Thài lài: chữa viêm họng sưng amygdal

2018-10-01 10:28 AM

Dùng ngoài trị viêm mủ da, giải chất độc do rắn rết, bò cạp cắn đốt đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau; lấy cây tươi giã đắp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thài lài, Rau trai, Trai thường - Commelina communis L., thuộc họ Thài lài - Commelinaceae.

Mô tả

Cây thảo sống hằng năm cao 20 - 60cm, hơi có lông mềm, có lông tơ hay lông lởm chởm. Rễ dạng sợi. Thân phân nhánh, thường rạp xuống, đâm rễ ở các đốt. Lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc, dài 4 - 9cm, rộng 1,5 - 2cm, không cuống. Cụm hoa xim không cuống, có những lá bắc dạng mo bao quanh nom như con trai, trong mỗi mo có 2 hoa. Hoa có 3 lá đài màu xanh và 3 cánh hoa màu xanh lơ. Quả nang thường bao bởi bao hoa, thuôn hay gần hình cầu, có 4 hạt.

Hoa tháng 5 - 9, quả tháng 6 - 11.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Commelinae, thường gọi là áp chích thảo.

Nơi sống và thu hái

Mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, ở ruộng khắp vùng Viễn đông. Ở nước ta và một số nước khác, người ta hái các ngọn non làm rau luộc hay nấu canh ăn nên có tên là rau Trai. Người ta lấy toàn cây quanh năm để làm thuốc, mang về rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học

Trong cây có delphin, commelinin, flavocommelin, awobanin. Hạt chứa dầu béo.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị: 1. Cảm cúm, viêm nhiễm phần trên đường hô hấp; 2. Viêm amygdal cấp, viêm hầu họng; 3. Phù thũng, nhiễm khuẩn đường niệu và sinh dục; 4. Viêm ruột thừa cấp, kiết lỵ. Liều dùng 30 - 40g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài trị viêm mủ da, giải chất độc do rắn rết, bò cạp cắn đốt đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau; lấy cây tươi giã đắp.

Đơn thuốc

Chữa viêm họng, sưng amygdal: Dùng rau Trai tươi 30g sắc uống hoặc dùng 90 - 120g cây tươi giã nát, chiết nước cốt uống thường xuyên.

Chữa viêm cầu thận cấp, phù thũng, đái ít; Rau Trai 30g, Cỏ xước, Mã đề đều 30g, sắc uống.

Chữa phong thấp, viêm khớp và phù tim: Rau Trai thái nhỏ và Đậu đỏ, đều 40g nấu ăn, uống cả nước.

Viêm phần trên đường hô hấp: Rau Trai 30g, Bồ công anh, Dâu tằm 30g, sắc nước uống.

Chữa rắn cắn: Rau Trai 16g rửa sạch, nhai nuốt nước, bã đắp lên chỗ rắn cắn, ngày làm 1 - 2 lần.

Bài viết cùng chuyên mục

Chay: đắp vết thương để rút mủ

Cây chay là một loại cây gỗ lớn, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây có lá to, hình bầu dục, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông. Quả chay hình cầu hoặc hình bầu dục, khi chín có màu vàng hoặc vàng cam.

Cỏ bướm tím: dùng chữa đau đầu cảm sốt

Thường dùng chữa đau đầu, cảm sốt, kinh nguyệt không đều, ngày dùng 30 đến 50g cây tươi giã nát, ngâm nước sôi 10 phút, gạn lấy nước trong uống làm 1 lần

Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược

Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.

Keo trắng, thuốc làm săn da

Loài của Ân độ, Mianma, Thái lan, Việt Nam và quần đảo Malaixia, Thường gặp trong các rừng rụng lá và các savan, ở cao độ thấp vùng Ninh thuận

Cỏ ba lá: dùng làm thức ăn giàu protein

Cây thân thảo, bò lan trên mặt đất, sau vươn thẳng, thân mềm, dài 30 đến 60cm, lá kép chân vịt, có 3 lá chét, hình trái xoan ngược, mép có răng, lá kèm hình mũi dùi

Nhàu lông: làm săn da

Loài của các nước Đông Dương, Thái Lan, Ấn Độ, Mianma. Ở nước ta, cây thường mọc ở rừng thưa, rừng còi Tây Nguyên

Bạch đàn đỏ: cây thuốc chữa cảm cúm

Dùng ngoài trị bỏng, viêm mũi, viêm tế bào, viêm vú, cụm nhọt, chốc lở, viêm quầng, mày đay, eczema, nấm tóc, viêm âm đạo do nấm Candida.

