- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh giun sán
- Cây thùn mũn
Cây thùn mũn
Cây mọc hoang ở các đồi thành từng bụi cao chừng 1-2m. Thân màu tía tím thỉnh thoảng có cành đỏ tươi hơn, trông như hơi mốc. Có vạch dọc rất rõ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là cây chua meo (tên ở Lạng Giang. Bắc Giang), cây phi từ, cây chua ngút - vốn vén, tấm cùi (Thổ), xớm mun (Thái).
Tên khoa học Embelia ribes Burm.
Thuộc họ Đơn nem Myrsinaceae.
Người ta dùng quả phơi hay sấy khô của cây thùn mũn.
Mô tả cây
Cây thùn mũn
Cây mọc hoang ở các đồi thành từng bụi cao chừng 1-2m. Thân màu tía tím thỉnh thoảng có cành đỏ tươi hơn, trông như hơi mốc. Có vạch dọc rất rõ, bì khổng nhỏ như hạt kê. Lá mọc so le, hình lưỡi mác, mặt dưới nhạt hơn, dài 4,5- 5cm, rộng 1,5-2cm. Phiến ở phía cuống hẹp nhọn. Cuống ngắn 5-6mm.
Khi quả chín hái về xát sạch vỏ, phơi khô; khi dùng tán nhỏ. Vị lúc đầu ngọt sau chua và hơi tê tê.
Thành phần hóa học
Trong quả có tanin, tinh dầu và axit embelic (còn gọi là embelin hay embelon dihydroxy 2- 5-lauryl 3-benzo quinon 1-4) một chất có cấu tạo quinonic.
Tác dụng dược lý
Chưa có tài liệu nghiên cứu, nhưng nhân dân dùng làm thuốc chữa giun sán, không thấy có hiện tượng độc, chỉ hơi say say.
Công dụng và liều dùng
Nhân dân dùng hạt trị giun đũa, giun kim và sán xơ mít.
Tối hôm trước nhịn, sáng sớm hôm sau uống 5g bột trộn với mật hoặc đường.
Trẻ con uống 2-2,5 g.
Ở Bắc Ninh có nơi uống tới 3 thìa xúp gạt ngang.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây thạch lựu
Dù với liều điều trị khi dùng thuốc, bệnh nhân cần phải nằm yên trong phòng tối để tránh mọi ảnh hưởng không tốt của thuốc. Thường phối hợp với tanín.
Cây chân bầu
Nhân dân miền Nam và Campuchia thường dùng quả làm thuốc chữa giun đũa, dùng phối hợp với lá mơ tam thể Paederia tomentosa. Thái nhỏ hai thứ trộn đều thêm bột.
Cây bách bộ
Nghiên cứu tác dụng dược lý, người ta đã chứng minh kinh nghiệm của ông cha ta dùng bách bộ để chữa ho, chữa giun và diệt sâu bọ là đúng.
Cây dầu giun
Cây mọc dại từ đầu mùa xuân đến giữa mùa hè thì ra hoa kết quả. Đến tháng 8 tháng 9, quả chín hạt rụng xuống đắt. Rồi cây bị đất phù sa tràn ngập, thối chết.
Cây quán chúng
Quán chúng là một vị thuốc tương đối hay dùng trong đông y, tuy nhiên nguồn gốc rất phức tạp và chưa thống nhất, trước dây căn cứ vào các tài liệu của Trung Quốc.
Cây mắc nưa
Mắc nưa cũng như cây mun chủ yếu được trồng để lấy gỗ, và lấy quả làm thuốc nhuộm màu đen, quả có thể dùng tươi hay khô, nhưng chủ yếu là tươi.
Hạt bí ngô
Bóc hết vỏ cứng của hạt bí ngô, để nguyên màng xanh ở trong. Người lớn dùng 100g nhân, giã nhỏ trong cối, có thể dùng 50-60ml nước để tráng sạch cối.
Cây keo dậu
Cây keo dậu mọc hoang và được trồng khắp nơi trong Việt Nam để làm hàng rào, làm phân xanh bóng mát. Trâu bò rất thích ăn lá cây này. Khi quả chín lấy về.
Sử quân tử
Cây sử quân mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và miềm Trung Việt Nam. Tại các tỉnh, nhất là thành phố, một số gia đình trồng làm cảnh vì cây xanh tốt quanh năm.
Cây cau
Dung dịch hạt cau có tác dụng độc đối với thần kinh của sán, làm cho tê bại các cơ trơn của sán, 20 phút sau khi thuốc vào tới một, con sán bị tê liệt.
Cây xoan
Xoan là một cây to cao, có thể đạt tới 25-30m nhưng thòng thường chỉ thấy 10-15m là người đã khai thác, vỏ thân xù xì, nhiều chỗ lồi lõm, với nhiều vết khía dọc.
Cây rùm nao
Các hạch và lông hứng được là một thứ bột mịn, màu đỏ tươi hay đỏ nâu, không mùi, không vị, đốt cháy rất mau, nổi lên mặt nước, nước có màu vàng sau đó bột chìm xuống.