Cảo bản

2015-07-08 03:50 PM

Tại Trung Quốc, liêu cảo bản chủ sản ở Hà Bắc, rồi đến Sơn Tây, Liêu Ninh, Cát Lâm, Nội Mông. Loại này vừa dùng trong nước, vừa để xuất khẩu một ít.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cảo bản là một vị thuốc tương đối thông dụng trong đông y. Vì gốc cây như gốc lúa (cảo - lúa, bản - gốc) do đó có tên cảo bản. Trên thị trưòng có 2 loại cảo bản.

Bắc cảo bản. Rhizoma et Radix Ligustici jeholensis còn gọi là hương cảo bản là thân rễ và rễ của cây liêu cảo bản Ligusticum ịeholense Nak. et Kitaga (Cnidium jeholense Nak. et Kitaga), thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelỉiferae).

Tây khung cảo bản - Rhizoma et Radix Ligustici sinensis - còn gọi là tây khung là thân và rễ của cảo bản hay tây khung Ligustìcum sinmse Oliv, cũng thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umhelli/erae).

Ở Việt Nam các lương y thường không để ý phân biệt và chỉ dùng chung với tên cảo bản vì cho đến nay ở Việt Nam chưa trồng và khai thác cảo bản.

Mô tả cây

Cảo bản 

Cảo bản

Cây liêu cảo bản (Ligusticum jeholense) là một cây sống lâu năm, cao 0,15-0,16m thân rễ ngắn, toàn cây rất thơm, thân mọc thẳng đứng, phía dưới có đường kính 3-5mm, thường có màu tím. Lá 2 lần kép lông chim mép có răng cưa, cuống lá phát triển thành bẹ ôm lấy thân. Cụm hoa hình tán kép 6-19 cuống tán, dài ngắn không đều, tán nhỏ mang chừng 20 hoa nhỏ màu trắng. Quả gồm 2 phân quả dính nhau, hình thoi, dài chừng 5mm trên mỗi phân qủa có 5 sống dọc, mặt tiếp giáp phẳng.

Cây tây khung (Lìgusticum sinense) cũng là một cây sống lâu năm. Lá mọc so le 2-3 lần xẻ lông chim kép, cuống lá dài 9-12cm phía dưới ôm lấy thân cây. Cụm hoa hình tán kép, mỗi tán 16-20 cuống, mồi tán nhỏ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Quả cũng gồm 2 phân quả mỗi phân quả cũng có 5 sống chạy dọc, nhưng giữa sống của quả tây khung có tới 3 ống tinh dầu, trong khi đó quả liêu cảo bản chỉ có một ống tinh dầu.

Phân bố, thu hái và chế biến

Hiện nay ta còn phải nhập của Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, liêu cảo bản chủ sản ở Hà Bắc, rồi đến Sơn Tây, Liêu Ninh, Cát Lâm, Nội Mông. Loại này vừa dùng trong nước, vừa để xuất khẩu một ít.

Vào các tháng 4-10 đào lấy rễ và thân rễ, cắt bỏ phần trên mặt đất, rửa sạch đất cát, phơi khô.

Thành phần hóa học

Trong cảo bản của Trung Quốc chỉ mới biết có chứa tinh dầu, các thành phần khác chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Trong một loại cảo bản cùa Nhật Bản có tên khoa học là Northosmymìum japonicum Miq. cùng họ hoa tán (Umbelliíerae) người ta đã thấy có chừng 1,3% tinh dầu; trong tinh dầu thành phần chủ yếu là nothosnymola 2-4 chất đimetoxyalylbenzola và một lượng nhỏ axit panmitinìc.

Công dụng và liều dùng

Cảo bản chỉ mới thấy dùng trong phạm ví đông y.

Tính chất cảo bản theo các tài liệu cổ như sau: Vị cay, ôn, không độc, có năng lực tán phong, hàn, thấp tà, chữa chứng nhức óc, là thuốc khu phong, táo thấp, chữa ung nhọt, thường dùng chữa chứng âm hộ lạnh, sưng đau nhức, nhức đầu, còn dùng gội đầu cho sạch gầu.

Ngày dùng 3 đến 6g dước dạng thuốc sắc; dùng ngoài không có liều lượng nhất định.

Đơn thuốc có cảo bản dùng trong đông y

Chữa trẻ con ghẻ lở, chốc đầu: sắc nước cảo bản dùng tắm và giật quần áo.

Chữa nhiều gầu: Cảo bản, bạch chỉ hai vị bằng nhau tán nhỏ đem sát vào đầu, sáng hôm sau gội đầu, thì chóng hết gầu.

