- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc chữa mẩn ngứa, mụn nhọt
- Cây đại phong tử
Cây đại phong tử
Axit béo đặc biệt đầu tiên phát hiện được đặt tên là axit gynocacdic vì khi ấy người ta cho rằng dầu đại phong tử là dầu ép từ hạt của cây Gynocardia.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là chùm bao lớn, krabao phlêthom (Campuchia).
Tên khoa học Hydnocarpus antheimintica Pierre.
Thuộc họ Mùng quân Flacourtiaceae.
Cây đại phong tử cho ví thuốc đại phong tử (Semen Hydnocarpi) là hạt phơi hay sấy khô của cây đại phong tử.
Tên Hydnocarpus do hai chữ hydnon có nghĩa là một loài cây, carpus là quả nghĩa là quả giống một loài cây đã biết, anthelmintica do chữ Hy lạp anti là chống lại, helminthe là trùng trong ruột ý muốn nói tác dụng của vị này đối với ký sinh trong ruột.
Phong là tên đông y của bệnh hủi và giống hủi, đại phong tử là loại quả to có tác dụng chữa bệnh hủi và giống hủi-tên này do Lý Thời Trân ghi chép trong cuốn Bản thảo cương mục (1595).
Mô tả cây
Cây đại phong tử
Cây to, thân mọc thẳng đứng, có thể cao 25- 30m, đường kính thân trung bình 0,4-l,3m, nếu mọc gần nước thưòng chỉ cao 10-12m, đường kính 0,8m phân rất nhiều cành to, cành lá xanh tốt quanh năm cho nên nhiều thành phố đùng làm cây cho bóng mát, vỏ thân rất nhiều xơ, lá dài hình mác hai đầu hơi nhọn, mép nguyên, dài 10-30cm, rộng 3-7cm, mặt trên mờ, mặt dưới hơi vàng nhạt, 8-10 đôi gân bên, cuống lá dài 12-15mm. Cụm hoa mọc ở nách lá gổm 2 đến 5 chùm mang ít hoa, mọc về một phía. Hoa màu hồng, cùng gốc hay tạp tính. Quả hình cầu giống như quả cam to màu nâu nhạt, trong chứa 30-40 hạt nhiều cạnh, dài 2cm, rộng lcm, vố cứng, phôi nhũ nhiều. Mùa hoa: tháng 11-12, mùa quả: tháng 7-8.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang ở rừng rậm khá phổ biến ở Việt Nam, nhiều nhất ở miền Trung, Cămpuchia, Lào, ngay tại thành phố Hà Nội cây này được trồng tàm cây bóng mát ở quanh bờ Hổ Hoàn Kiếm và Bách Thảo. Còn mọc ở Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ. Trung quốc trước đây nhập đại phong tử của Thái Lan, từ năm 1922 di thực vào Đài Loan, sau đó vào Quảng Tây và đảo Hải Nam.
Khi quả chín (tháng 7-8) hái về, đập lấy hạt, loại bỏ các tạp chất, phơi hay sấy khô, không phải chế biến gì khác.
Có khi dùng hạt để ép dầu, sù dụng với tên dầu đại phong tử-Oleum Chauimoograe.
Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu của đại phong tử là dầu với hàm lượng chừng 40% (14% nếu tính cả vỏ hạt) đến 55% (nếu chiết tính bằng dung môi).
Trong hạt tươi còn có một men thủy phân và một glucozìt-Glucozit này chỉ có trong hạt tươi, hạt để lâu sẽ mất. Khi thủy phân, glucozit cho glucoza và axit xyanhydric. Do chất glucozit này cho nên bã (khô) sau khi ép dầu không thể dùng cho súc vật ăn dược.
Dầu đạì phong tử có màu vàng nâu, tỷ trọng 0,94-0,96 ở 25°, năng suất quay cực (a) D 25: +48 đến 60°, ở nhiệt độ 25° hay thấp hơn thường đặc lại và có những đám đặc thành khối màu trắng nhạt, mùi đặc biệt.
Thành phần chủ yếu của dầu đại phong tử là các glyxerit của một số axit béo đặc biệt và một số glyxerit thường gặp.
Axit béo đặc biệt đầu tiên phát hiện được đặt tên là axit gynocacdic vì khi ấy người ta cho rằng dầu đại phong tử là dầu ép từ hạt của cây Gynocardia.
