Cây hoàng cầm

2015-10-30 11:53 AM

Hoàng cầm sấy khô tán nhỏ làm thành viên to bằng hạt ngô. Ngày dùng 20-30 viên. Chữa các bệnh đổ máu cam, thổ huyết, kinh nguyệt quá nhiều, cảm mạo, ho cảm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tên khoa học Scutellaria baìcalensis Georg.

Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Lơbiatae).

Hoàng cầm (Radix Scutelĩariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng cầm Scutellaria baicaỉensìs Georg.

Hoàng cầm là một vị thuốc thông dụng, hiện nay chưa thấy ở Việt Nam, nhưng vì có người nhận nhầm một số cây khác ở ta làm hoàng cầm cho nên chúng tôi giới thiệu ở đây để tham khảo và để chú ý di thực. Hoàng=vàng, cầm=kiềm (vàng sầm) vì vị thuốc có màu vàng sẫm.

Mô tả cây

 Cây hoàng cầm

Cây hoàng cầm

Hoàng cầm là một loại cỏ sống dai, cao 20- 50cm, có rễ phình to thành hình chùy, mặt ngoài màu vàng sẫm bẻ ra có màu vàng. Thân mọc đứng, vuông, phân nhánh, nhẵn hoặc có lông ngắn. Lá mọc đối, cuống rất ngắn, hoặc không cuống; phiến lá hình mác hẹp, hơi đầu tù, mép nguyên, dài 1,5-4cm, rộng 3-8mm hoặc 1cm, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới xanh nhạt. Hoa mọc thành bông ở đầu cành, màu lam tím. Cánh hoa gồm 2 môi, 4 nhị (2 nhị lớn dài hơn tràng) màu vàng, bầu có 4 ngăn.

Phân bố, thu hái và chế biến

Đang thí nghiệm di thực vào vùng mát ở Việt Nam. Cây mọc tốt, nhưng chưa phát triển. Hiện vị này vản phải nhập của Trung Quốc (Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Hà Bắc, Hà Nam, Vân Nam, Nội Mông). Mọc hoang cả ở Liên Xô cũ được nghiên cứu sử dụng làm thuốc chữa cao huyết áp.

Mùa xuân và thu thu hoạch lấy rễ: Đào về cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, phơi hơi khô, cạo bỏ vỏ mỏng, phơi hoặc sấy khô là được.

Thành phần hóa học

Trong hoàng cầm có tinh dầu, các dẫn xuất flavon: Scutelarin (hay woogonin) và baicalin.

Chất scutelarin có cả trong lá, rễ và thân 8,4-10,3%, chất baicalin chì có trong rễ. Ngoài ra còn có tanin và chất nhựa. Không thấy có ancaloit, gIucozit chữa tim, saponin và vitamin c.

Chất baicalin có tinh thể màu vàng tươi, độ chảy 223°c có thể chiết xuất từ rễ hoàng cầm bằng cồn 500C sôi, dùng axit sunfuric đặc thủy phân sẽ được axìt glycuronic và baicalein (5-6-7 trioxyflavon) có tình thể màu vàng không tan trong nước, tan trong cồn, độ chảy 264-265°C. Dung dịch rượu baicalin thêm FeCl3 sẽ cho màu xanh đen, với axetat chì sẽ cho kết tùa màu vàng cam, hòa tan trong kiềm sẽ cho màu vàng, có thể khử bạc nitrat.

Scutelarin hay woogonin là một chất có tinh thể màu vàng, chảy ở trên 300°c thủy phân bằng dung dịch 30-40% axit sunfuric sẽ cho scutelarein (tetraoxyflavon), Scutelarein có tinh thể màu vàng, độ chảy ước vào 3300 - 350°c đun 200°c với KOH sẽ cho P.

Tác dụng dược lý

Tác dụng hạ huyết áp

Theo báo Y học Liên Xô cũ (1951-6) dùng hoàng cầm điều trị cao huyết áp thấy huyết áp từ 190/110 hạ xuống 135/60 và từ 190/95 hạ xuống 140/80. Tác dụng hạ huyết áp này có thể do ảnh hưởng của hoàng cầm đối với thần kinh thực vật. Đối với cao huyết áp ác tính không có hiệu lực.

Theo Vecsinin (Dược lý học, 1952) rượu hoàng cầm 1/5 có tác dụng hạ huyết áp, đặc biệt đối với huyết áp càng cao tác dụng càng rõ.

Căn cứ vào thí nghiệm trên động vật (chó) thì tác dụng hạ huyết áp này một phần do tác dụng trấn tĩnh đối với trung khu thần kinh, một phần do tác dụng trực tiếp đối với huyết quản.

