- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Quế rành: trị ỉa chảy, cảm cúm và sốt rét
Quế rành: trị ỉa chảy, cảm cúm và sốt rét
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quế rành, Quế trèn, Trèn trèn - Cinnamomum burmanii (Nees et T. Nees) Blume (Laurus burmanii C. G. et Th. Nees), thuộc họ Long não - Lauraceae.
Mô tả
Cây gỗ cao 6 - 11m, thân thẳng, nhánh không lông, vỏ xám, bóng. Lá có phiến bầu dục dài, dài 9 - 12cm, rộng 3 - 4,5cm, đầu nhọn, có mũi, gốc tù, không lông, xanh đậm cả hai mặt; cuống lá 8 - 10mm. chùy hoa ngắn, yếu, cuống hoa dài 8mm. Quả mọng tròn, có mũi, to bằng đầu đũa.
Hoa tháng 5 - 8.
Bộ phận dùng
Vỏ rễ, vỏ thân, lá cành - Cortex Radicis, Cortex, Folium et Ramulus Cinnamomi Burmannii.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Inđônêxia. Cây mọc ở rừng xanh ở độ cao giữa 500m và 1500m từ Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá qua Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, tới Khánh Hoà, Lâm Đồng. Thu hái vỏ ở cây lớn và cũng chế biến như vỏ Quế, vỏ thân tốt hơn vỏ cành. Thu hái lá quanh năm.
Thành phần hóa học
Vỏ cũng chứa hai loại tinh dầu, một loại nhẹ hơn nước, một loại nặng hơn. Cả hai đều có mùi vị giống xá xị. Loại dầu này gồm chủ yếu là aldehyd cinnamic với một ít Long não. Ở Inđônêxia, Quế rành có tên là Quế Padang có hàm lượng tinh dầu khá cao (3,5%).
Tính vị, tác dụng
Vỏ và lá đều có mùi thơm, mùi thơm này cũng thay đổi tuỳ vùng phân bố của cây. Vỏ rễ, vỏ thân, lá, cành đều có vị cay, hơi ngọt, tính ấm; có tác dụng khư phong tán hàn, ôn trung chỉ thống.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Gỗ dùng trong xây dựng. Vỏ nghiền ra lẫn với các chất kết tụ dùng làm hương. Tinh dầu trong kỹ nghệ xà phòng và làm thuốc.
Ở Malaixia, người ta dùng bằng nhiều cách để trị ỉa chảy, cảm cúm và sốt rét. Ở Trung Quốc, vỏ thân, vỏ rễ... được dùng trị đau dạ dày do hư hàn, chán ăn, ỉa chảy, phong thấp đau nhức khớp xương, đau lưng và dùng ngoài trị đòn ngã sưng đau, mụn nhọt sưng lở, ngoại thương xuất huyết. Liều dùng vỏ 6 - 10g, dạng thuốc sắc hoặc 1,5 - 3g bột dùng uống. Dùng ngoài, giã ra và thêm rượu dùng đắp hoặc đắp bột vào vết thương.
Ở Inđônêxia, người ta dùng Quế rành làm gia vị và làm thuốc thay quế Quan hay Quế Xri Lanca.
Đơn thuốc
Đau dạ dày: vỏ Quế rành 9g, sắc uống.
Phong thấp đau nhức khớp mạn tính: vỏ Quế rành 6g, rễ Vú bò (Ficus simplicissima) 30g, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Lá nước, thuốc trị vết loét bị chai
Ở Campuchia các chồi non được dùng làm rau ăn. Ở Inđônêxia, người ta trồng để lấy hạt. Ở Ân Độ cũng như ở Malaixia, lá dùng đắp trị các vết loét bị chai
Câu đằng bóng: dùng chữa trẻ em sốt cao
Ở Trung Quốc, được dùng chữa trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đòn ngã tổn thương
Cỏ gấu lông: cây thức ăn gia súc
Cây mọc dựa rạch đến 700 khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng đến thành phố Hồ Chí Minh
Ngũ sắc: giã đắp bó gẫy xương
Cây nhỏ, có mủ trong hay đục. Lá hình trái xoan hay hình dải, nguyên hay chia thuỳ với hình thể khác nhau và có màu sắc trổ của lá cùng khác nhau.
Hoa hồng: cây thuốc hoạt huyết điều kinh
Hoa hồng ( Rosa chinensis Jacq), thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), từ lâu đã được biết đến với vẻ đẹp kiêu sa và hương thơm quyến rũ. Không chỉ là biểu tượng của tình yêu và vẻ đẹp, hoa hồng còn là một vị thuốc quý giá.