Nhưng về sau, Pawer và Gocnan nghiên cứu thấy rằng axit gynocacdic chi là hỗn hợp của hai axít không no, có một nhân 5 cạnh và một dây chuyền ngang có 10 hay 12 nhóm CH2 với một chức axit. Đó là axit chaulmoogric và axit hydnocacpic (đặt tên như vậy vì lần đầu tiên chiết từ dầu cùa cây Hydnocarpus anthelmintica còn gọi là dầu chaulmoogra).
Cả hai axit này đều đặc ở nhiệt độ bình thường và quay phải.
Hỗn hợp của hai axít này cho axit gynocacdic và các este etylic của axit gynocacdic được dùng trong điều trị.
Người ta lấy các axit này khỏi axit béo khác bằng phép kết tinh, nhưng tách hai thứ axit này riêng ra rất khó. Năm 1920 A.L.Đin và R. Vơrinsan đã lấy ra bằng cách cất trong áp suất giảm các este metylic hoặc cất trong chân không các axit đó. Axit chaulmoogric là đồng phân cùa axit linoleìc, nhưng axit linoleic có chuỗi thẳng, hai nối kép, đính 4 nguyên tử brom hay iốt còn axit chaulmoogric chỉ đính có hai nguyên tử do đó phải có một nhân vòng và một nối kép.
Theo André năng suất quay cực cùa dầu đại phong từ không phải chỉ do hai axit trên mà thôi. Phần lỏng sau khi đã lấy hai axit trên vẫn còn tinh chất quay cực. Vậy trong dầu có thể còn các axit béo lỏng có tính chất quay phải và cũng có nhân 5 cạnh.
Dầu đại phong tử có hai phẩn: Phần lỏng gồm các chất chưa rõ thành phần nhưng có năng xuất quay phải và có tính chất gần như phần đặc.
Phần đặc gồm phần lớn là glyxerit của axit chaulmoogric và axit hydnocacpic.
EmAndré và Đ.Gouatte còn chiết từ dầu goocli (dầu của hạt cây Onchoba echinata châu Phi) một axit khác gọi là axit goclic, có cùng một kiến trúc nhưng có dây chuyền ngang không no.
Tác dụng dược lý
Dầu đại phong tử có tác dụng kích ứng: bôi lên da thì nơi da bôi dẩu bị đỏ và có khi mọng nước. Thường dùng bôi lên da để chữa ngứa và bệnh hủi.
Trước đây người ta chữa hủi bằng cách cho uống hạt đại phong tử, hay tốt hơn là uống dầu đại phong tử. Nhưng gần đây người ta cho rằng dùng những dẫn xuất của axit béo thì tốt hơn.
Do tính chất chịu axit (acidoresistance) của vi trùng lao và hủi giống nhau cho nên người ta nghĩ' đến việc sử dụng đại phong tử và dầu đại phong tử để chữa lao phổi và lao thanh quản. Trong quá trình điều trị người ta nhận xét vết loét giảm, từng đám vi trùng tan hoặc tiêu đi. Người ta vẫn chưa thống nhất về cơ chế tác dụng của thuốc: Theo Mercado thì đây là một tác dụng gián tiếp do lượng bạch huyết tăng, nhưng Rogers thì cho rằng do những axit chaulmoogric và hydnocacpic là những axit không no cho nên có thể cho những hợp chất cộng, và những muối natri của những hợp chất này tham gia vào việc tạo thành vỏ bọc của những vi trùng lao và hủi chịu axit. Walker, Sweeney và School cũng nhận thấy tác dụng diệt vi trùng của những muối natri cùa các axit béo trong đại phong tử và cho rằng khi kết hợp vào vỏ sáp cùa vi trùng, thì những axit vòng đặc biệt ấy sẽ mang theo một nhóm chức dộc dối với tế bào của vi trùng. Người ta còn nhận xét rằng nhũng axit béo mang 16 dến 18 nguyên tố cacbon trong chuỗi ngang tác dụng mạnh hơn. Những hợp chất hudrogen hóa của axit chaulmoogric tác dụng mạnh hơn, và ít độc hơn, do đó có thể dùng với liều cao hơn.
