- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Quế quan: gây kích thích hệ thần kinh
Quế quan: gây kích thích hệ thần kinh
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quế quan - Cinnamomum zeylanicum Blume, thuộc họ Long não - Lauraceae.
Mô tả
Cây gỗ cao 10 - 15m, phân cành nhiều, có vỏ dày và sù sì. Lá mọc đối, hình trái xoan thuôn, nguyên, nhọn, dài 10 - 18cm, rộng 4 - 5cm, có 3 gân chính rõ. Cụm hoa là những xim có hoa đều, màu trắng, đế hoa dạng chén, trên mép chén dính các mảnh bao hoa và các nhị; bầu 1 ô chứa 1 noãn ở gốc đáy chén. Quả mọng, dài 1 - 1,5cm, màu đen.
Hoa tháng 1 - 3, quả tháng 8 - 9.
Bộ phận dùng
Vỏ - Cortex Cinnamomi Zeylanici, cũng được gọi là Nhục quế - Tích lan Nhục quế.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang và cùng được trong từ Nghệ An trở vào Côn Sơn, Phú Quốc. Còn phân bố ở Tây Ấn Độ, Xri Lanca và được trồng ở nhiều xứ nhiệt đới khác. Lúc cây đến độ cao 1,5 - 2m, người ta cắt sắt gốc để nó đâm nhiều nhánh, chỉ cần giữ 4 - 6 nhánh mỗi gốc. Đến 3 - 4 năm và cứ 2 năm một, vào mùa mưa, người ta lấy vỏ. Người ta lột từng khoanh; sau khi phơi khô, cạo bỏ phần bần.
Thành phần hóa học
Vỏ Quế quan chứa 8 - 12% nước, 5% chất khoáng, tinh bột, một ít đường, tanin, 3 - 4% chất nhầy. Hoạt chất là tinh dầu 1 - 2% mà thành phần chính là aldehyd cinamic (50 - 75%) kèm theo eugenol (4 - 10%), vết của các aldehyd khác của các carbur terpenic (pinen, phellandren, caryophyllen) và của methylamylceton. Tinh dầu vỏ rễ có nhiều eucalyptol, eugenol, safrol và borneol.
Tính vị, tác dụng
Vỏ có vị cay, mùi thơm, tính nóng; có tác dụng bổ, kích thích. Do có tanin, Quế quan làm săn da nhẹ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cũng dùng như Quế. Thường dùng dưới dạng bột hay thuốc nước. Tinh dầu cũng được dùng làm thuốc. Với liều thấp, nó gây kích thích hệ thần kinh, tăng hô hấp và nhịp tim và là một chất kháng sinh; nó còn dùng thúc đẻ, kích thích ruột và trừ giun. Với liều cao, nó gây co giật.
Vỏ cây cũng được sử dụng làm gia vị dùng trong nghề làm bánh, làm nước uống, chế cary.
Bài viết cùng chuyên mục
Hóp: cây thuốc chữa sốt buồn nôn
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Chữa sốt, buồn nôn, mửa, cháy máu cam, băng huyết, đái ra máu, Ngày dùng 10, 15g dạng thuốc sắc.
Móng bò lửa, thuốc chữa hậu sản
Loài khu trú ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc leo lên các bờ bụi ven rừng, ven suối, có gặp ở rừng Than mọi tỉnh Lạng Sơn
Nhạ nhầu: nấu uống làm thuốc lợi sữa
Dân gian dùng dây lá nấu uống làm thuốc lợi sữa
Phi lao: nước sắc lá dùng trị đau bụng
Vỏ thân có tác dụng phát hãn làm toát mồ hôi và lợi niệu, cành non có tác dụng bình suyễn và lợi niệu, rễ lại có tác dụng làm ngừng toát mồ hôi chỉ hãn, lá có tác dụng kháng sinh
Chút chít chua: làm toát mồ hôi, lợi tiểu
Ở Âu Châu, người ta dùng uống trong làm thuốc nhuận tràng, trị mụn nhọt, bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc trị rối loạn đường tiết niệu và thận
Mè đất nhám, chữa cảm sốt
Mè đất nhám có vị đắng cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hoá đàm ngừng ho, lại có tác dụng tiêu viêm giảm đau sát trùng
Lục lạc đài dài: trị cam tích của trẻ em
Lục lạc đài (Crotalaria calycina Schrank) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với nhiều công dụng trong y học dân gian và làm cảnh.
