Quế lá hẹp: dùng trị phong thấp

2018-10-07 01:32 AM

Ở Trung Quốc, lá và rễ dùng trị phong thấp, đòn ngã và gẫy xương, liều dùng uống 8 đến 12g ngâm rượu, dùng ngoài, lấy lá nấu nước rửa và giã nát thêm ít rượu đắp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quế lá hẹp - Cinnamomum burmanii (Nees et J. Nees) Blume var. angustifolium (Hemsl.) Allen, thuộc họ Long não - Lauraceae.

Mô tả

Cây gỗ cao đến 10m; nhánh mảnh màu nâu, không lông. Lá có phiến thon hẹp, màu lục, dài -7,5cm, rộng 1,3 - 2,5cm, hai đầu nhọn, có 3 gân từ gốc, gân phụ 5 - 6 cặp rất mịn; cuống 6mm. Cụm hoa ở nách lá, dài 8cm; hoa nhỏ, màu trắng lục. Quả tím, trong đài hoa dạng chén.

Bộ phận dùng

Lá, rễ - Folium et Radix Cinnamomi Angustifolii.

Nơi sống và thu hái

Thứ này phân bố ở Trung Quốc (Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Quý Châu, Vân Nam) và miền Bắc Việt Nam. Thu hái toàn năm. Rễ rửa sạch, thái lát, phơi khô hoặc dùng tươi.

Tính vị, tác dụng

Vị cay, tính ấm; có tác dụng khư phong tán hàn, hành khí, ôn trung, trấn thống, thư cân hoạt lạc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Trung Quốc, lá và rễ dùng trị phong thấp, đòn ngã và gẫy xương. Liều dùng uống: 8 - 12g ngâm rượu. Dùng ngoài, lấy lá nấu nước rửa và giã nát thêm ít rượu đắp.

Bài viết cùng chuyên mục

Ổ vẩy: thanh nhiệt lợi thủy trừ phiền thanh phế khí

Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma và các nước Đông Dương, ở nước ta, cây mọc trong rừng núi cao Sapa, Ba Vì, Tam Đảo ở phía Bắ c và vùng Đồng Trị.

Bán tự cảnh, cây thuốc trị cúm

Loài xuất xứ từ Inđônêxia trở thành hoang dại ở một số xứ nhiệt đới, Ta thường trồng làm cảnh ở các vườn cây và dọc bờ rào

Lim: cây thuốc có độc

Vỏ dùng tẩm tên độc, làm thuốc độc. Cũng được dùng gây tê cục bộ nhưng độc, Vỏ cũng dùng để thuộc da. Gỗ thuộc loại tốt, Trên vỏ cây thường gặp loài nấm Linh Chi.

Mễ đoàn hoa, thư cân tiếp cốt

Được dùng làm thuốc hạ cơn sốt, trị đau dạ dày, ngoại thương xuất huyết, gãy xương kín, bệnh lở có mủ vàng

Lan cò môi đỏ: thuốc chữa cam trẻ con

Lan cò môi đỏ là một loài lan rừng quý hiếm, được biết đến với vẻ đẹp độc đáo và những giá trị dược liệu tiềm năng. Loài lan này thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.

Hồi núi: cây thuốc có độc

Người ta chỉ dùng hạt giã ra để duốc cá, không dùng uống được, Nếu dùng nhầm sẽ bị ngộ độc: có triệu chứng nôn mửa, rát họng, đau bụng.

Đỗ trọng nam: cây thuốc hành khí hoạt huyết

Tính vị, tác dụng, Đỗ trọng nam có vị hơi cay, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, hạ nhiệt, giúp tiêu hoá.

Ngấy lá hồng: sắc uống chữa đau bụng

Dùng ngoài trị bỏng lửa và bỏng nước. Nghiền hạt hay lá và hoà với dầu Vừng để bôi. Có nơi người ta dùng nước nấu lá uống để điều trị chứng tim đập nhanh.

