Quyết ấp đá: cây thuốc trị viêm hầu họng

2019-02-12 12:00 AM

Dùng ngoài giã cây tươi đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, Giã cây tươi lấy dịch nhỏ tai, trị viêm tai giữa.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quyết ấp đá, Cây ấp đá, Vảy ốc lá nhỏ – Lemmaphyllum microphyllum Prest, thuộc họ Ráng – Polypodiaceae.

Mô tả

Quyết nhỏ. Thân rễ mọc bò dài, mỏng, có vẩy thuôn. Lá có 2 dạng: lá không sinh sản, tròn, hình vẩy ốc, có gốc tròn hay hình tim, dài 0,5 – 2cm, rộng 0,5 – 1cm, cấu trúc nạc, gân không rõ, lá sinh sản hình lưỡi dày rộng khoảng 0,2 – 0,3cm, dài 3 – 4cm. ổ túi bào tử ở giữa mép và sống lá, hình đường chỉ, túi bào tử lẫn với vẩy. Bào tử h́nh trái xoan hay h́nh thận không màu, nhẵn.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Lemmaphylli Microphylli.

Nơi sống và thu hái

Loài của Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam. Cây mọc trên các tảng đá hoặc trên cây ven rừng vùng núi Hà Tây, Lạng Sơn, Ninh Bình đến Thừa Thiên – Huế. Thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt và hơi đắng, tính hàn (có sách ghi là vị cay, tính mát); có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết cầm máu, nhuận phế trừ ho, khứ ứ tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị: 1. Phổi nóng sinh ho, sưng phổi, lao phổi; 2. Viêm hầu họng, sưng tuyến nước bọt, viêm hạch limphô; 3. Lỵ; 4. Ho ra máu, khạc ra máu, nôn ra máu, đái ra máu, băng huyết; 5. Ung thũng, đòn ngã tổn thương, phong nhiệt đau răng, đinh sang. Dùng 15 – 60g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã cây tươi đắp ngoài hoặc nấu nước rửa. Giã cây tươi lấy dịch nhỏ tai, trị viêm tai giữa.

Đơn thuốc

Ho và khạc ra máu: Quyết ấp đá 120g, thịt lợn nạc 120g, nấu với một lượng nước vừa đủ và chỉ lấy 1 bát đầy. Chia 2 lần uống trong ngày.

Viêm móng: Giã cây tươi đắp.

Bài viết cùng chuyên mục

Cam núi: trừ phong thấp

Từ lâu, rễ Cam núi đã được sử dụng ở Ân Độ như thuốc trị lỵ, điều kinh và dùng trong sự suy yếu do thể trạng và dưỡng sức sau cơn sốt.

Chân chim núi: thuốc trị đau mình mẩy

Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa, cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi

Muồng ngót, tiêu viêm giảm đau

Ở Ân Độ, cũng được xem như có tính chất tương tự Cốt khí muồng Cassia occidentalis; lá dùng ngoài trị nấm gây các đốm tròn, nước sắc cây dùng trị viêm phế quản cấp tính

Ghẻ, cây thuốc trị ghẻ

Còn phân bố ở Campuchia, Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá, vò ra ngâm vào nước dùng trị ghẻ

Cói đầu hồng: cây thuốc giải nhiệt, trừ phong thấp

Cây thảo nhiều năm, cao đến 70cm, thân thành bụi. Lá có phiến hẹp nhọn, rộng 2 đến 3mm, cứng, không lông, Hoa đầu rộng 1 đến 2cm, màu nâu đỏ, mép lá bắc có lông

Ngà voi, đắp chữa sưng tấy

Cây thảo sống nhiều năm, có thân rễ. Lá 5 đến 10, trong một mặt phẳng, hěnh trụ nhọn cao 0,3 đến 1,2m, mŕu xanh đậm có rằn ri, có rãnh cạn hay không

Hoàng kinh: cây thuốc trị nhức mỏi gân cốt

Lá được dùng trị nhức mỏi gân cốt, trị sốt cách nhật, dùng tắm trị phù thũng, bán thân bất toại và bại liệt. Nấu lá xông hoặc dùng lá khô làm thuốc hút.

