Quyển bá quấn: tác dụng thanh nhiệt nhuận phế

2018-10-20 09:53 PM
Cây ưa bóng mọc trong rừng ẩm ở độ cao 1000 đến 2000m, trên đất đá vôi, ở các mỏm đá, khe đá, lòng suối, nhiều nơi từ vùng cao Sapa cho đến Gia Lai, thu hái toàn cây quanh năm

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quyển bá quấn - Selaginella involvens (Sw.) Spring (Lycopodium involvens Sw.), thuộc họ Quyển bá - Selaginellaceae.

Mô tả

Cây thảo mọc bò, sống nhiều năm. Thân đứng, phân nhánh, nửa dưới của thân không phân nhánh, cao 6 - 15cm hình trụ, có giá rễ tập hợp ở gốc thân; cành nhẵn, chia lông chim 3 lần. Lá thường lợp, hình trái xoan thuôn, ép sát vào thân. Bông thường đơn, rất ít khi 2, nằm ở cuối các cành con, có 4 cạnh, dài 4 - 20mm.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Selaginellae Involventis.

Nơi sống và thu hái

Cây ưa bóng mọc trong rừng ẩm ở độ cao 1000 - 2000m, trên đất đá vôi, ở các mỏm đá, khe đá, lòng suối, nhiều nơi từ vùng cao Sapa cho đến Gia Lai. Thu hái toàn cây quanh năm. Phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Vị nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, lợi thấp, trừ đàm, cầm máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Được dùng chữa; Viêm phổi, ho, lỵ, lạc huyết (khạc ra máu), băng lậu, ngoại thương xuất huyết, bỏng lửa.

Liều dùng 4 - 8g, sắc nước uống.

Dùng ngoài lấy cây khô tán bột rắc hoặc hoà dầu bôi.

Đơn thuốc

Chữa vết thương chảy máu, xuất huyết ruột, trĩ xuất huyết: Dùng cây tán bột cùng với dây Tơ hồng hoặc dây Tơ mành rắc lên vết thương.

Bài viết cùng chuyên mục

Me nước, trị bệnh đái đường

Cây của Mỹ châu nhiệt đới, truyền vào nước ta, được trồng và trở thành hoang dại cả ở đồng bằng và miền núi, Ta có thể thu hái lá, rễ quanh năm để làm thuốc

Hoa tím khiêm, cây thuốc nung bạt độc

Được dùng chữa dịch hạch, tràng nhạc, cắn, ghẻ lở, viêm kết mạc, Cũng dùng cho người ốm lao lực nhiều

Khôi nước: thuốc trị thấp khớp

Hạt dùng trị rắn cắn, dầu hạt được sử dụng ở Ân độ đắp ngoài trị thấp khớp, Ở Trung quốc dùng thay cho hạt Ba đậu, Với liều cao sẽ gây độc.

Giềng Giềng, cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ

Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp, Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun

Đơn trà: cây thuốc

Cây bụi nhỏ: Thường mọc dưới tán rừng, cao khoảng 1-2 mét. Lá: Đơn, mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, mép nguyên. Hoa: Mọc thành chùm ở kẽ lá, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.

Bạch cập, cây thuốc cầm máu

Rhizoma Bletilae, thường gọi là Bạch cập. Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn

Chua ngút hoa trắng: lá làm thuốc đắp trị chấn thương bầm giập

Cây chua ngút (Embeliaeta) là một loại cây dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Huyết giác, thuốc chỉ huyết, hoạt huyết

Hoa ăn được, Huyết giác được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bế kinh, tê môi, đau lưng nhức xương và đơn sưng, u hạch

Hếp, cây thuốc chữa phù thũng

Ở Philippin, nước sắc rễ dùng chữa phù thũng, một số tai biến giang mai và bệnh lỵ, Lá dùng để hút như thuốc lá

Bạch tiền lá liễu, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, toàn cây dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc, Thân rễ được sử dụng nhiều chữa các bệnh về phổi, ho nhiều đờm, đau tức ngực, trẻ em cam tích

Bìm bìm cảnh: tác dụng thanh nhiệt

Vị ngọt, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Rễ củ và thân có vị đắng. Rễ và lá đều có tính sinh xanh tím.

Lan lô hội: thuốc chữa cam trẻ em

Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây hoặc hạt một loài khác là Cymbidium pendulum Sw làm thuốc trị phổi nóng sinh ho, lao phổi, thổ huyết.

Quặn hoa Grandier: nhựa dùng đắp vết thương

Loài đặc hữu của Trung bộ và Nam bộ Việt Nam, có ở Bàna, núi Đinh, Gia Rai, Đắc Nông, Nhựa dùng đắp vết thương

Lộc mại lá dài: thuốc nhuận tràng

Loài phân bố ở Ân Độ, Lào, Việt Nam, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thứ sinh, trảng cây bụi hoặc dọc theo khe trũng ở Bắc Thái.

Mướp đắng: làm thuốc bổ máu

Mướp đắng, khổ qua, lương qua, với tên khoa học Momordica charantia L. là một loại cây thuộc họ Bầu bí. Quả mướp đắng có vị đắng đặc trưng nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Ngõa lông: kiện tỳ ích khí

Vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thũng, chỉ tả, mạnh gân cốt, kiện tỳ ích khí, hoạt huyết khư phong

Bạc biển, cây thuốc chữa nọc rắn

Cây gỗ nhỏ cao 3, 4m, gốc to 20cm. Lá mọc khít nhau ở ngọn các nhánh; phiến lá hình trái xoan thuôn, dài 10, 16cm, rộng cỡ 6cm, đầy lông như nhung màu trắng bạc

Đậu biếc: cây thuốc lợi tiểu nhuận tràng

Rễ có vị chát, đắng, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da, Vỏ rễ cũng lợi tiểu và nhuận tràng.

Liễu bách, thuốc tán phong

Vị ngọt, cay, tính bình; có tác dụng tán phong, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giải độc, trừ phong thấp, trừ đậu sởi

Nhài gân: đắp vào vết rắn cắn

Dịch chiết từ cây có vị đắng, không mùi, có thể dùng khai thông khi dùng ngoài cũng như khi dùng trong

Kháo lông nhung, thuốc chữa cảm gió

Gỗ tốt được dùng làm đồ dùng trong gia đình. Dầu hạt cùng được dùng trong công nghiệp, Người ta dùng vỏ cây, tinh dầu làm thuốc chữa cảm gió

Ké hoa vàng, thuốc tiêu viêm, tiêu sưng

Toàn cây có vị ngọt dịu, hơi đắng, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ, lợi tiểu, giảm đau, làm ra mồ hôi nhẹ

Cải rừng tía, làm mát máu

Các phần non của cây dùng làm rau ăn luộc, xào, hay nấu canh. Cây còn được dùng chữa viêm họng, đau mắt viêm tuyến vú và sưng lở

Màng tang: tán phong hàn

Tính vị, tác dụng, Vị cay, đắng, tính ấm; có mùi thơm của sả; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ thấp giảm đau.

Mức chàm: tác dụng cầm máu

Lá ngâm trong nước có thể làm thuốc nhuộm màu lam, có thể dùng để nhuộm vải chàm. Rễ, lá dùng làm thuốc cầm máu bên trong; dùng ngoài trị đao chém, đòn ngã.