- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Quảng phòng kỷ: tác dụng lợi niệu khư phong
Quảng phòng kỷ: tác dụng lợi niệu khư phong
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quảng phòng kỷ, Phòng kỷ, Mộc phòng kỷ, thủy phòng kỷ - Aristolochia westlandii Hemsl., thuộc họ Nam mộc hương - Aristolochiaceae.
Mô tả
Cây leo sống quanh năm. Thân màu nâu dài tới 3 - 4m, có lông, thân già có khía cạnh. Rễ củ dài hình trụ, vỏ sần sùi. Lá mọc so le, phiến thuôn, dài 5 - 16cm, rộng 2 - 6cm, đầu tù hoặc hơi nhọn, mép nguyên, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ đầy lông mịn, 3 gân gốc, gân bên 3 - 5 đôi; cuống dài 1,5 - 4,5cm. Hoa mọc ở nách lá; bao hoa hình ống, cong hình chữ U, phiến hoa màu tím xoè rộng. Quả nang chứa nhiều hạt.
Mùa hoa tháng 5 - 6.
Bộ phận dùng
Rễ - Radix Aristolochiae.
Nơi sống và thu hái
Loài của Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây), Nhật Bản và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở rừng Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Bắc. Một số lương y người Hoa sống ở Cao Bằng thu hái loài này để chữa bệnh và bán sang Trung Quốc (Theo Đỗ Huy Bích 1973). Người ta đào rễ vào mùa thu, mang về rửa sạch, cắt ngắn thành đoạn 14 - 25cm, đem phơi hay sấy khô.
Tính vị, tác dụng
Trong rễ Quảng Phòng kỷ có các alcaloid mufanchine A, mufanchine B, mufanchine C, và mufanchine D.
Tính vị, tác dụng
Có tác dụng lợi niệu, khư phong, tả hạ bộ thấp nhiệt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị phong thũng, thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ ung thũng và thấp sang.
Bài viết cùng chuyên mục
Bán tự cảnh, cây thuốc trị cúm
Loài xuất xứ từ Inđônêxia trở thành hoang dại ở một số xứ nhiệt đới, Ta thường trồng làm cảnh ở các vườn cây và dọc bờ rào
Móng bò trở xanh: trị bệnh sốt
Cây mọc ở các rừng thưa có cây họ Dầu ở vùng thấp, ở những nơi không quá khô, gặp nhiều ở núi đá vôi, từ Hoà Bình qua Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế tới Ninh Bình, Bình Thuận.
Giá: cây thuốc gây xổ, sẩy thai
Người ta thường dùng nhựa mủ làm thuốc duốc cá, có khi cũng dùng lá làm thành bột thả xuống nước, Mủ có thể dùng chữa loét mạn tính.
Mắc coọc: thanh nhiệt giải khát
Quả có vị chua, hơi ngọt và hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, mát phổi. Vỏ rễ có vị chua chát, tính hàn, có tác dụng giải độc, trừ ngứa.
Kinh giới dại: thuốc thanh nhiệt giải độc
Chữa ho gà, nhức đầu, ngạt mũi, viêm mũi, viêm kết mạc cấp, viêm amygdal, sốt, tổn thương do ngã hay bị đánh đòn, đau lưng và đau gối do phong thấp.
