Cây dầu rái trắng

2015-07-18 02:00 PM

Cây dầu rái mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt Nam, nhưng nhiều nhất ở miền trung Trung bộ, miền nam Trung bộ, có mọc cả ở Nam bộ, từ ven biển đến núi cao.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là dầu nước, nhang, yang may yang (Lào).

Tên khoa học Dipterocarpus alatus Roxb. (Dipterocarpus gonopterus Turcz).

Thuộc họ Dầu ( Quả hai cánh) Dipterocarpaceae.

Mô tả cây

 Cây dầu rái trắng

Cây dầu rái trắng

Cầy dầu rái hay dầu con rái trắng là một cây to, cao tới 30-40m. Đường kính phía gốc đạt tới 2m hay hơn. Cành non và búp có lông mịn. Lá mọc so le, hình trứng rộng, đầu hơi nhọn, phía cuống hẹp hơi nhọn, phiến lá rộng 7-15cm, dài 10-20cm mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông, cuống dài 3-4cm, có mang lông. Hoa lá lớn, không cuống, mọc thành chùm đơn hay phân nhánh, dài 12cm. Ống đài không dính vào quả, có 2 cánh mỏng dài 11-14cm, rộng 2-3cm, trên có 5 gân rõ.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây dầu rái mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt Nam, nhưng nhiều nhất ở miền trung Trung bộ, miền nam Trung bộ, có mọc cả ở Nam bộ, từ ven biển đến núi cao, sự phân bố lên tới những nơi cao 500-600m.

Người ta trồng nó để trích lấy một thứ nhựa dùng đánh bóng đồ gỗ và sạp thuyền làm cho hà hến khỏi bám vào thuyền.

Thường khai thác nhựa của cây này vào mùa khô ở Việt Nam, từ tháng 11 đến tháng 4. Người ta đẽo trên thân cây những mìếng vát dài từ 2 đến 2,5m, sâu tới gỗ độ nhất và thứ cấp (có khi tới 1/3 đường kính của thân) phía dưới đẽo phẳng, sau đó đào một lỗ để làm chỗ hứng dầu. Trông nghiêng vết đẽo giống miệng sáo. Để cho nhựa chóng chảy, có khi người ta đốt một ít rơm rạ vào nơi hõm hứng nhựa, nhung động tác này phải cẩn thận để tránh nạn cháy rừng. Dầu chảy vào chỗ hõm, dùng thìa múc cho vào thùng to sức chứa khoảng 20kg.

Có nơi, người ta không đẽo cây mà khoan vào thân cây một lỗ nghiêng 45°, sâu tới gỗ là nơi tập trung những ống bài tiết dầu. Dầu chảy ra được hứng vào thùng. Trung bình mỗi cây cho 30kg dầu trong một năm, có khi tới 40-50kg, có tác giả nói hiệu suất có thể tới 130-150kg.

Thường một cây 20-30 năm trở lên mới bất đầu khai thác, thời gian khai thác kéo dài 60 năm. Theo số liệu cũ, hàng năm miền Nam khai thác trên 1.000 tấn. Miền Trung không rõ (năm 1920, có người nói khoảng 55 tấn). Cămpuchia hàng năm cũng khai thác 800 tấn.

Thành phần hoá học

Dầu rái trắng là một thứ nhựa dầu. Sau khi thu hoạch, để lắng một thời gian, dầu nhụa sẽ phân thành hai lớp có tỷ trọng khác nhau: Lớp lỏng ở trên có màu nhạt hơn, lớp dưới đặc hơn. Dầu hơi sền sệt, có huỳnh quang, màu đỏ nâu, nhìn thẳng có màu sẫm, nhìn nghiêng có ánh màu xanh xám. Mùi hơi thơm, gần giống mùi dấm.

Trong dầu này có 79,10% tinh dầu và 20,90% nhựa. Theo Laurent p. A. (1952. Bull Soc. Chim. France 5(6); 615-617), trong tinh dầu gổm chủ yếu là các chất sesquitecpen.

Tình dầu cất từ dầu rái không màu hay hơi có màu vàng nhạt, mùi hơi thơm, tỷ trọng 0,915-0.930, độ sôi 255-256°, không hoàn toàn tan trong cồn 90°, thành phần chủ yếu gồm các chất sesquitecpen, không chứa các hợp chất ôxy, thưòng dùng để giả mạo tinh dầu hoa hồng, tinh dầu geranium v.v...

Công dụng và liều dùng

Trong nhân dân, dầu này chủ yếu được dùng trong kỹ nghệ làm bóng đồ gỗ, sạp thuyền cho sò hến ốc khỏi bám vào.

Muốn làm bóng gỗ, người ta đun sôi và cô lớp dầu trong còn chừng 1/4, sau đó bôi lên gỗ 2 hay 3 lớp, mỗi lần bôi cách nhau 24 hay 48 giờ đợi cho lớp cũ thật khô mới bôi lớp mới. Nếu muốn có màu, thì trộn dầu với màu rồi bôi.

Muốn sạp thuyền, người ta vít những khe thuyền bằng vỏ cây, sau đó trộn dầu rái thô với nhựa cây chai {Shorea vulgaris) rồi bôi vào. Cuổi cùng nấu dầu cho nóng và cô chừng 1/4 rồi quét lên vỏ thuyền.

Về công dụng làm thuốc, năm 1962, bác sĩ Đặng Vũ Hỷ đã dùng dầu rái bôi lên chân những người làm việc ở dưới nước để để phòng bệnh sán vịt.

