Quao nước: làm thuốc điều kinh

2018-09-07 02:47 PM

Dân gian thường dùng lá Quao, phối hợp với ích mẫu, Ngải cứu, Cỏ gấu, Muồng hoè để làm thuốc điều kinh, sửa huyết, bổ huyết.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quao nước - Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum., thuộc họ Núc nác - Bignoniaceae.

Mô tả

Cây gỗ lớn cao 15m. Lá kép lông chim một lần gồm 7 lá chét; lá chét không lông, lúc khô màu đen. Cụm hoa là chùm ngắn gồm nhiều hoa trắng, to, thơm, gần như đều. Đài hình tàu dài 3 -4cm. ống tràng dài 10 - 12cm, phía trên có 5 tai nhăn. Nhị 4. Quả nang thõng xuống, tròn, nhọn, có vách giả. Hạt dẹp, có cánh dày, dài 1,5 - 2,3cm.

Bộ phận dùng

Vỏ thân, lá, rễ, hạt - Cortex, Folium, Radix et Semen Dolichandrones Spathaceae.

Nơi sống và thu hái

Loài cây của Ấn Độ, Campuchia, Việt Nam, Malaixia tới đảo Salomon và Tân đảo (Nouvelle Calédonie). Ở nước ta, cây mọc dựa rạch có thủy triều, nhiều nơi từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào tới Long An, An Giang. Người ta thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Tính vị, tác dụng

Hạt có tác dụng khử trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dân gian thường dùng lá Quao, phối hợp với ích mẫu, Ngải cứu, Cỏ gấu, Muồng hoè để làm thuốc điều kinh, sửa huyết, bổ huyết. Còn dùng cho phụ nữ sau khi sinh uống vào cho khoẻ người ăn ngon cơm. Vỏ và lá dùng làm thuốc nhuận gan. Lá dùng trị hen suyễn. Vỏ rễ dùng làm thuốc tiêu độc. Người ta đã dùng rễ và lá Quao nước phối hợp với rễ hoặc cây Ô rô chế thành biệt dược Ô rô - Quao làm thuốc giải độc nhuận gan. Thường dùng vỏ cây, rễ và lá sao qua sắc nước để uống, hoặc dùng các bộ phận của cây nấu thành cao lỏng để dùng.

Ở Ấn Độ, hạt cũng được dùng phối hợp với Gừng trị đau co thắt.

Đơn thuốc

Điều kinh, thông kinh, trục huyết ứ: Lá Quao nước, ích mẫu, Chó đẻ, Cù đèn, Cam thảo mỗi thứ 1 nắm, sắc nước uống.

Bệnh gan, vàng da, xơ gan cổ trướng: Lá Quao nước, lá Ô rô, thân rễ Mớp gai, mỗi thứ 1 nắm nấu nước uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngũ gia hương: Chữa cảm mạo sốt cao, ho đau ngực

Nước sắc và rượu chế từ vỏ cây được dùng phổ biến làm thuốc bổ nâng cao sức của các cơ, tăng trí nhớ.

Na rừng, thuốc an thần gây ngủ

Rễ có vị cay ấm, hơi đắng, có hương thơm; có tác dụng hành khí chỉ thống, hoạt huyết, tán ứ, khư phong tiêu thũng

Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ân Độ và Việt Nam, Ở nước ta, thường gặp trên đất lầy từ Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình tới Thừa Thiên Huế

Thử thích: cây thuốc dùng trị phong thấp

Rễ, lá dùng trị phong thấp, đòn ngã tổn thương, thân của cây để chữa đòn ngã tổn thương, còn rễ làm thuốc bổ, hoa trị ho và làm ngưng toát mồ hôi

Húng chanh, thuốc trị cảm cúm, ho hen

Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc

Bí đao, có tác dụng lợi tiểu tiện

Bí đao có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, thanh nhiệt, tiêu viêm. Vỏ Bí đao vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm tiêu thũng

Mã tiền Trung Quốc, chữa đau đầu

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng rậm và rừng vùng núi cao, trên đất sét hay cát, ở nước ta chỉ gặp ở tỉnh Quảng Ninh

