Cây bách bộ

2015-09-01 08:57 PM

Nghiên cứu tác dụng dược lý, người ta đã chứng minh kinh nghiệm của ông cha ta dùng bách bộ để chữa ho, chữa giun và diệt sâu bọ là đúng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Còn có tên là dây dẹt ác, dây ba mươi.

Tên khoa học Stemona tuberosa Lour.

Thuộc họ Bách bộ Stemonaceae.

Ta dùng rễ phơi hay sấy khổ (Radix Stemonae) của cây bách bộ.

Mô tả cây

Cây bách bộ 

Cây bách bộ

Bách bộ là một thứ cãy leo, dài 6-8m, có khi hơn. Thân nhỏ nhẵn. Lá thường mọc đối có cuống, hình trái tim. Trên mật lá, ngoài gân chính có 6-8 gân phụ chạy dọc tù cuống lá đến đầu lá, có những gân ngang nhỏ và rõ. Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm 1-2 hoa, lớn, màu vàng đỏ. Bao hoa gồm bốn phiến, 2 phiến ngoài dài 4cm, rộng 5mm, 2 phiến trong rộng hơn. Nhị 4, có tua ngắn. Quả nang có 4 hạt.

Rẽ củ gồm 10 đến 20 hoặc 30 củ, có khi tới 100 củ dài 15-20cm, đường kính 1,5-2cm. Màu trắng vàng, vị ngọt, sau rất đấng.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây bách bộ mọc hoang ở khấp nơi trong Việt Nam: Hà Tây, Hoà Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên, v.v...

Mùa thu đông đào củ về rửa sạch phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Ngoài các chất như gluxit (2,3%), lipìt (0,83%), protit (9%), các a xít hữu cơ v.v... trong rễ bách bộ người ta đã lấy ra được nhiều ancalôit. Chủ yếu là stemonin (0,18%), có tinh thể hình kim, mềm rất nhẹ, không mùi, vị đắng, độ chảy 160°.

Ngoài ra, còn có các ancalồit khác như tuberstemonin, stemonidin, paipunin và sinostemonin.

Tác dụng dược lý

Nghiên cứu tác dụng dược lý, người ta đã chứng minh kinh nghiệm của ông cha ta dùng bách bộ để chữa ho, chữa giun và diệt sâu bọ là đúng.

Tác dụng chữa ho

Chu Tử đã thí nghiệm thấy stemonin có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung khu hô hấp của động vật, có tác dụng ức chế phản xạ của ho, do đó có tác dụng chữa ho.

Bác sĩ Diệp Đình Thiện (Trung Quốc) đã thí nghiêm dùng bách bộ chữa bệnh lao hạch thu được kết quả tốt.

Tác dụng sát trùng và chữa giun

Ngâm con giun vào dung dịch 0,15% stemonin, con giun sẽ tê liệt sau 5-10 phút. Nếu kịp thòi lắy con giun ra khỏi dung dịch, con giun sẽ tỉnh lại.

Tiêm dung dịch stemonin suníat (3mg) vào ếch nặng 25g con ếch có thể tê bại, sau 12 giờ lại bình phục.

Dùng dung dịch bách bộ 1/10 trong rượu 70° ngâm hay phun vào con rận, con rận sẽ chết sau một phút. Nếu ngâm rệp, con vật sẽ chết mau chóng hơn.

Trong thời gian kháng chiến, cao nước bách bộ , uống với liều 3 thìa cà phê một lần, giun ra rất nhiều.

Tác dụng kháng sinh

Lebedev (Liên Xô, 1950) đã chứng minh tác dụng sát khuẩn của bách bộ dối với khuẩn ở ruột già.

Lưu Quốc Thanh (Trung Quốc) nhận thấy bách bỏ có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng bệnh lỵ, bệnh phó thương hàn.

Công dụng và liều dùng

Chữa giun: Ngày uống 7-10g, dưới dạng thuốc sắc. Uống vào sáng sớm lúc đói, uống 5 ngày liền, sau đó tẩy.

Diệt ruồi: Nước sắc bách bộ, cho thêm ít đường vào, ruồi ăn phải chết tới 60%.

Dung dịch 1/20 giết chết bọ gậy 100%.

Cho bột bách bộ rắc vào hố phân, dòì chết 100%.

Diệt ruồi, muỗi, bọ chó, rận, đốt bách bộ hơ lấy, khói.

Chữa giun kim: Bách bộ tươi 40g (bằng 20g bách bộ khô), nước 200ml, sắc sôi nửa giờ, cô còn độ 30ml. Thụt giữ 20 phút. Điều trị luôn như vậy trong thời gian 10-12 ngày thì khỏi.

Chữa 133 người, khỏi 83 đạt 63%.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây cau

Dung dịch hạt cau có tác dụng độc đối với thần kinh của sán, làm cho tê bại các cơ trơn của sán, 20 phút sau khi thuốc vào tới một, con sán bị tê liệt.

Cây chân bầu

Nhân dân miền Nam và Campuchia thường dùng quả làm thuốc chữa giun đũa, dùng phối hợp với lá mơ tam thể Paederia tomentosa. Thái nhỏ hai thứ trộn đều thêm bột.

Cây dầu giun

Cây mọc dại từ đầu mùa xuân đến giữa mùa hè thì ra hoa kết quả. Đến tháng 8 tháng 9, quả chín hạt rụng xuống đắt. Rồi cây bị đất phù sa tràn ngập, thối chết.

Cây thùn mũn

Cây mọc hoang ở các đồi thành từng bụi cao chừng 1-2m. Thân màu tía tím thỉnh thoảng có cành đỏ tươi hơn, trông như hơi mốc. Có vạch dọc rất rõ.

Cây thạch lựu

Dù với liều điều trị khi dùng thuốc, bệnh nhân cần phải nằm yên trong phòng tối để tránh mọi ảnh hưởng không tốt của thuốc. Thường phối hợp với tanín.

Sử quân tử

Cây sử quân mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và miềm Trung Việt Nam. Tại các tỉnh, nhất là thành phố, một số gia đình trồng làm cảnh vì cây xanh tốt quanh năm.

Hạt bí ngô

Bóc hết vỏ cứng của hạt bí ngô, để nguyên màng xanh ở trong. Người lớn dùng 100g nhân, giã nhỏ trong cối, có thể dùng 50-60ml nước để tráng sạch cối.

Cây xoan

Xoan là một cây to cao, có thể đạt tới 25-30m nhưng thòng thường chỉ thấy 10-15m là người đã khai thác, vỏ thân xù xì, nhiều chỗ lồi lõm, với nhiều vết khía dọc.

Cây quán chúng

Quán chúng là một vị thuốc tương đối hay dùng trong đông y, tuy nhiên nguồn gốc rất phức tạp và chưa thống nhất, trước dây căn cứ vào các tài liệu của Trung Quốc.

Cây rùm nao

Các hạch và lông hứng được là một thứ bột mịn, màu đỏ tươi hay đỏ nâu, không mùi, không vị, đốt cháy rất mau, nổi lên mặt nước, nước có màu vàng sau đó bột chìm xuống.

Cây mắc nưa

Mắc nưa cũng như cây mun chủ yếu được trồng để lấy gỗ, và lấy quả làm thuốc nhuộm màu đen, quả có thể dùng tươi hay khô, nhưng chủ yếu là tươi.

Cây keo dậu

Cây keo dậu mọc hoang và được trồng khắp nơi trong Việt Nam để làm hàng rào, làm phân xanh bóng mát. Trâu bò rất thích ăn lá cây này. Khi quả chín lấy về.