Bưởi bung

2015-07-03 09:51 AM

Người ta dùng rễ và lá, thu hái gần như quanh năm. Thường dùng tươi, có thể phơi khô dùng dần. Một số nơi hái cành mang lấ phơi khô.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn có tên là cây cơm rượu, cát bối, co dọng dạnh (Thái).

Tên khoa học Glycosmìs pentaphylla Corr. (Glycosmis cochinchinensis (Lour.) Pierre ).

Thuộc họ Cam Rutaceae.

Trong nhân dân thường dùng tên bưởi bung để chỉ hai cây: Cây có tên khoa học và mô tả sau đây, một cây nữa có lá đơn nguyên có tên khoa học là Acronychia laurilolia Bl. thuộc cùng họ.

Mô tả cây

Bưởi bung

Bưởi bung

Cây nhỏ, cao 1-3m, có thể cao tới 6m, cành đỏ nhạt, nứt nẻ. Lá kép gồm từ 3 đến 7 lá chét, ít khi có một, dài từ 6-6 cm, rộng từ 2 đến 5cm, mép nguyên, hoặc hơi răng cưa. Hoa trắng hay trắng xanh nhạt, mọc thành chùm tán ở đầu cành hay kẽ lá phía ngọn cây. Quả hình cầu, như quả quất, khi chín có màu hồng. Mùa hoa quả: Tháng 11-3.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây bưởi bung mọc hoang dại ờ khắp nơi ở Việt Nam, ở những nơi bờ rào, đất hoang hay rừng núi.

Người ta dùng rễ và lá, thu hái gần như quanh năm. Thường dùng tươi, có thể phơi khô dùng dần. Một số nơi hái cành mang lấ phơi khô.

Thành phần hóa học

Trong cành và lá có chứa tinh dầu, mùi thơm dễ chịu. Gần đây người ta đã phân tích thấy trong bưởi bung có các ancaloìt mang tên dictamin độ chảy 132°, skimmiamin độ chảy 175°, kokusaginìn độ chảy 168°, noracromyxin độ chảy 198-200°, arborin độ chảy 150-152°, arborinin độ chảy 175°, glycorin độ chảy 145-147°, glycosmìnin độ chảy 249°.

Ngoài ra còn chất glycosmin là chất veratroylsalixin có trong lá non và nụ hoa với hàm lượng 0,2%.

Cấu trúc của những chất đó rất gần nhau và đã được xác định như sau:

Mới đây từ bưởi bung người ta còn chiết được một chất glycozolin, dẫn chất từ carbazol.

Tác dụng dược lý

Trong ống nghiệm, bưởi bung tỏ ra có tính chất kháng sinh mạnh đối với vi khuẩn Streptococcus, Staphyllocoecus và Baciĩlus suhtilis.

Công dụng và liều dùng

Bưởi bung là một vị thuốc được dùng trong nhân dân làm thuốc giúp sự tiêu hóa, phục hồi sức khỏe của phụ nữ sau khi sinh nở, dùng ngoài phối hợp với một số vị thuốc khác làm thuốc sát trùng lên da.

Uống trong ngày, dùng 6 đến 16g lá khô, dưới dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc có vị bưởi bung

Phụ nữ kém ăn, da vàng sau khi sình nở. Lá bưởi bung sao vàng 10g. Thêm 400ml nước vào, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Mụn ổ gà mọc ở bẹn, nách, thối loét lâu ngày, ăn vào tới xương. Lá bưởi bung (Glycosmis pentaphylia) một nắm chặt, lá ổi một nắm chặt, lá thổ phục linh một nắm. Cả ba vị rủa sạch, thái nhỏ, lấy lá chuối non hơ nóng cho mềm, gói thuốc lại, to nhỏ tùy theo mụn nhọt. Mặt nào định đặt lên mụn thì châm nhiều lỗ cho nước dễ thấm vào mụn. (Revue medico chirurgicale 12. 1939).

Bài viết cùng chuyên mục

Cây khế

Trong nhân dân thường dùng lá khế giã nhỏ đắp lên những nơi bị lở sơn. Có thể dùng quả giã lấy nước mà đắp lên. Còn dùng chữa mẩn ngứa, lở loét sưng đau do dị ứng.

Bùng bục

Cây bùng bục mọc hoang ở khắp các miền rừng núi nước ta. Thường ít được dùng. Nhưng dân tộc ít người một vài vùng có dùng hạt của nó để ép lấy dầu đặc như sáp.

Cây thuốc giấu

Cây rất phổ biến ở Viêt Nam, được rất nhiều người dùng chữa những vết đứt tay chân, vết thương. Cây nhỏ, cao chừng 1-2m. Thân mẫm, màu xanh.