Bằng phi: cây thuốc chữa ỉa chảy

Chỉ gặp ở các đảo ngoài biển một số nơi của nước ta, Ở Nhật Bản, người ta thường dùng làm cây cảnh. Nhân dân thu hái vỏ quanh năm, thường dùng tươi.

Cách: cây thuốc trị phù do gan

Cách có vị ngọt, nhấn, tính mát, có tác dụng trợ tỳ can, mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ thông kinh mạch, tán ứ kết tê bại, lợi tiêu hoá.

Nóng Nêpan: dùng làm thuốc đắp rút gai dằm

Ở vùng Sapa tỉnh Lào Cai, người Mèo thường dùng dịch quả làm giả mật ong. Vỏ cây có thể dùng làm thuốc đắp rút gai, dằm, mảnh vụn găm vào thịt

Guột cứng, cây thuốc như kháng sinh

Nước chiết lá có tính kháng sinh, Lá cây được sử dụng ở Madagascar làm thuốc trị hen suyễn, Còn thân rễ được sử dụng trong dân gian làm thuốc trị giun

Khế tàu, thuốc trị trĩ

Ở Ân độ, thường dùng làm đồ hộp dạng xirô, hoặc dầm mắm, Người ta sử dụng quả dưới dạng món cary dùng trị trĩ và bệnh scorbut do thiếu vitamin C

Mồng tơi: thanh nhiệt giải độc

Mồng tơi thường được dùng làm thức ăn như rau cho người bị táo bón, người đi đái ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít sữa. Dùng tươi giã đắp sưng đau vú.

Cải soong: trị chứng ăn mất ngon

Cải soong được dùng làm thuốc uống trong trị chứng ăn mất ngon, cơ thể suy nhược, tạng bạch huyết, bệnh scorbut, chứng thiếu máu, bệnh lao.

Náng: lợi tiểu và điều kinh

Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.

Lục lạc sét, bổ tỳ thận

Vị ngọt, hơi chua, tính ấm; có tác dụng bổ tỳ thận, liễm phế khí, lợi thuỷ, giải độc. Có tác giả cho là cây có tác dụng tiêu viêm, chỉ khái, bình suyễn, lợi niệu, tiêu thũng

Mây dang, cây thuốc

Cây mọc ở rừng đồng bằng Bắc Bộ đến Nam Bộ. Gặp nhiều trong rừng thường xanh ở Quảng Ninh, Thừa Thiên và Bà Rịa

Chòi mòi bụi: dùng chữa bệnh hoa liễu

Cây mọc ở đồi núi các tỉnh Ninh Bình, Hà Tây cho tới các tỉnh ở miền Trung, Dân gian dùng chữa bệnh hoa liễu, làm ra mồ hôi và chữa khí hư

Bạc hà, cây thuốc chữa cảm cúm

Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa

Cỏ dùi trống: chữa đau mắt nhức đầu

Cỏ dùi trống (Cốc tinh thảo) là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Việt Nam. Với những đặc tính nổi bật như tán phong nhiệt, làm sáng mắt và sát trùng.

Bách hợp: cây thuốc chữa ho

Chữa lao phổi, ho khan hoặc ho có đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược. Còn dùng chữa tim đập mạnh, phù thũng.

Quế hoa trắng: dùng trị tê thấp đau bụng ỉa chảy

Vỏ dùng ăn trầu, làm nhang, làm thuốc trị bệnh lậu, lá dùng trị tê thấp, đau bụng, ỉa chảy và trị bò cạp đốt.

Hoàng bá: cây thuốc thanh nhiệt

Hoàng bá được dùng chữa kiết lỵ, ỉa chảy, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, âm hư phát sốt, nóng trong xương.

Năng ngọt, thuốc tiêu đờm

Thân gốc phơi khô dùng làm đệm hoặc làm giấy quyển. Cũng được sử dụng làm thuốc tiêu đờm, giải nhiệt, mạnh dạ dày, sáng mắt, dùng chữa trẻ em bị tích, phát nóng