Cau rừng: dùng để ăn trầu
Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở trong rừng thường xanh từ Kontum, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, tới Kiên Giang
Muỗm: dùng chữa đau răng
Muỗm (Xoài hôi), tên khoa học Mangifera foetida Lour. là một loại cây thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Mặc dù có tên gọi "xoài hôi", nhưng quả muỗm lại có hương vị rất đặc trưng, được nhiều người yêu thích.
Lan gấm đất cao, thuốc trừ ho
Vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khư phong trấn kinh, trừ ho chặn suyễn, tiêu thũng lợi niệu, khư phong thấp
Hu đen, thuốc cầm máu, tán ứ tiêu thũng
Vị chát, tính bình, có tác dụng thu liễm cầm máu, tán ứ tiêu thũng, Cây cho gỗ và cho sợi dùng làm giấy và bông nhân tạo
Giọt sành, cây thuốc trị tắc nghẽn ruột
Ở Việt Nam, gỗ chẻ mỏng nấu nước như Chè, dùng chữa tê thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng rễ nấu uống khai vị và trị tắc nghẽn ruột và cũng như ở Philippin
Cỏ chè vè sáng: thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Cây mọc rất phổ biến trên các đồi thấp miền trung du, trên các savan cây bụi thưa hoặc ven các rừng thứ sinh nhiều ánh sáng và cũng thường gặp dọc theo những nơi có nước.
Bưởi bung: tác dụng giải cảm
Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.
Hòe: cây thuốc chữa xuất huyết
Nụ hoa Hoè có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả Hoè có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, sáng mắt, bổ não.
Ngưu tất: hạ cholesterol máu
Ngưu tất có vị đắng, chua mặn, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, phá ứ huyết, tiêu ung độc.
Cam đường: điều trị bệnh ghẻ
Cây nhỡ mọc thành bụi, cao tới 3m, có gai dài tới 4cm. Lá đơn, cứng và hơi dài, hình bầu dục rộng hay trái xoan ngược, dài khoảng 7cm, rộng 5cm
Chân chim leo hoa trắng: dùng trị ho trị nôn ra máu
Trong Y học cổ truyền Thái Lan, lá tươi được dùng trị ho, trị nôn ra máu, dùng ngoài làm thuốc cầm máu và làm săn da
Ngải lục bình, chữa nóng sốt
Ở Inđônêxia, người ta dùng củ của nó để nhai, nhằm làm dịu cơn đau và các cơn choáng do ngộ độc cá và giáp xác độc
Lòng trứng thông thường, khư phong tán nhiệt
Ở Trung Quốc, được dùng trị mụn ghẻ, ghẻ lở, ngoại thương xuất huyết, gãy xương và đòn ngã tổn thương
Cất hoi: sử dụng để điều trị tưa lưỡi
Cất hoi có vị hơi chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu sưng, lợi tiểu.
Dứa thơm: cây thuốc xông thơm
Lá dùng trong việc nấu nướng, ví dụ như cho vào cơm, bánh gạo cho thơm; còn dùng nhuộm hồ cho có màu xanh Chlorophylle.
Muồng hoa đào: cho phụ nữ sinh đẻ uống
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Đông Nam và Nam Thái Lan qua Malaixia. Ở nước ta, cây thường được trồng trong các khu dân cư làm cảnh; có khi trồng trong các rừng thứ sinh.
Kỳ nam kiến: thuốc chữa đau gan
Kỳ nam kiến là một loài thực vật ký sinh, thường bám trên các cây gỗ lớn trong rừng. Củ của cây có hình dạng đặc biệt, nhiều gai nhọn, bên trong chứa nhiều lỗ nhỏ là nơi trú ngụ của kiến.
Móng rồng nhỏ: dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống
Rễ cây sắc nước dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống, các lương y ở Đồng Tháp, An Giang dùng nó làm thuốc thông kinh, trục huyết ứ và làm thuốc trị trúng gió và chữa đau nhức gân xương.