Mướp sát: chữa táo bón

Dầu hạt dùng để thắp đèn, bôi lên chỗ ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Nhựa mủ gây nôn và tẩy; cũng dùng chữa táo bón, chữa bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.

Đàn hương trắng, cây thuốc chữa đau bụng

Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày và bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết niệu, nôn ra máu, nấc, ho có nhiều đờm lâu khỏi; chữa phong thấp đau nhức xương

Hồng hoa: cây thuốc chữa bế kinh đau kinh

Hồng hoa là một loại thảo dược quý giá, từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị các vấn đề về phụ khoa, đặc biệt là các chứng bệnh liên quan đến kinh nguyệt như bế kinh, đau bụng kinh.

Chuồn chuồn (cây): sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh

Nước hãm thân cây mang lá được dùng sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh và dùng nấu nước tắm để làm cho sự mọc răng được dễ dàng

Ngải giun, tác dụng trị giun

Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng trị giun, làm lành sẹo, Để trị vết thương, dùng một nắm dược liệu cho vào 1 lít nước đun sôi lấy nước rửa

Muồng biển, trị đái đường và bệnh lậu

Loài của Á châu nhiệt đới, được trồng làm cây cảnh ở Lạng Sơn, Nam Hà, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng ít phổ biến

Pison hoa tán: dùng trị băng huyết

Lá được dùng trị băng huyết, thường lấy lá tươi đâm lấy nước, cho thêm tí muối uống, trị đái đường, dùng lá tươi giã ra lấy nước thêm 2 chỉ Châu sa để uống

Lài trâu núi Lu: thuốc trị bệnh nấm

Quả dùng trong y học dân gian để trị bệnh nấm. Rễ cũng được dùng đắp ngoài trực tiếp trên các vết rắn cắn.

Ba gạc châu Phi: cây thuốc hạ huyết áp

Chỉ mới gặp ở huyện Phù Ninh tỉnh Vĩnh Phú, Nơi đây thời trước có trạm thí nghiệm trồng cây nhiệt đới do người Pháp lập ra, có thể là cây nhập từ châu Phi.

Cau Lào: dùng ăn với trầu

Cây mọc hoang trong rừng thường xanh các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, cho tới Khánh Hoà, Lâm Đồng... Còn phân bố ở Lào.

Nam mộc hương, làm thuốc để trị lỵ

Vỏ được sử dụng làm thuốc để trị lỵ và cùng dùng trị bí tiểu tiện; có khi dùng chữa thấp khớp

Địa phu, cây thuốc thanh nhiệt lợi thấp

Quả có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư phong trừ ngứa, trợ tim và lợi tiểu

Cà gai leo, trị cảm cúm

Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu

Hoắc hương núi, cây thuốc trị ngoại cảm phong nhiệt

Có vị cay se, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng khư phong giải độc, thanh thử hoá thấp, hoà trung chống nôn, tiêu thũng giảm đau

Hà thủ ô, cây thuốc chữa thận suy, gan yếu

Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng

Lúa mì: chữa ỉa chảy

Dùng chữa ỉa chảy đi tiêu lỏng; rang lên sắc uống thì giải khát khỏi phiền nhiệt. Thường dùng trong các trường hợp rối loạn chung về sức khoẻ.

Kim cang Trung quốc: thuốc chữa lậu, ghẻ lở

Ngọn non ăn được, Thân rễ dùng chữa lậu, ghẻ lở, nhọt độc, phong thấp, nhức mỏi, đau nhức xương, Ngày dùng 20, 30g sắc uống.

Bục: thanh nhiệt giải độc

Cây mọc ở đất hoang, trảng cỏ, rừng thưa, rừng dầu từ Quảng Ninh, Hải Hưng, Hoà Bình, Quảng Nam Ðà Nẵng, Ninh Thuận, Lâm Ðồng tới thành phố Hồ Chí Minh.