Chữa nhức đầu, thiên đầu thống: cảo bản 6g, xuyên khung 3g, phòng phong 5g, bạch chỉ 3g, tế tân 2g, cam thảo 3g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày, sau khi ăn cơm xong, uống lúc còn nóng.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây lu lu đực

Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.

Kim ngân

Hoa hay cành lá hái về phơi hay sấy khô là dùng được. Không phải chế biến gì khác. Việc bảo quản hoa và cành lá kim ngân tương đối dễ vì ít bị mốc mọt.

Cây thồm lồm

Cây thồm lồm mọc hoang ờ khắp nơi trong nước ta, thường ít được dùng, hay một số nơi người ta dùng lá tươi gíã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh thồm lồm ăn tai.

Lá móng

Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Ai Cập, ngưới ta trổng để xuất cảng.

Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa)

Cây chó đẻ răng cưa mọc hoang ở khắp nơi ở Việt nam cũng như ở khắp các nước vùng nhiệt đới. Người ta dùng toàn cây hái về làm thuốc. Mùa hái quanh năm.

Con rết

Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu.

Cây phù dung

Cây phù dung mọc hoang và được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh. Còn được trổng tại các nước Trung Quốc, Philipin, Nhật Bản, Ân Độ.

Cây thanh đại (cây chàm)

Tùy theo cách chế tạo, bột chàm hay thanh đại có độ tinh khiết khác nhau. Thường người ta xác định giá trị của thanh đại bằng cách định lượng indigotin.

Liên kiều

Thanh kiều và lão kiều cũng giống nhau, nhưng thanh kiều phần nhiều đầu quả chưa tách ra như mò chim mở, hạt còn nguyên không rơi rụng.

Cây huyết kiệt

Hiện nay chưa thấy phát hiện cây này ở Việt Nam. Huyết kiệt chủ yếu vẫn nhập của Trung Quốc, bản thân Trung Quốc cũng nhập từ Inđônêxya.

Bảy lá một hoa

Người ta thường dùng thân rễ với tên tảo hưu, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông, đào về rừa sạch, phơi khô.

Cây hương diệp

Trước khi cây ra hoa người ta thu hoạch toàn cây và cất tinh dầu. Năng suất và chất lượng tinh dầu thay đổi tùy theo địa phương, cách chăm sóc và giống cây.

Cây đơn răng cưa

Nhân dân thường dùng lá cây này chữa mẩn ngứa dị ứng, mề đay dưới hình thức giã nát xào với mỡ bôi lên những nơi mẩn ngứa dị ứng đã rửa sạch.

Cây ba chạc

Cây mọc hoang, rất phổ biến ở khấp nơi Việt Nam, miền núi cũng như đồng bằng. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Philipin. Người ta dùng lá tươi về nấu nước tắm ghẻ.

Cây niệt gió

Người ta dùng lá hoặc rẽ cây này. Lá hái vào mùa hạ. Rễ hái vào mùa thu, đông hay đầu mùa xuân. Hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng.

Cây la (chìa vôi)

Thường người ta hái lá tươi về dùng. Ngoài ra còn dùng rể đào quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có khi dùng cả cây thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cây găng tu hú

Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.

Cây tỏi đỏ

Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng. VỊ thuốc có vị đắng, mùi hơi hắc.

Cây rau má ngọ

Chân gai nở rộng ra. Bẹ chìa hình lá bao quanh thân trông như thân chui qua lá, do đó có tên períoliatum (chui qua lá). Hoa mọc thành bông tận cùng, ngắn.

Sài đất

Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thường ưa nơi ẩm mát, Gần đây, do nhu cầu, nhiều nơi đã trồng sài đất để dùng làm thuốc.

Ké hoa vàng

Cây ké đầu ngựa hoa vàng mọc hoang rất phổ biến ờ khắp nơi Việt Nam, còn mọc ở Cãmpuchia, Lào, Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc (miền Nam và Hải Nam), Malaixia.

Cây táo rừng

Cây mọc hoang dại ở những vùng đồi núi nơi dãi nấng hay ven rừng. Người ta dùng lá và rễ. Rễ đào về rửa sạch đất, bóc lấy vỏ, thái nhỏ phơi hay sấy khô. Lá thường dùng tươi.

Bồ công anh

Thường nhân dân Việt Nam dùng lá, lá hái về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Thường hay dùng tươi. Không phải chế biến gì đặc biệt.

Cây dầu rái trắng

Cây dầu rái mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt Nam, nhưng nhiều nhất ở miền trung Trung bộ, miền nam Trung bộ, có mọc cả ở Nam bộ, từ ven biển đến núi cao.

Cây keo nước hoa

Ngay quanh Hà Nội cũng có trồng một số cây nhưng ít phát triển.Trong vỏ cây keo ta có chứa tanin loại catechic được dùng để thuộc da mềm. Hàm lượng tanin khá cao.