- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Quao vàng: làm thuốc trị sốt trị lỵ và ỉa chảy
Quao vàng: làm thuốc trị sốt trị lỵ và ỉa chảy
Cây mọc hoang ở một số nơi thuộc tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đắc Lắc tới An Giang, trong các rừng rụng lá và rừng thưa có cây họ Dầu vùng thấp cho tới độ cao 800m.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quao vàng hay Quao trụ - Stereospermum cylindricum Pierre ex Dop, thuộc họ Núc nác - Bignoniaceae.
Mô tả
Cây gỗ trung bình. Các nhánh có lông lúc non. Lá có cuống chung dài 10 - 15cm, lá chét 7 - 9, cuống có lông, dài 1cm, phiến lá hình bầu dục hay bầu dục nhọn, chóp tròn hay có mũi, mặt trên có lông mềm, mặt dưới có lông mịn dày. Chùy hoa ở nách lá và ở ngọn, hoa cỡ 7cm; đài hoa dài 2cm, hình trụ có 10 - 12 sọc dọc; tràng có các thùy có răng, có lông mịn ở ngoài; nhị 4. Quả nang có 4 cạnh, rộng 6mm, dài 50 - 60mm; hạt có cánh mỏng, dài tới 1,3cm.
Hoa tháng 5 - 8, quả tháng 7 - 12.
Bộ phận dùng
Rễ, lá và hoa - Radix, Folium et Flos Stereopermi Cylindrici.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Thái Lan, Campuchia, Nam Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở một số nơi thuộc tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đắc Lắc tới An Giang, trong các rừng rụng lá và rừng thưa có cây họ Dầu vùng thấp cho tới độ cao 800m. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm, thường dùng tươi.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Được dùng như rễ, lá và hoa cây Tàu mớt làm thuốc trị sốt, trị lỵ và ỉa chảy.
Bài viết cùng chuyên mục
Chạc ba: đắp làm liền gân
Loài của ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanka và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh
Nghể: giải nhiệt chữa ho
Ở Ấn Độ và Malaixia, người ta thường xem Nghể như là thuốc bổ và dùng lá để nấu ăn như các loại rau. Phụ nữ thích dùng nó xem như thuốc lọc máu.
Cậm cò: điều kinh dịch
Đồng bào Dao ở Bắc Thái dùng làm thuốc chữa vô sinh do viêm tắc buồng trứng. Họ cũng thường dùng cho phụ nữ tắm sau khi đẻ cho mau lại sức
Hoàng kinh: cây thuốc trị nhức mỏi gân cốt
Lá được dùng trị nhức mỏi gân cốt, trị sốt cách nhật, dùng tắm trị phù thũng, bán thân bất toại và bại liệt. Nấu lá xông hoặc dùng lá khô làm thuốc hút.
Bìm bìm lam, tác dụng nhuận tràng
Cây của Nam Mỹ, hiện nay đã thuần hoá, thường gặp mọc ở hàng rào, lùm bụi. Cũng có khi trồng, Thu hái quả chín vào mùa thu, trước khi quả nứt, đập lấy hạt rồi phơi khô
Chây xiêm: chữa nứt nẻ
Ở Campuchia, người ta dùng lá non để ăn sống với mắm prahok. Rễ cây dùng để làm một chế phẩm chữa nứt nẻ
Địa hoàng: cây thuốc chữa huyết hư
Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn.
Bồng nga truật, chữa loét aptơ miệng khô
Trong y học cổ truyền Thái Lan, người ta dùng củ làm thuốc chữa các bệnh về mồm miệng như loét aptơ, miệng khô và làm thuốc lợi tiểu
Guồi, cây thuốc trị lỵ và bệnh gan
Ở Campuchia, thân cây được sử dụng làm các chế phẩm thuốc trị lỵ và bệnh về gan và bệnh ghẻ cóc, Có khi người ta ngâm rượu làm thuốc cho phụ nữ
Găng cơm: cây thuốc trị lỵ
Vỏ và cành non dùng trị lỵ, Ở Ân Độ nước sắc lá và rễ được chỉ định dùng trong một số giữa đoạn của bệnh ỉa chảy.
Cà ba thuỳ: dùng trị bệnh lao
Ở Ấn Độ, rễ và chồi lá dùng trị bệnh lao dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc dẻo ngọt; quả và hoa trị ho, nước sắc cây trị viêm phế quản mạn tính.
Muồng biển, trị đái đường và bệnh lậu
Loài của Á châu nhiệt đới, được trồng làm cây cảnh ở Lạng Sơn, Nam Hà, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng ít phổ biến
Bạch đàn chanh, cây thuốc tẩy uế
Cây gỗ to, nhánh non có cạnh. Lá có mùi thơm của Sả, Chanh. Lá ở nhánh non, có phiến, có lông, thon, từ từ hẹp cong thành hình lưỡi liềm ở nhánh trưởng thành
Bứa: tác dụng tiêu viêm
Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương.
Ké lông, thuốc giải biểu thanh nhiệt
Được dùng trị cảm mạo do phong nhiệt, đái dắt. Rễ dùng trị mụn nhọt lớn, Lá dùng trị lỵ, đòn ngã dao chém
Phá cố chỉ: dùng trị lưng cốt đau mỏi
Được dùng trị lưng cốt đau mỏi, người già đái són, đái dắt, ỉa chảy kéo dài, gầy yếu ra nhiều mồ hôi, thần kinh suy nhược, di tinh; dùng ngoài trị phong bạch điển.
Cà: chữa các chứng xuất huyết
Cà có vị ngọt, tính lạnh, không độc; có tác dụng chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, tán huyết ứ, tiêu sưng và cầm máu.
Han voi: cây thuốc chữa ho hen
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thân cây có lông gai rất độc, chạm vào sẽ gây bỏng rát. Lá đơn: Hình trái tim, mặt trên có lông, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ: Mọc thành cụm ở nách lá. Quả hạch: Nhỏ, chứa hạt.
Hèo, cây thuốc trị chảy máu
Ở Trung Quốc, rễ Hèo dùng trị lao thương, Sợi của bẹ lá trị chảy máu, khạc ra máu, sản hậu băng huyết
Đinh lăng, cây thuốc giải độc bổ huyết
Trong rễ có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn
Giềng Giềng, cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ
Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp, Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun
Bả chuột, cây có độc diệt chuột
Lan biểu sinh, có rễ dạng sợi, đường kính 5mm, các hành giả dài 4, 5cm, dày 2, 3cm, có góc rãnh, bao bởi các sợi do các lá bẹ bị rách, lá thuôn dài 15, 25cm
Chè quay: cây thuốc dùng trị bệnh lậu
Hoa trắng, xếp dày đặc thành chuỳ dạng bông ở nách lá. Hoa có 8 lá đài, 8 cánh hoa có lông dài, 8 nhị, bầu giữa với 3 giá noãn
Lòng mang lá lệch, chữa phong thấp
Loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Mianma. Ở nước ta cây chỉ gặp ở miền Nam từ Kontum, Gia Lai đến Tây Ninh và An Giang ở độ cao dưới 500m
Mơ: giáng khí chỉ khái
Mơ là một loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Quả mơ không chỉ ngon ngọt mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu.