Cây cà tầu

2015-08-31 02:21 PM

Ở Việt Nam hầu như chưa thấy sử dụng làm thuốc. Nhưng ở nhiều nước như Ân Độ, Malaixia, Thái Lan, châu úc người ta dùng toàn cây chữa ho, thông tiểu, chữa hen, sốt.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là cà dại trái vàng.

Tên khoa học Solanum xanthocarpum Schrad và VVondl.

Thuộc họ Cà Solanaceae.

Mô tả cây

Cây cà tầu

Cây cà tầu

Cây sống hàng năm, cao khoảng 0,7-1m hay hơn. Toàn thân và lá có màu xanh lục nhạt. Phiến lá to ròng gần giống các loại cà cho quả ăn được, mép lá phân thùy không đều. Đặc biệt toàn thân cây, cuống và gân lá cả hai phía trên dưứi đều có nhiều gai nhọn sắc. Mặt trên và dưới của lá đều có một lớp mỏng lông mịn. Cụm hoa tán ngoài nách lá mọc thành chùm từ 3-5 cái, cánh hoa màu trắng hoặc xanh lục nhạt 5 cánh rời hình sao rộng 2cm. Tiểu nhị vàng, bao phấn dài 8- 9cm. Quả không có lông tròn, Ưắng có bớt rằn xanh, khi chín có màu vàng tươi đường kính 2,5- 3cm. Mùa quả quanh năm nhung nhiều quả nhất vào mùa khô (tháng 11, 12) ở Đà lạt (Lâm đồng)

Phân bổ và thu hái chế biến

Cây mọc hoang dạí rất nhiều ở tỉnh Lâm đồng (Đà Lạt, Đức Trọng, Sơn dương...), Đắc Lắc (Buôn Mê Thuộc), Gia Lai-Kon Tum. Cây có khả năng chịu khô hạn rất khỏe, ưa ánh sáng nhiều nhưng cũng có thể chịu được dâm mát, có khả nàng mọc tranh chấp với cỏ dại. Vào mùa khô (11 đến 4 và 5) cây rụng lá nhiều, đổ lại nhũng cành rất sai quả, thuận lợi cho việc thu hái (vì khối lượng gai rụng theo lá, dẽ hái, nắng nhiều).

Người ta dùng toàn cây (thân, lá và quả) phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Năm 1939 Rochemeyer H. (Angew. Chem. 52  (20), 374) đã chiết từ cây một gluzit có tên solasodin.

Năm 1980 (Dược học 5, 1980) Hoàng Đại Cử đã định lượng tro trong lá và phần non của cây đang có nhiều quả xanh và chín có 0,05 phán trăm solasodin. Trong quả xanh (gồm thịt quả và hạt) có 2,36%. Trong quả chín vàng (gồm thịt quả và hạt) có 2,20%.

Tác giả còn chiết từ hỗn hợp gồm quả xanh già, chín vàng và hạt phơi sấy khô dòn được 1,40% solasodin đã tinh chế.

Công dụng và liều dùng

Ở Việt Nam hầu như chưa thấy sử dụng làm thuốc. Nhưng ở nhiều nước như Ân Độ, Malaixia, Thái Lan, châu úc người ta dùng toàn cây chữa ho (long đờm), thông tiểu, chữa hen, sốt. Lá, thân và quả dùng làm thuốc bổ đắng chữa phù. Hạt đốt xông khói chữa sâu răng.

Hiện nay có thể dùng làm nguyên liệu chiết solasodin.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây tùng hương

Thông ưa đất cát, trồng thông bằng hạt, sau 4 đến 5 năm trồng thì bắt đầu tỉa, phải tỉa sao cho cành đụng nhau nhưng không xen kẽ vào nhau.

Mù u

Cây mù u mọc hoang thường mọc tại những vùng đất cát tại bờ bể. Nhân dân miền Trung thường trồng lấy hạt ép dầu thắp đèn.

Cây thồm lồm

Cây thồm lồm mọc hoang ờ khắp nơi trong nước ta, thường ít được dùng, hay một số nơi người ta dùng lá tươi gíã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh thồm lồm ăn tai.