Theo Lâm Cát Cường và một số người cùng nghiên cứu Trung Quốc sinh lý khoa học hội, 1956) dùng nước hoàng cầm 16% rồi cho thỏ uống với liều 3g/kg thể trọng, uống luôn 3 tuần, cho chó uống với liều 6g/kg thể trọng, uống liên tục 8 tuần đều không thấy hiện tượng độc; dùng liều 3g/kg thể trọng chữa cao huyết áp thực nghiệm tạo trên chó, dùng ỉuôn trong 4 tuẩn thấy huyết áp hạ xuống, tần số tìm đập giảm chậm lại.

Vương Nhĩ Đạt và Khâu Bồi Luân (1956) trong Trung Quốc sinh lý khoa học hội đã đi sâu nghiên cứu cơ chế tác dụng hạ huyết áp của hoàng cầm. Các ông đã dùng rượu hoàng cầm tiến hành trên động mạch bình thường, động mạch thỏ đã bị cứng do dùng cholesterin và dùng phương pháp Nicôlaev (tai thỏ cô lập còn để lại dây thần kinh) để theo dõi ảnh hưởng hoàng cầm đối với trung khu thần kinh. Đã đi đến một số kết luận sau đày:

Rượu hoàng cầm có tác dụng dãn mạch đối với mạch của tai thỏ cô lập. Nồng độ 1/10.000 cho kết quả rõ rệt.

Rượu hoàng cầm cũng có tác dụng dãn mạch đối với mạch máu của thận thỏ. Nồng độ 1/ 10.000 cho kết quả rõ rệt.

Dùng 3 loại dung dịch 1/50.000-1/100.000 và 1/500.000 đối với động mạch tim thì phần lớn thấy tác dụng co mạch nhẹ, cá biệt mới thấy hơi có tác dụng dãn mạch.

Dùng cồn hoàng cầm với liều 0,2ml/kg thể trọng và 0,5ml/kg thể trọng tiêm vào tình mạch thỏ bình thường, động mạch tai thỏ đã xơ cứng theo Nicốlaev thấy hiện tượng dãn mạch.

Dung dịch 1/10.000 cồn hoàng cầm đối với mạch máu bình thường, mạch máu đã xơ cứng và tai thỏ cô lập còn dây thần kinh đều thấy huyết áp toàn thân hơi hạ xuống.

Độ độc của hoàng cầm

Dù với liều rất cao, hoàng cầm cũng tỏ ra ít độc.

Tác dụng kháng sinh

Từ Trấn (1947), Luu Quốc Thanh (1950) và Không Khản (1955) đã nghiên cứu tác dụng kháng sinh của nhiều vị thuốc bắc, thấy nước sắc hoàng cầm 100% có khả năng ức chế vi trùng bạch hầu (21-30mm) Streptococcus hemolytic A. Staphylococcus aureus, vi trùng tả, vi trùng phó thương hàn, colibacíle, Streptococcus hemoỉytic B, vi trùng lao và dịch tả.

Tác dụng giảm sốt

Trương Phát Sơ, Trương Diệu Đức và Lưu Thiệu Quang (Trung Hoa y học chí, 1935) đã gây sốt cho thỏ bằng vi trùng thương hàn rồi tiêm 4-8ml dung dịch 6% hoàng cầm vào tĩnh mạch; tất cả tiến hành 10 lần thí nghiệm đều thấy tác dụng giảm sốt. Sau khi tiêm thuốc 1 giờ, nhiệt độ hạ xuống, sau đó dần dần lại tăng lên và trở lại nhiệt độ bình thường. Nhưng chưa chứng minh được rằng vị thuốc cho uống có tác dụng hạ nhiệt hay không.

Tác dụng lợi tiểu

Nhật Bán dược vật học tạp chí (1956) có nghiên cứu tác dụng của woogonin, baicalin và baicalein trên thỏ thấy có tác dụng lợi tiểu.

Tác dụng của vitamin P

Chúng ta đã biết các hoạt chất của hoàng cầm tìm thấy đều là dẫn xuất flavon. Mà dẫn xuất Aavon đều có tác dụng của vitamin p.

