Cây cà chua

2015-08-31 07:02 PM

Quà cà chua mặc dầu giá trị dinh dưỡng thấp nhưng được toàn thế giới dùng làm thức ăn dưới dạng tươi hay nấu chín, nước ép cà chua là một loại nước giải khát.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn gọi là cà dầm, tomate (Pháp).

Tên khoa học Lycopersicum esculentum Mill.

Thụộc họ Cà Solanaceae.

Mô tả cây

 Cây cà chua

Cây cà chua

Cây thảo, sống theo mùa. Thân tròn, phấn cành nhiều. Lá có cuống dài, phiến lá xẻ lông chim, số lượng thùy không ổn định, thường có răng cưa. Hoa hợp thành những xim thưa ở nách lá, cuống phủ lông cứng. Đài 3-6 thùy hình mũi mác không dài hơn đài, mặt phủ lông. Nhị 5-6, bao phấn dính thành 1 ống bao quanh nhụy, thuôn dẩn ở đỉnh, mở bằng những kẽ nứt dọc ngắn. Bầu có 3 hoặc nhiều ô, mỗi ô chứa nhiều noãn. Quả mọng có 3 ô. Hạt dẹt, hình thận. Do một quá trình trồng trọt lâu đời, nên cây cà chua có nhiều biến đổì về hình thái, số lượng các thùy của đài, tràng, bộ nhị có khi 5, 6, 7 có khi 8. Số lượng lá noãn cũng tâng lên nhiều.

Mùa hoa quả: mùa đông và mùa xuân.

Phân bố, thu hái và chế biến

Vốn nguồn gốc ở châu Mỹ, hiện nay cà chua được trồng ở hầu hết các châu làm thức ăn. Trên thế giới sản xuất khoảng 20 triệu tấn/năm. Ngoài những giống cà chua nói trên, một số nơi trồng một loại cà chua nhỏ, hình cầu có nơi gọi là cà kiu có tên khoa học Lycopersicum escuỉentum Mill. var. cerasiýorme Alf. vốn thấy mọc hoang dại ở Peru, đảo Angti, Texas.

Người ta trồng chủ yếu lấy quả để ăn. Lá dùng làm thuốc và là nguyên liệu chiết tomatin.

Thành phần hóa học

Lá cà chua chứa rất nhiều gluco-ancaloit, trong đó tomatin chiếm thành phần chủ yếu. Tomatin được Fontaine và cộng sự chiết được lần đầu tiên vào năm 1948 từ lá cây cà chua ở Nam Mỹ có tên khoa học Lycopersìcum pimpìnellifolium Mill. Cùng năm đó, Kuhn và Low cũng chiết được tomatin từ loài cà chua quả nhỏ mọc ở Đức. Tomatìn thực tế là hỗn hợp của nhiều chất gần nhau, trong đó tomatin a chiếm chủ yếu. Tomatin thủy phán cho 2 phân tử glucoza, 1 galactoza, 1 xyloza và tomatidin. Tomatidin là một genin thuộc nhóm các spirosolanol, đồng phân lập thể của soladulcidin. Một số loài cà chua có hàm lượng tomatin lên tới 5%.

Quả cà chua chứa các axit hữu cơ trong đó axit tactríc, xitric, succinic và malic chiếm chủ yếu. Về giá trị dinh dưỡng, cà chua chứa 77% nước, 0,6% protit, 4% gluxit (sacccaroza, pec- tin), 0,7% xenluloza, 0,4% tro. Muối khoáng gồm 11,4mg% Canxi, 24,7mg% p, 1,3mg% Fe, các vitamin gồm 1,9mg% caroten, 0,06mg% vitamin Bl, 0,04mg% vitamin B2, 0,5mg% vitamin pp và 38mg% vitamin c (Bảng thành phần hóc học thức ăn Việt nam - Nhà xuất bản Y học Hà nội, 1972). Có tác giả còn thấy vitamin p, vìtamin K. Ngoài - ra còn lycopen, xanthophyle và quexcitrozit. Hạt cà chua chứa 25% một loại dầu béo thô, có thể ăn được sau khi tinh chế. Khô dầu hạt cà chua có thể dùng làm thức ăn cho gia súc.

Công dụng và liều dùng

Quà cà chua mặc dầu giá trị dinh dưỡng thấp nhưng được toàn thế giới dùng làm thức ăn dưới dạng tươi hay nấu chín, nước ép cà chua là một loại nước giải khát tươi ở nhiều nước, còn dùng dưới dạng tương, nước sốt, nấu canh.

Một số người dùng quả cà chua làm thuốc nhuận tràng, chữa sốt, lao phổi. Tại Tây Ban Nha người ta phối hợp quả cà chua với ớt để chữa trĩ, hoặc ngưòti ta nấu cà chua với dầu hay mỡ (cho đến khi bốc hết hơi nuớc) rồi dùng dưới dạng thuốc mỡ bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.

Đọt cà chua (lá non) được nhân dân dùng đắp mụn nhọt, nơi viêm tấy như sau: Lấy đọt cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vào vài hạt muối. Đắp lên nơi mụn nhọt hay viêm tấy, bảng lại. Ngày làm một hai lần cho dến khi khỏi.