Bùm sụm, chữa đau nhức lưng

Thân cành lá Bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu

Bạch đàn trắng, cây thuốc chữa ỉa chảy

Khi áp dụng làm chất gây săn trong chảy máu hoặc trường hợp thanh quản bị đau, gôm được trộn lẫn với một lượng tương đương tinh bột

Cỏ mật nhẵn: cây thuốc điều trị cảm sốt và tê thấp

Ở Nam Phi Châu, người ta dùng toàn cây hoặc rễ nấu nước pha vào nước tắm để điều trị cảm sốt và tê thấp, Rễ của cây Cỏ mật Chloris barbata Sw, cũng được dùng làm thuốc bổ máu, thông máu

Dưa lông nhím, cây thuốc lợi sữa

Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai và Ninh Bình, Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô

Ô núi Ava: dùng làm thuốc trị ghẻ

Dân gian dùng làm thuốc trị ghẻ, Ở Trung Quốc Quảng Châu, người ta dùng toàn cây trị viêm gan, đau bụng kinh, đòn ngã tổn thương.

Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều

Thân rễ có vị cay, tính ấm; có tác dụng điều kinh giảm đau, hành khí giải biểu, Toàn cây có vị cay, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong bổ dương, giải uất điều kinh

Mướp rừng, chữa sâu răng và đau răng

Ngọn hay lá non thái nhỏ xào hay nấu canh ăn như rau Mồng tơi. Dân gian dùng lá nhai nát ngậm rồi nhỏ cả nước lẫn bã để chữa sâu răng và đau răng

Hoàng đằng: cây thuốc trị sưng viêm

Hoàng đằng có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, palmatin có tác dụng ức chế đối với các vi khuẩn đường ruột.

Bún một buồng: thanh nhiệt giải độc

Ở nước ta, cây thường mọc trong các rừng hỗn giao trên đất khô vùng thấp chờ đến độ cao 1.500m từ Hà Tây cho tới Nghệ An và Lâm Đồng.

Chà là: thuốc chữa ỉa chảy và say rượu

Quả có hương vị của quả chà là, dùng ăn được. Chồi của cây tạo thành một loại cổ hũ như dừa, có hương vị thơm ngon

Hoa tím: cây thuốc long đờm

Rễ cây chứa những saponosid và một alcaloid, odoratin, Hoa làm dịu, làm long đờm và làm ra mồ hôi. Rễ làm long đờm, làm nôn, Lá lợi tiểu, tiêu độc

Ngọc lan tây: gội đầu sạch gàu

Các bộ phận của cây, nhất là tinh dầu có tác dụng giảm sự tăng biên độ hô hấp và nhịp tim đập nhanh, giảm huyết áp

Nhả mận: dùng làm thuốc trị đái dắt

Dân gian dùng làm thuốc trị đái dắt, ỉa chảy và đau gan

Cà vú dê: dùng trị bệnh tràng nhạc

Ở Hải Nam, cả cây dùng trị bệnh tràng nhạc. Ở Saint Dominica, người ta dùng dạng cao để trị bệnh đau vùng tâm vị

Ngọc phượng hoa: trị cơ thể hư yếu

Ở Vân Nam hành được dùng trị cơ thể hư yếu, trẻ em ăn uống không tiêu, ỉa chảy, phong thấp đau nhức khớp xương

Kháo lông nhung, thuốc chữa cảm gió

Gỗ tốt được dùng làm đồ dùng trong gia đình. Dầu hạt cùng được dùng trong công nghiệp, Người ta dùng vỏ cây, tinh dầu làm thuốc chữa cảm gió

Ông lão Henry: dùng chữa sốt cao và đau hầu họng

Theo Trung Quốc cao đẳng thực vật, rễ cây có thể thanh nhiệt giải độc, dùng chữa cảm kinh phong cấp, sốt cao và đau hầu họng

Bí ngô: tác dụng bổ dưỡng

Được chỉ định dùng trong trường hợp viêm đường tiết niệu, bệnh trĩ, viêm ruột, kiết lỵ, mất ngủ, suy nhược, suy thận, chứng khó tiêu, táo bón, đái đường và các bệnh về tim.