Cây ráy

Ráy là một cây mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam, thường ưa mọc ở rừng hay nơi ẩm tháp. Còn thấy ở Lào, Campuchia, Hoa Nam Trung Quốc, châu úc.

Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa)

Cây chó đẻ răng cưa mọc hoang ở khắp nơi ở Việt nam cũng như ở khắp các nước vùng nhiệt đới. Người ta dùng toàn cây hái về làm thuốc. Mùa hái quanh năm.

Ké hoa vàng

Cây ké đầu ngựa hoa vàng mọc hoang rất phổ biến ờ khắp nơi Việt Nam, còn mọc ở Cãmpuchia, Lào, Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc (miền Nam và Hải Nam), Malaixia.

Cây lu lu đực

Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.

Cây thóc lép

Cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi. Mùa hoa quả vào các tháng 2-5. Nhân dân dùng rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô. Thu hái quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô.

Bèo cái

Bèo cái được trồng ở khấp các nơi có hồ ao ở Việt Nam, ở nông thôn cũng như ở thành phố vì toàn cây được dùng để nuôi lợn, còn mọc ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới khác.

Sài đất

Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thường ưa nơi ẩm mát, Gần đây, do nhu cầu, nhiều nơi đã trồng sài đất để dùng làm thuốc.

Cây xà xàng (xà sàng tử)

Mọc hoang ở những nơi đất trống trong nước ta. Thu hái vào tháng 6 đến tháng 8 là thời gian quả chín. Nhổ hay cắt cả cây về phơi khô. Đập lấy quả.

Ké hoa đào

Cây ké đầu ngựa hoa đào mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Còn mọc ở Trung Quốc, Malayxia, Philipin. Người ta dùng toàn cây hoặc lá phơi khô hay dùng tươi.

Cây hàn the

Cây mọc hoang dại ở các bãi cố, ven bờ ruộng ở khắp nơi Việt Nam. Còn thấy ở nhiều nước nhiệt đới vùng đông nam châu Á. Nhân dân dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Cây bạc thau

Vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Dùng tươi giã nát đắp lên những nơi gãy xương, mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Dùng khô chữa ho, điều kinh, bạch đới khí hư.

Cây găng tu hú

Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.

Cây keo nước hoa

Ngay quanh Hà Nội cũng có trồng một số cây nhưng ít phát triển.Trong vỏ cây keo ta có chứa tanin loại catechic được dùng để thuộc da mềm. Hàm lượng tanin khá cao.

Cây lân tơ uyn

Tất cả vết thương phần mềm có miệng rộng. Nếu vết thương chột, miệng nhỏ thì phải vạch rộng, cắt lọc tốt rồi mới dùng lân tơ uyn.

Cây muồng truổng

Trong rễ màu vàng, vị rất đấng có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal.

Liên kiều

Thanh kiều và lão kiều cũng giống nhau, nhưng thanh kiều phần nhiều đầu quả chưa tách ra như mò chim mở, hạt còn nguyên không rơi rụng.

Cây máu chó

Khi dùng, người ta tắm cho thật sạch, gãi cho nốt ghẻ chảy máu rồi bôi nguyên dầu đó hoặc cho thêm vào dầu một ít dầu long não cho có mùi thơm và thêm tính chất sát trùng.

Cây bèo tây

Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa khống đều, màu xanh nhạt, đài và tràng cùng màu, dính liền với nhau ở gốc. Cánh hoa trên có một đốm vàng.

Dâm bụt

Nhân dân rất hay dùng lá và hoa tươi giã nhỏ với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang nung mủ, khô thuốc lại thay. Mụn nhọt sẽ đỡ nhức và chóng vỡ mủ.

Cây thanh đại (cây chàm)

Tùy theo cách chế tạo, bột chàm hay thanh đại có độ tinh khiết khác nhau. Thường người ta xác định giá trị của thanh đại bằng cách định lượng indigotin.

Bạch hạc

Cây bạch hạc mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Mailaixia, đồng Châu Phi. Có khi được trồng làm cảnh.

Lá móng

Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Ai Cập, ngưới ta trổng để xuất cảng.