Cây keo nước hoa

Ngay quanh Hà Nội cũng có trồng một số cây nhưng ít phát triển.Trong vỏ cây keo ta có chứa tanin loại catechic được dùng để thuộc da mềm. Hàm lượng tanin khá cao.

Bồ cu vẽ

Cây mọc hoang ỏ khắp nơi trên miền Bắc và miền Trung nước ta. Hình như không thấy mọc ở miền Nam. Rải rác thấy có ở Lào và Cămpuchia. Còn thấy ở Malaixia.

Cây rau má ngọ

Chân gai nở rộng ra. Bẹ chìa hình lá bao quanh thân trông như thân chui qua lá, do đó có tên períoliatum (chui qua lá). Hoa mọc thành bông tận cùng, ngắn.

Cây cà tầu

Ở Việt Nam hầu như chưa thấy sử dụng làm thuốc. Nhưng ở nhiều nước như Ân Độ, Malaixia, Thái Lan, châu úc người ta dùng toàn cây chữa ho, thông tiểu, chữa hen, sốt.

Cây dầu rái trắng

Cây dầu rái mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt Nam, nhưng nhiều nhất ở miền trung Trung bộ, miền nam Trung bộ, có mọc cả ở Nam bộ, từ ven biển đến núi cao.

Cúc liên chi dại

Theo các tài liệu, trong cây này có chứa một ancaloit gọi là parthenin dưới dạng vảy mỏng, đen, rất đắng, tan trong nước. Theo Guyot, đây không phải là một chất nguyên.

Cây đơn răng cưa

Nhân dân thường dùng lá cây này chữa mẩn ngứa dị ứng, mề đay dưới hình thức giã nát xào với mỡ bôi lên những nơi mẩn ngứa dị ứng đã rửa sạch.

Cây lu lu đực

Một số nước châu Âu, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đổ bỏ hai ba nước đẩu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.

Cây găng tu hú

Ở Việt Nam thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng quả giặt quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng.

Cây ba chạc

Cây mọc hoang, rất phổ biến ở khấp nơi Việt Nam, miền núi cũng như đồng bằng. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Philipin. Người ta dùng lá tươi về nấu nước tắm ghẻ.

Cây niệt gió

Người ta dùng lá hoặc rẽ cây này. Lá hái vào mùa hạ. Rễ hái vào mùa thu, đông hay đầu mùa xuân. Hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng.

Liên kiều

Thanh kiều và lão kiều cũng giống nhau, nhưng thanh kiều phần nhiều đầu quả chưa tách ra như mò chim mở, hạt còn nguyên không rơi rụng.

Cây la (chìa vôi)

Thường người ta hái lá tươi về dùng. Ngoài ra còn dùng rể đào quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô. Có khi dùng cả cây thái mỏng phơi hay sấy khô.

Cây sắn thuyền

Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối và thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus.

Cây ké đầu ngựa

Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.

Cây trầu không

Cây trầu không được trồng ở khắp nơi Việt Nam để lấy lá ãn trầu. Nó còn được trồng tại nhiều nước khác ờ châu Á, vùng nhiệt đới như Malaixia, Inđônêxya, Philipin.

Cây mặt quỷ

Cây mặt quỷ mọc rất phổ biến ở những đồi có cây bụi hay rừng thưa tại nhiều tỉnh Việt Nam. Còn thấy mọc ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Mỹ.

Cà dại hoa vàng

Cà dại hoa vàng là một loại cỏ có thần mẫm, cao chừng 30-40cm. Lá mọc so le, hơi ôm vào thân cây, xẻ lông chim sâu, trên có lông cứng, nhọn với những đường gãn.

Dâm bụt

Nhân dân rất hay dùng lá và hoa tươi giã nhỏ với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang nung mủ, khô thuốc lại thay. Mụn nhọt sẽ đỡ nhức và chóng vỡ mủ.

Cây tùng hương

Thông ưa đất cát, trồng thông bằng hạt, sau 4 đến 5 năm trồng thì bắt đầu tỉa, phải tỉa sao cho cành đụng nhau nhưng không xen kẽ vào nhau.

Cây thuốc bỏng

Ngắt một lá để trên đĩa có ít nước hay trên mặt đất, từ mép lá, nơi răng cưa của lá sẽ mọc lên một cây khác. Có khi treo lá trên tường để ở chỗ mát, cây con cũng mọc lên như vậy.

Sài đất

Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thường ưa nơi ẩm mát, Gần đây, do nhu cầu, nhiều nơi đã trồng sài đất để dùng làm thuốc.