Thí nghiệm đã chứng minh rằng những dầu có các axìt béo trong đại phong tử dù pha loãng tới mức độ không còn tác dụng đối với vi trùng không chịu axit, vẫn còn tác dụng sát trùng rất mạnh.
Việc điều trị thường đòi hỏi thời gian dài và tác dụng mạnh nhất đối với những bệnh nhântrẻ và những người mới bị.
Mớì đây người ta thí nghiệm dùng điều trị có kết quả bệnh lao, đau mắt hột, bại liệt, bôi ngoài chữa bênh ghẻ của chó.
Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ đại phong tử có vị cay, tính nóng, có độc, có tác dụng làm khô ẩm ướt (táo thấp), sát trùng, chủ yếu dùng chữa hủi, mẩn ngứa, giang mai. Khi uống thường gây nôn mửa cho nên chủ yếu dùng ngoài. Những người âm hư huyết nhiệt không dùng được.
Hiện nay đại phong tử được dùng chữa phong hủi, bệnh ngoài da có những triệu chứng bề ngoài như bệnh phong hủi.
Thường dùng dưới dạng thuốc dầu 10% (trong dẫu vazơlin) hay thuốc mỡ 20% để bôi tại chỗ.
Uống dưới dạng những giọt dầu nhũ hóa trong một ít sữa hay cho vào nang. Bất đầu mười (X) giọt sau tăng dần lên 100 (C) đến 200 (CC) có khi tới 300 (CCC) mỗi ngày, nhưng không bao giờ vượt quá liều có thể gây những biến chứng trong dạ dày và ống tiêu hóa, nếu trộn với magiê nung thì thuốc ít gây khó chịu hơn. Có khi được chuyển thành dạng muối natri (hydnocacpat natri) để tiêm hoặc tốt hơn dưới dạng este etylic để uống (2 đến 4 viên nang mỗi viên 0,15g mỗi ngày) hoặc để tiêm bắp (0,5 đến 2g) hay tiêm dưới da (2ml mỗi ngày).
Trong y học nhân dân đại phong từ được dùng phối hợp với một số vị thuốc khác chữa một số bệnh ngoài da (xem các đơn thuốc).
Đơn thuốc có vị đại phong tử
Chữa ghẻ lở, giang mai: Đại phong tử thiêu tồn tính 10g, khinh phấn 0,5g. Giã nhỏ đại phong tử, thêm khinh phấn, cuối cùng thêm dầu vừng vào làm thành thuốc mỡ bôi lên những vết ghẻ lở, lờ loét đã rửa sạch.
Chữa vết loét hủi: Dấu đại phong tử 40g, khổ sâm tán nhỏ 120g, thêm rượu viên bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 50 viên vào lúc đói, dùng rượu hâm nóng để chiêu thuốc. Nơi lờ loét thì dùng nước sắc khổ sâm để rửa.
Chữa hênh mũi đỏ: Đại phong tử 30 hạt, bóc bỏ vỏ giã nhỏ, hạt hồ đào 15 hạt giã nhỏ trộn đều với đạỉ phong tử. Thêm 4g thủy ngân, trộn đều, cho tất cả vào miếng vải mịn, có chuôi cầm. Cầm chuôi vải xát mạnh vào mũi.
Mỗi ngày xát ba lần, xát liền trong ba ngày lại nghỉ một ngày. Làm đều như vậy nhanh thì nửa tháng, lâu thì một tháng rưỡu sẽ thấy kết quả. Sau khi dùng liền ba ngày mũi hơi khó chịu. Nghỉ một ngày lại bình thưcmg.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây tần cửu (thanh táo)
Cây tần cửu hay thanh táo là một cây nhỏ cao chừng 1,5m, cành có màu tím sẫm hay xanh lục, nhẵn, giữa chỗ lá mọc đối có một dòng lông. Lá mọc đới.
Cây thóc lép
Cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi. Mùa hoa quả vào các tháng 2-5. Nhân dân dùng rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô. Thu hái quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô.
Mù u
Cây mù u mọc hoang thường mọc tại những vùng đất cát tại bờ bể. Nhân dân miền Trung thường trồng lấy hạt ép dầu thắp đèn.
Cây bứa
Thường người ta hái quả chín về ăn và nấu canh. Làm thuốc người ta dùng vỏ quả tươi hay phơi hoặc sấy khô. Mùa thu hái vỏ gần như quanh năm.