Công dụng và liều dùng

Trong đông y hoàng cầm là một vị thuốc mát chữa sốt, chữa cảm mạo, ho cảm, cầm máu, kinh nguyệt quá nhiều. Theo tài liệu cổ Hoàng cầm vị đắng tính hàn, vào 5 kinh tâm, phế, can, đởm và đại tràng. Có tác dụng tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt. Dùng chữa hàn nhiệt vãng lại, phế nhiệt sinh ho, tả lỵ đau bụng, thâp nhiệt da vàng, đầu nhức, tả lỵ đau bụng, mắt đỏ. đau, động thai. Liều dùng mỗi ngày 6 đến I5g sắc với nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể dùng bột. Gần đây, hoàng cầm được dùng làm thuốc chữa các triệu chứng nhức đầu. mất ngủ của bệnh cao huyết áp do thần kinh thực vật và do mạch máu bị cứng, đồng thời được dùng điều trị bệnh cao huyết áp. Dùng dưới hình thức rượu hoàng cầm (bột hoàng cầm 20g, cồn 700 vừa đủ 100ml). Ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 20-30 giọt.

Đơn thuốc có hoàng cầm

Thanh kim hoàng

Hoàng cầm sấy khô tán nhỏ làm thành viên to bằng hạt ngô. Ngày dùng 20-30 viên. Chữa các bệnh đổ máu cam, thổ huyết, kinh nguyệt quá nhiều, cảm mạo, ho cảm.

Tam hoàng cầm

Hoàng cầm (mùa xuân dùng 120g, mùa hạ và mùa thu 240g, mùa đông 120g).

Hoàng liên (mùa xuân 160g, mùa hạ 280g, mùa thu 120g, mùa đông 80g).

Đại hoàng (mùa xuân 120g, mùa hạ 40g, mùa thu 120g, mùa đông 200g).

Cả ba vị, liều lượng tùy theo mùa mà thay đổi, tất cả tán nhỏ, dùng mật ong viên thành viên to bằng hạt đậu đen. Ngày uống 3 lần, mỗi lầm 5-7 viên. Uống luôn trong 1 tháng. Chữa bệnh lao, viêm niêm mạc tử cung.

Hoàng cầm-mạch môn đông

Mỗi vị 10g. Sắc uống trong ngày thay nước. Dùng sau khi sinh nở bị mất máu nhiều, khát nước.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây ba kích

Trong rễ ba kích chủ yếu có chất anthraglucozit, rất ít tinh dầu, chất đường, nhựa và axít hữu cơ. Rễ tươi có vitamin C. Theo các tài liệu cũ, chỉ có vìtamin C.

Cây ba gạc

Viện dược liệu Hà Nội đã xác định là trong rễ ba gạc của ta cũng có những ancaloit resecpin, secpentin v.v... giống như trong ba gạc Ấn Độ RauwoIfia serpentina.

Cây nhàu

Vỏ rễ cây nhàu chứa glucozit anthraquinon gọi là morindin có tình thể hình kim màu vàng, tan trong nước sôi, ít tan trong nước lạnh, không tan trong ête.

Cây hoa hòe

Hiện nay nhân dân dùng hoa hòe làm thuốc cầm máu, dùng trong những bệnh ho ra máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra huyết, ruột chảy máu. Ngày uống 5 đến 20g.

Cây rau cần tây

Rau cần tây chủ yếu được dùng làm rau ăn, nấu canh. Cần tây được dùng làm thuốc lợi tiểu. Gần đây nhân dân ta thấy phổ biến dùng rau cần tây chữa bệnh huyết áp.

Cây dừa cạn

Theo kình nghiệm sử dụng trong y học dân tộc của một số nước khác có cây này mọc hoang dại, rễ dừa cạn có tác dụng tẩy giun, chữa sốt.

Cây ba gạc ấn độ

Resecpin ngoài tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch, còn tác dụng lên trung khu vận mạch ở hành tủy, tác dụng trấn tĩnh và làm cho tim đập chậm do kích thích vagus.

Cây câu đằng

Hiện nay câu đằng được dùng làm thuốc trấn kinh, trấn tĩnh, bệnh cao huyết áp: Đầu quay, mắt hoa, trẻ con kinh giật, khóc đêm, phụ nữ xích bạch đới.

Cây mạch ba góc

Hiện nay nhân dân ta tại một số vùng chỉ mới trồng cây mạch ba góc để làm thức ăn cho gia súc và ngưòi. Một số nơi dùng lá nấu canh ăn cho sáng mắt, thính tai.

Cây hồi đầu thảo

Hồi đầu thảo hiện còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân để giúp sự tiêu hóa, đau bụng ỉa chảy, sốt vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Cây đỗ trọng

Đỗ trọng vị ngọt hơi cay, tính ồn, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng bổ can, thận, mạnh gân cốt, an thai, dùng chữa đau lưng, đi tiểu nhiều, chân gối yếu mềm.