Chóc roi: dùng trị ho có đờm nhiều
Nhân dân hái làm rau lợn hoặc lấy bẹ muối dưa ăn nên cũng gọi là rau Chóc, Củ được dùng trị ho có đờm nhiều, trị viêm khí quản
Nhót dại: cây thuốc hành khí giảm đau
Quả dùng ăn tươi hay nấu canh chua, cũng thường dùng làm mứt. Có thể dùng làm thuốc tương tự như Nhót
Dứa gỗ nhỏ: cây thuốc trị bệnh hoa liễu
Dứa gỗ nhỏ là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học dân gian. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Cọc vàng: đắp ngoài chữa ecpet và ngứa
Ở Ấn Độ, người ta lấy nước dịch chảy ra từ vết rạch trên thân cây để đắp ngoài chữa ecpet và ngứa, cây cọng vàng có nhiều công dụng trong đời sống, làm củi đun, gỗ làm cầu, trụ cầu
Đinh công, cây thuốc tiêu sưng giảm đau
Vị cay, tính ấm, có độc, có tác dụng khu phong thắng thấp, dãn gân hoạt lạc, tiêu sưng giảm đau
Màn màn hoa vàng, chữa nhức đầu
Toàn cây nấu nước xông chữa nhức đầu. Nước ép lá dùng nhỏ vào tai hoặc dùng làm thuốc đắp chữa đau tai. Rễ có tính kích thích và chống bệnh hoại huyết, bệnh chảy máu chân răng
Mua nhiều hoa: làm thuốc thông tiểu
Rễ, lá được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị ăn uống không tiêu, lỵ, viêm ruột, viêm gan, nôn ra máu, dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết.
Đơn hẹp: cây thuốc chữa đau đầu
Cây mọc hoang và cũng thường được trồng phổ biến khắp nơi làm cây cảnh vì hoa đẹp. Còn phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Malaixia.
Hoàng hoa, cây thuốc trị hạ nhiệt, tiêu phù
Vị hơi đắng, cay, tính bình và hơi có độc; có tác dụng hạ nhiệt, tiêu phù, tiêu viêm và kháng sinh
Lâm phát: thuốc điều kinh hoạt huyết
Ở Ân Độ, các hoa đỏ, dẹp dùng để nhuộm bông, lụa và da cho có màu đỏ, hoa khô được dùng như thuốc săn da để chữa lỵ, rong kinh.
Cỏ may: cây thuốc chữa da vàng, mắt vàng
Chữa da vàng, mắt vàng, bệnh về gan, dùng 360g rễ Cỏ may thái nhỏ, sao vàng, sắc với nửa lít nước còn 250ml, chia 2 lần uống thay nước trà trong ngày, Uống liền trong 5 ngày
Cách lá rộng, trị phù thũng
Ở Ân Độ, người ta dùng lá làm thuốc uống trong và đắp ngoài trị phù thũng. Nhựa của vỏ cây dùng đắp nhọt đầu đinh
Bát giác liên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị đắng cay, tính ấm, có độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá đàm tán kết, khu đàm tiêu thũng, Thường dùng trị mụn nhọt lở ngứa, tràng nhạc, sưng yết hầu
Bàng bí: cây thuốc bổ
Quả được dùng ăn như rau, nhưng thường được dùng để duốc cá, Ở Philippin, người ta lại thường dùng vỏ.
Đậu tắc, cây thuốc chữa đau ngực
Nói chung khi ăn hạt, quả đậu tắc, thì nên luộc bỏ nước trước khi dùng. Hạt dùng làm tương, làm nhân bánh hay thức ăn cho vật nuôi
Bồng bồng: giải nhiệt giải độc
Cụm hoa non ăn được. Rễ nghiền ra lẫn với các chất thơm khác, dùng làm hương thơm. Nước sắc lá dùng chữa lỵ, chữa bệnh bạch đới và bệnh lậu.
Cát đằng cánh: dùng đắp trị đau đầu
Loài của miền Đông Châu Phi, được gây trồng, nay trở thành cây mọc hoang trong các lùm bụi ở Huế, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh
Lu lu đực: thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Ở châu Âu, người ta cho rằng nó có tính chống co thắt, giảm đau, làm dễ ngủ.
Mò mâm xôi: khư phong trừ thấp
Mò mâm xôi, với tên khoa học Clerodendrum philippinum Schauer var. simplex, là một loài thực vật thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như vây trắng, bần trắng và thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới ẩm.
Muồng xiêm: trị bệnh về âm đạo
Ở Campuchia, hoa, lá non và quả non để dùng được làm rau ăn với lẫu mắm. Gỗ lõi nghiền thành bột, trộn với dầu dừa, hoặc nấu nước dùng trị ghẻ.