái Lan, châu úc người ta dùng toàn cây chữa ho, thông tiểu, chữa hen, sốt.
Cây ráy
Ráy là một cây mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam, thường ưa mọc ở rừng hay nơi ẩm tháp. Còn thấy ở Lào, Campuchia, Hoa Nam Trung Quốc, châu úc.
Cây tần cửu (thanh táo)
Cây tần cửu hay thanh táo là một cây nhỏ cao chừng 1,5m, cành có màu tím sẫm hay xanh lục, nhẵn, giữa chỗ lá mọc đối có một dòng lông. Lá mọc đới.
Cây rau má ngọ
Chân gai nở rộng ra. Bẹ chìa hình lá bao quanh thân trông như thân chui qua lá, do đó có tên períoliatum (chui qua lá). Hoa mọc thành bông tận cùng, ngắn.
Bảy lá một hoa
Người ta thường dùng thân rễ với tên tảo hưu, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về rừa sạch, phơi khô.
Cây xà xàng (xà sàng tử)
Mọc hoang ở những nơi đất trống trong nước ta. Thu hái vào tháng 6 đến tháng 8 là thời gian quả chín. Nhổ hay cắt cả cây về phơi khô. Đập lấy quả.
Cây sảng
Cây sảng mọc phổ biến ở những rừng thứ sinh các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây. Thường người ta dùng vỏ cây thu hái quanh năm dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Cây lu lu đực
Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.
Sài đất
Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thường ưa nơi ẩm mát, Gần đây, do nhu cầu, nhiều nơi đã trồng sài đất để dùng làm thuốc.
Cây găng tu hú
Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.
Lá móng
Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Ai Cập, ngưới ta trổng để xuất cảng.
Cây sắn thuyền
Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus.
Ké hoa vàng
Cây ké đầu ngựa hoa vàng mọc hoang rất phổ biến ờ khắp nơi Việt Nam, còn mọc ở Cãmpuchia, Lào, Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc (miền Nam và Hải Nam), Malaixia.
Ké hoa đào
Cây ké đầu ngựa hoa đào mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Còn mọc ở Trung Quốc, Malayxia, Philipin. Người ta dùng toàn cây hoặc lá phơi khô hay dùng tươi.
Cây thóc lép
Cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi. Mùa hoa quả vào các tháng 2-5. Nhân dân dùng rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô. Thu hái quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô.
Cây ba chạc
Cây mọc hoang, rất phổ biến ở khấp nơi Việt Nam, miền núi cũng như đồng bằng. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Philipin. Người ta dùng lá tươi về nấu nước tắm ghẻ.
Dâm bụt
Nhân dân rất hay dùng lá và hoa tươi giã nhỏ với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang nung mủ, khô thuốc lại thay. Mụn nhọt sẽ đỡ nhức và chóng vỡ mủ.
Cây vạn niên thanh
Nhân dàn một số vùng dùng cây vạn niên thanh chữa rắn cắn, sưng đau cổ họng. Dùng toàn cây 20 đến 40g tươi sắc với nước (300ml) uống trong ngày.
Cây thuốc bỏng
Ngắt một lá để trên đĩa có ít nước hay trên mặt đất, từ mép lá, nơi răng cưa của lá sẽ mọc lên một cây khác. Có khi treo lá trên tường để ở chỗ mát, cây con cũng mọc lên như vậy.
Cây bứa
Thường người ta hái quả chín về ăn và nấu canh. Làm thuốc người ta dùng vỏ quả tươi hay phơi hoặc sấy khô. Mùa thu hái vỏ gần như quanh năm.
Cây bạc thau
Vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Dùng tươi giã nát đắp lên những nơi gãy xương, mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Dùng khô chữa ho, điều kinh, bạch đới khí hư.
Cây la (chìa vôi)
Thường người ta hái lá tươi về dùng. Ngoài ra còn dùng rể đào quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có khi dùng cả cây thái mỏng phơi hay sấy khô.
Kim ngân
Hoa hay cành lá hái về phơi hay sấy khô là dùng được. Không phải chế biến gì khác. Việc bảo quản hoa và cành lá kim ngân tương đối dễ vì ít bị mốc mọt.
Cây tùng hương
Thông ưa đất cát, trồng thông bằng hạt, sau 4 đến 5 năm trồng thì bắt đầu tỉa, phải tỉa sao cho cành đụng nhau nhưng không xen kẽ vào nhau.