Lá cà chua khô hiện được dùng làm nguyên liệu chiết tomatin là một chất kháng khuẩn, chống nấm, chống một số sâu bệnh hại cây trồng (nhưng với liều nào đó lại có tác dụng kích thích sinh trường, ví dụ đối với sáu coleoptyle của thóc avoine). Tomatin còn được dùng để bán tổng hợp các hocmon steroidic.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây xà xàng (xà sàng tử)

Mọc hoang ở những nơi đất trống trong nước ta. Thu hái vào tháng 6 đến tháng 8 là thời gian quả chín. Nhổ hay cắt cả cây về phơi khô. Đập lấy quả.

Cây tùng hương

Thông ưa đất cát, trồng thông bằng hạt, sau 4 đến 5 năm trồng thì bắt đầu tỉa, phải tỉa sao cho cành đụng nhau nhưng không xen kẽ vào nhau.

Cây khế

Trong nhân dân thường dùng lá khế giã nhỏ đắp lên những nơi bị lở sơn. Có thể dùng quả giã lấy nước mà đắp lên. Còn dùng chữa mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng.

Cây muồng truổng

Trong rễ màu vàng, vị rất đấng có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Hoạt chất khác chưa rõ. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal.

Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa)

Cây chó đẻ răng cưa mọc hoang ở khắp nơi ở Việt nam cũng như ở khắp các nước vùng nhiệt đới. Người ta dùng toàn cây hái về làm thuốc. Mùa hái quanh năm.

Bèo cái

Bèo cái được trồng ở khấp các nơi có hồ ao ở Việt Nam, ở nông thôn cũng như ở thành phố vì toàn cây được dùng để nuôi lợn, còn mọc ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới khác.

Cây hàn the

Cây mọc hoang dại ở các bãi cố, ven bờ ruộng ở khắp nơi Việt Nam. Còn thấy ở nhiều nước nhiệt đới vùng đông nam châu Á. Nhân dân dùng toàn cây tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Cây la (chìa vôi)

Thường người ta hái lá tươi về dùng. Ngoài ra còn dùng rể đào quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có khi dùng cả cây thái mỏng phơi hay sấy khô.

Ké hoa đào

Cây ké đầu ngựa hoa đào mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Còn mọc ở Trung Quốc, Malayxia, Philipin. Người ta dùng toàn cây hoặc lá phơi khô hay dùng tươi.

Bạch hạc

Cây bạch hạc mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Mailaixia, đồng Châu Phi. Có khi được trồng làm cảnh.

Cây keo nước hoa

Ngay quanh Hà Nội cũng có trồng một số cây nhưng ít phát triển.Trong vỏ cây keo ta có chứa tanin loại catechic được dùng để thuộc da mềm. Hàm lượng tanin khá cao.

Cây dầu rái trắng

Cây dầu rái mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt Nam, nhưng nhiều nhất ở miền trung Trung bộ, miền nam Trung bộ, có mọc cả ở Nam bộ, từ ven biển đến núi cao.

Bồ cu vẽ

Cây mọc hoang ỏ khắp nơi trên miền Bắc và miền Trung nước ta. Hình như không thấy mọc ở miền Nam. Rải rác thấy có ở Lào và Cămpuchia. Còn thấy ở Malaixia.

Cây sắn thuyền

Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus.

Con rết

Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu.

Bùng bục

Cây bùng bục mọc hoang ở khắp các miền rừng núi nước ta. Thường ít được dùng. Nhưng dân tộc ít người một vài vùng có dùng hạt của nó để ép lấy dầu đặc như sáp.

Sài đất

Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thường ưa nơi ẩm mát, Gần đây, do nhu cầu, nhiều nơi đã trồng sài đất để dùng làm thuốc.

Bưởi bung

Người ta dùng rễ và lá, thu hái gần như quanh năm. Thường dùng tươi, có thể phơi khô dùng dần. Một số nơi hái cành mang lấ phơi khô.

Cây chè vằng

Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng vì dây vằng vừa dẻo lại dai.Nhân dân thường hái lá quanh năm làm thuốc hay để đun nước tắm ghẻ.

Cây thóc lép

Cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi. Mùa hoa quả vào các tháng 2-5. Nhân dân dùng rễ tươi hay phơi hoặc sấy khô. Thu hái quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cây mặt quỷ

Cây mặt quỷ mọc rất phổ biến ở những đồi có cây bụi hay rừng thưa tại nhiều tỉnh Việt Nam. Còn thấy mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ.

Cây ké đầu ngựa

Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.

Cây bèo tây

Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa khống đều, màu xanh nhạt, đài và tràng cùng màu, dính liền với nhau ở gốc. Cánh hoa trên có một đốm vàng.

Cây đại phong tử

Axit béo đặc biệt đầu tiên phát hiện được đặt tên là axit gynocacdic vì khi ấy người ta cho rằng dầu đại phong tử là dầu ép từ hạt của cây Gynocardia.

Cây tỏi đỏ

Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng. VỊ thuốc có vị đắng, mùi hơi hắc.