Có nơi người ta dùng thay bôm Copahu, một thứ nhụa dầu lấy ở nhiều loại cây thuộc chi Copaiỷera (chưa thấy ở Việt Nam) để chữa bệnh lậu với liều 2- 4g một ngày.

Dầu rái còn được dùng đắp chữa các vết loét.

Có nơi còn dùng cây dầu rái trộn với gỗ vang (Caesalpinia sappari) ngâm nước tiểu vài ngày rồi cho bò ngựa biếng ăn.

Bài viết cùng chuyên mục

Bồ cu vẽ

Cây mọc hoang ỏ khắp nơi trên miền Bắc và miền Trung nước ta. Hình như không thấy mọc ở miền Nam. Rải rác thấy có ở Lào và Cămpuchia. Còn thấy ở Malaixia.

Cây máu chó

Khi dùng, người ta tắm cho thật sạch, gãi cho nốt ghẻ chảy máu rồi bôi nguyên dầu đó hoặc cho thêm vào dầu một ít dầu long não cho có mùi thơm và thêm tính chất sát trùng.

Cây khoai nưa

Củ thu hoạch vào các tháng 9,11, cạo sạch vỏ, đồ chín phơi hay sấy khô, khi dùng ngâm cho mềm, thái mỏng rồi ngâm nước phèn chua và gừng, sao cho thơm và hết ngứa.

Bảy lá một hoa

Người ta thường dùng thân rễ với tên tảo hưu, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về rừa sạch, phơi khô.

Cây tần cửu (thanh táo)

Cây tần cửu hay thanh táo là một cây nhỏ cao chừng 1,5m, cành có màu tím sẫm hay xanh lục, nhẵn, giữa chỗ lá mọc đối có một dòng lông. Lá mọc đới.

Cây lu lu đực

Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.

Cây tỏi đỏ

Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng. VỊ thuốc có vị đắng, mùi hơi hắc.

Cây đại phong tử

Axit béo đặc biệt đầu tiên phát hiện được đặt tên là axit gynocacdic vì khi ấy người ta cho rằng dầu đại phong tử là dầu ép từ hạt của cây Gynocardia.

Cây huyết kiệt

Hiện nay chưa thấy phát hiện cây này ở Việt Nam. Huyết kiệt chủ yếu vẫn nhập của Trung Quốc, bản thân Trung Quốc cũng nhập từ Inđônêxya.

Cây phù dung

Cây phù dung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh. Còn được trổng tại các nước Trung Quốc, Philipin, Nhật Bản, Ân Độ.

Lá móng

Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Ai Cập, ngưới ta trổng để xuất cảng.

Cây rong mơ

Vị đắng, mặn, tính hàn vào ba kinh can, vị và thân, có tác dụng tiêu đờm, làm mểm chất rắn, tiết nhiệt lợi thủy dùng chữa bướu cổ, thủy thũng.

Liên kiều

Thanh kiều và lão kiều cũng giống nhau, nhưng thanh kiều phần nhiều đầu quả chưa tách ra như mò chim mở, hạt còn nguyên không rơi rụng.

Bạch hoa xà

Cây mọc hoang ở khấp nơi ở Việt Nam: Nam, bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn Độ, Malai xia, nam Trung Quốc. Nhật Bản, Inđônêxya, châu Phi.

Cây niệt gió

Người ta dùng lá hoặc rẽ cây này. Lá hái vào mùa hạ. Rễ hái vào mùa thu, đông hay đầu mùa xuân. Hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng.

Kim ngân

Hoa hay cành lá hái về phơi hay sấy khô là dùng được. Không phải chế biến gì khác. Việc bảo quản hoa và cành lá kim ngân tương đối dễ vì ít bị mốc mọt.

Sài đất

Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thường ưa nơi ẩm mát, Gần đây, do nhu cầu, nhiều nơi đã trồng sài đất để dùng làm thuốc.

Cây cà tầu

Ở Việt Nam hầu như chưa thấy sử dụng làm thuốc. Nhưng ở nhiều nước như Ân Độ, Malaixia, Thái Lan, châu úc người ta dùng toàn cây chữa ho, thông tiểu, chữa hen, sốt.

Cây ké đầu ngựa

Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.

Cây hương diệp

Trước khi cây ra hoa người ta thu hoạch toàn cây và cất tinh dầu. Năng suất và chất lượng tinh dầu thay đổi tùy theo địa phương, cách chăm sóc và giống cây.

Cây đơn tướng quân

Đơn tướng quân mọc hoang ở Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Cạn. Tại Hà Nội được trồng ở làng Đại Yên để dùng làm thuốc. Còn thấy ở miền Nam, Campuchìa, Ấn Độ.

Ké hoa vàng

Cây ké đầu ngựa hoa vàng mọc hoang rất phổ biến ờ khắp nơi Việt Nam, còn mọc ở Cãmpuchia, Lào, Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc (miền Nam và Hải Nam), Malaixia.

Bạch hạc

Cây bạch hạc mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Mailaixia, đồng Châu Phi. Có khi được trồng làm cảnh.

Cây thóc lép

Cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi. Mùa hoa quả vào các tháng 2-5. Nhân dân dùng rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô. Thu hái quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cây bèo tây

Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa khống đều, màu xanh nhạt, đài và tràng cùng màu, dính liền với nhau ở gốc. Cánh hoa trên có một đốm vàng.

VIDEO: HỎI ĐÁP Y HỌC