Muối hoa trắng: lương huyết giải độc

Rễ, lá dùng trị viêm hầu họng, cảm mạo phát nhiệt, ong vàng châm, gãy xương ngoại thương, rắn cắn, phong thấp đau nhức khớp, ho.

Móng bò Curtis: thuốc uống trị lỵ

Cây mọc ven rừng thường xanh, khô và thường là trên núi đá vôi đến độ cao 500m từ Thừa Thiên Huế qua Khánh Hoà, Bình Thuận đến Đồng Nai.

Bí đỏ, trị giun diệt sán xơ mít

Hạt dùng trị giun, diệt sán xơ mít, lợi tiểu và bổ. Dầu dùng để bổ thần kinh; thịt quả dùng đắp trị bỏng, sưng viêm và nhọt

Húng giổi, thuốc làm ra mồ hôi, lợi tiểu

Cây có vị cay, tính nóng, mùi thơm dịu, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lương huyết, giảm đau, Quả có vị ngọt và cay, tính mát

Cà muối: chữa tê thấp

Cây gỗ nhỏ, cao tới 10m, vỏ màu nâu xám; cành nhỏ, có lông mềm. Lá kép lông chim lẻ, cuống dài 8 - 25cm, mang 9 - 13 lá chét, mọc đối; phiến lá chét hình ống dài đến bầu dục.

Ông lão Henry: dùng chữa sốt cao và đau hầu họng

Theo Trung Quốc cao đẳng thực vật, rễ cây có thể thanh nhiệt giải độc, dùng chữa cảm kinh phong cấp, sốt cao và đau hầu họng

Cẩm: tác dụng chống ho

Cây mọc hoang ở Lào Cai, Hoà Bình và được trồng v́ lá cho màu tím tía dùng nhuộm bánh, xôi. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng

Cau: chữa khó tiêu đầy trướng bụng

Cây cau là một loại cây thân gỗ cao trung bình, có thể đạt tới 20m. Thân cây thẳng đứng, có nhiều đốt. Lá cau mọc tập trung ở đỉnh thân, lá chét xếp đều, hình lông chim. Hoa cau mọc thành bông mo, quả cau hình trứng hoặc cầu, khi chín có màu vàng cam.

Cải bẹ: phá huyết tán kết

Ngoài việc dùng lá làm rau nấu canh hay làm dưa ăn, người ta còn dùng lá đắp ngoài trị ung thũng. Rễ củ và hạt được dùng chống bệnh scorbut.

Cỏ bợ: trị suy nhược thần kinh

Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép, để làm thuốc, thường dùng trị suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng.

Cau chuột Ba Vì: dùng trị giun sán

Hạt cũng dùng trị giun sán. Vỏ quả lợi tiểu, dùng chữa lỵ và bệnh thần kinh

Đậu đỏ: cây thuốc tiêu thũng giải độc

Thường dùng trị thuỷ thũng đầy trướng, sưng phù chân tay, vàng da đái đỏ, phong thấp tê đau, mụn nhọt lở ngứa, đau dạ dày ruột, tả, lỵ.

Nho: trị thận hư đau lưng

Quả nho có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá.

Gội, cây thuốc tắm chữa ghẻ

Cây phân bố rộng khắp Việt Nam, gặp nhiều trong các rừng già ở miền Bắc cho tới Lâm Đồng, Cũng thường được trồng làm cây bóng mát vệ đường

Cỏ gạo: hạt làm thức ăn

Cây làm cỏ chăn nuôi hoặc thu hoạch hạt làm thức ăn khi đói kém, người ta giã cho tróc vỏ và rang, dùng chế loại bỏng vừng với mật đường

Bách kim, cây thuốc lợi tiểu

Cây dùng nấu nước uống lợi tiểu, Thường lẫn lộn với thân cây Cù mạch Dianthus superbus l, có khi cũng gọi là Cù mạch

Chút chít Nepal: làm thuốc xổ chữa tiện kết

Người ta thường dùng Chút chít Nepal thay vị Đại hoàng để làm thuốc xổ chữa tiện kết, lá được dùng ở Ấn Độ trị đau bụng

Đậu biếc lông vàng: cây thuốc trị phù thũng

Cây dây leo cứng, rễ phình thành củ, nhánh không lông. Lá kép với 3 lá chét hình ngọn giáo rộng, cứng.