Sài đất
Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thường ưa nơi ẩm mát, Gần đây, do nhu cầu, nhiều nơi đã trồng sài đất để dùng làm thuốc.
Cây đơn tướng quân
Đơn tướng quân mọc hoang ở Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Cạn. Tại Hà Nội được trồng ở làng Đại Yên để dùng làm thuốc. Còn thấy ở miền Nam, Campuchìa, Ấn Độ.
Cây đơn răng cưa
Nhân dân thường dùng lá cây này chữa mẩn ngứa dị ứng, mề đay dưới hình thức giã nát xào với mỡ bôi lên những nơi mẩn ngứa dị ứng đã rửa sạch.
Ké hoa đào
Cây ké đầu ngựa hoa đào mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Còn mọc ở Trung Quốc, Malayxia, Philipin. Người ta dùng toàn cây hoặc lá phơi khô hay dùng tươi.
Bèo cái
Bèo cái được trồng ở khấp các nơi có hồ ao ở Việt Nam, ở nông thôn cũng như ở thành phố vì toàn cây được dùng để nuôi lợn, còn mọc ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới khác.
Hạ khô thảo
Vào mùa hạ, khi một số quả đã chín thì hái cành mang hoa và quả phơi hay sấy khô. Có người dùng cả bộ phận trên mặt đất hái về phơi hay sấy khô để dùng.
Cà dại hoa vàng
Cà dại hoa vàng là một loại cỏ có thần mẫm, cao chừng 30-40cm. Lá mọc so le, hơi ôm vào thân cây, xẻ lông chim sâu, trên có lông cứng, nhọn với những đường gãn.
Cây niệt gió
Người ta dùng lá hoặc rẽ cây này. Lá hái vào mùa hạ. Rễ hái vào mùa thu, đông hay đầu mùa xuân. Hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng.
Cây la (chìa vôi)
Thường người ta hái lá tươi về dùng. Ngoài ra còn dùng rể đào quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có khi dùng cả cây thái mỏng phơi hay sấy khô.
Bồ cu vẽ
Cây mọc hoang ỏ khắp nơi trên miền Bắc và miền Trung nước ta. Hình như không thấy mọc ở miền Nam. Rải rác thấy có ở Lào và Cămpuchia. Còn thấy ở Malaixia.
Bạch hạc
Cây bạch hạc mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Mailaixia, đồng Châu Phi. Có khi được trồng làm cảnh.
Cây găng tu hú
Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.
Bồ công anh
Thường nhân dân Việt Nam dùng lá, lá hái về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Thường hay dùng tươi. Không phải chế biến gì đặc biệt.
Cây bèo tây
Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa khống đều, màu xanh nhạt, đài và tràng cùng màu, dính liền với nhau ở gốc. Cánh hoa trên có một đốm vàng.
Cây bạc thau
Vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Dùng tươi giã nát đắp lên những nơi gãy xương, mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Dùng khô chữa ho, điều kinh, bạch đới khí hư.
Cây đơn buốt
Ngoài cây đơn buốt mô tả trên, trong nhân dân còn dùng một cây khác cũng với tên đơn buốt hay đơn kim hay quỷ tràm tháo. Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ lá kép gồm nhiều lá chét.
Cây lân tơ uyn
Tất cả vết thương phần mềm có miệng rộng. Nếu vết thương chột, miệng nhỏ thì phải vạch rộng, cắt lọc tốt rồi mới dùng lân tơ uyn.
Bạch hoa xà
Cây mọc hoang ở khấp nơi ở Việt Nam: Nam, bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn Độ, Malai xia, nam Trung Quốc. Nhật Bản, Inđônêxya, châu Phi.
Cây khế
Trong nhân dân thường dùng lá khế giã nhỏ đắp lên những nơi bị lở sơn. Có thể dùng quả giã lấy nước mà đắp lên. Còn dùng chữa mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng.
Cây ba chạc
Cây mọc hoang, rất phổ biến ở khấp nơi Việt Nam, miền núi cũng như đồng bằng. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Philipin. Người ta dùng lá tươi về nấu nước tắm ghẻ.
Bùng bục
Cây bùng bục mọc hoang ở khắp các miền rừng núi nước ta. Thường ít được dùng. Nhưng dân tộc ít người một vài vùng có dùng hạt của nó để ép lấy dầu đặc như sáp.