Ngũ gia hương: Chữa cảm mạo sốt cao, ho đau ngực
Nước sắc và rượu chế từ vỏ cây được dùng phổ biến làm thuốc bổ nâng cao sức của các cơ, tăng trí nhớ.
Cau: chữa khó tiêu đầy trướng bụng
Cây cau là một loại cây thân gỗ cao trung bình, có thể đạt tới 20m. Thân cây thẳng đứng, có nhiều đốt. Lá cau mọc tập trung ở đỉnh thân, lá chét xếp đều, hình lông chim. Hoa cau mọc thành bông mo, quả cau hình trứng hoặc cầu, khi chín có màu vàng cam.
Phèn đen: dùng trị lỵ viêm ruột ruột kết hạch
Rễ Phèn đen được dùng trị lỵ, viêm ruột, ruột kết hạch, viêm gan, viêm thận và trẻ em cam tích, lá thường dùng chữa sốt, lỵ, ỉa chảy, phù thũng, ứ huyết do đòn ngã
Giẻ nam bộ, cây thuốc tăng sữa
Quả có thể dùng ăn được, Lá hãm nước sôi dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống để tăng lượng sữa
Bạch đàn hương, cây thuốc trị ho
Cây có hoa màu trắng, quả bằng hột lạc, khi chín có màu đen, Lá cây lúc non và khi khô đều thơm. Thân cây có lõi vàng, thơm mùi xá xị
Đuôi chồn hoe, cây thuốc trị bệnh về da
Ở nước ta, tại tỉnh Tây Ninh, người ta dùng cây này trong y học dân gian để chữa một số bệnh về da
Kim đồng nam: thuốc chữa lỵ, ỉa chảy
Ở Ân độ, còn sử dụng làm thuốc chữa lỵ, ỉa chảy, và rối loạn chức năng gan, có người dùng ăn thường xuyên chữa chứng thừa cholesterol trong máu
Ô rô nước: trị đau lưng nhức mỏi tê bại
Rễ có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm, cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau.
Hoàng hoa, cây thuốc trị hạ nhiệt, tiêu phù
Vị hơi đắng, cay, tính bình và hơi có độc; có tác dụng hạ nhiệt, tiêu phù, tiêu viêm và kháng sinh
Nắp ấm: thuốc trị ỉa chảy
Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, hoá đàm chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.
Mức hoa trắng, tác dụng trừ lỵ
Vỏ thân và các bộ phận khác được dùng trị lỵ amip; vỏ cũng được dùng trị sốt, ỉa chảy, viêm gan. Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ giã giập ngâm rượu
Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược
Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.
Ngọc trúc hoàng tinh: chữa cơ thể suy nhược
Ngọc trúc hoàng tinh là thuốc bổ chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm
Móng ngựa lá to, tác dụng chống nôn
Thân rễ làm rau ăn được. Dân gian ở Kontum dùng làm thuốc chữa đau dạ dày, đau ruột. Ở Thái Lan, thân rễ được dùng trừ nôn mửa, cầm ỉa chảy, rễ dùng ngoài đắp làm thuốc cầm máu
Cỏ gấu: dùng chữa kinh nguyệt không đều
Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, khi thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ mà trước và sau khi sinh đẻ, chữa đau dạ dày ợ hơi và nước chua
Ớt chỉ thiên: dùng trị ăn uống không tiêu đau bụng
Quả được dùng trị ăn uống không tiêu, đau bụng do cảm mạo phong thấp, rễ dùng trị tử cung xuất huyết và dùng ngoài trị nẻ da như rễ các thứ ớt khác.
Đưng láng, cây thuốc trị ho
Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca, Inđônêxia, Ôxtrâylia, Ở nước ta, cũng chỉ gặp ở ven rừng vùng Sapa, tỉnh Lào Cai
Bạc biển, cây thuốc trị lọc rắn
Lá mọc khít nhau ở ngọn các nhánh; phiến lá hình trái xoan thuôn, dài 10, 16cm, rộng cỡ 6cm, đầy lông như nhung màu trắng bạc, gân phụ khó nhận; cuống không có
Câu kỷ quả đen: dùng chữa ho
Lá dùng nấu canh, có thể dùng chữa ho. Ở Ân Độ, người ta dùng cây chế thuốc mỡ trị chứng mù mắt cho lạc đà
Ba bét hoa nhiều: cây thuốc trị đau dạ dày
Cây nhỡ, nhánh non không lông, Lá mọc so le hay mọc đối, phiến lá hình lọng dài 5, 9cm, không lông, mặt dưới có tuyến vàng, gân từ gốc 5, 7, cuống dài