Quăng: dùng trị sốt và bệnh ngoài da

2018-09-04 12:09 PM

Ở Ấn Độ vỏ rễ được dùng trị sốt và bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc chống nôn mửa, Ở Thái Lan, vỏ thân dùng trị hen suyễn và trị ỉa chảy; gỗ được xem là bổ, dùng trị bệnh trĩ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quăng, Quăng lông, Thôi chanh lá xôn - Alangium salviifolium (L.f.) Wang., thuộc họ Thôi chanh - Alangiaceae.

Mô tả

Cây nhỡ có nhánh có khi có gai. Lá nguyên, hình bầu dục hay xoan ngược, dài 10 - 20cm, dày, dạng màng, khá dai, rất nhẵn ở mặt trên, có lông mềm nhiều hay ít ở mặt dưới, tròn ở gốc, thót lại dần dần và có mũi cứng rõ hay không. Cuống lá ngắn, dài 0,6 - 1,2cm, có lông hay nhẵn. Hoa xếp thành cụm 3 - 5 cái ở nách lá. Quả hạch dạng bầu dục hay dạng trứng, hơi dẹp, dài 15 - 20mm, có cạnh lồi khi khô, bao bởi các thuỳ dài, màu tím rượu vang, nạc, thơm.

Quả tháng 4 - 5.

Bộ phận dùng

Vỏ thân, vỏ rễ, gỗ, quả - Cortex, Cortex Radicis, Lignum et Alangii Salviifolii.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố từ Ấn Độ qua qua Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, thường thấy mọc trên núi đá vôi ở một số nơi: Lạng sơn, Vĩnh Phú, Ninh Bình, tới các tỉnh Khánh Hòa, Đồng Nai.

Thành phần hóa học

Vỏ chứa 0,8% alangine, một alcaloid vô định hình, và các alcaloid khác: akharkantine, akoline, lamarkine. Vỏ rễ chứa 2 alcaloid đồng phân: alangium A (0,15%), alangium B (0,10%) và alcaloid thứ ba là alangine (0,001%); còn có emetin, cephaeline và psychotrine và vài alcaloid khác. Quả chứa 2 alcaloid. Hạt chứa 0,2% alcaloid mà chất chính trong nhân hạt dưới dạng base kết tinh là Alamarckine.

Tính vị, tác dụng

Vỏ thân: làm long đờm, cầm ỉa chảy; vỏ rễ: xổ, trừ giun. Quả có vị chua và chát; có tác dụng trừ giun, làm thông hơi.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Ấn Độ vỏ rễ được dùng trị sốt và bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc chống nôn mửa.

Ở Thái Lan, vỏ thân dùng trị hen suyễn và trị ỉa chảy; gỗ được xem là bổ, dùng trị bệnh trĩ; quả dùng làm thuốc lợi trung tiện và trừ giun.

Ở Campuchia, vỏ và rễ được dùng làm thuốc trừ giun, gây xổ, lợi tiểu, dùng chữa phong cùi, giang mai và chống các loại độc.

Bài viết cùng chuyên mục

Bứa: tác dụng tiêu viêm

Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương.

Bù dẻ lá lớn: trừ phong thấp

Rễ có vị cay, đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, bổ gân cốt. Lá có vị nhạt, hơi thơm, tính bình; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, ngừng ho.

Chua ngút dai: dùng trị giun đũa

Cây leo dài đến 10m, nhánh non có nhiều mụn mịn, lá có phiến thuôn thon ngược, dài 7 đến 19cm, rộng 3 đến 7cm, dày, màu lục, thường đỏ trước khi rụng, gân phụ mịn.

Cần thăng: lợi tiêu hoá và kích thích

Quả, vỏ Cần thăng có vị đắng, hôi, lá có mùi thơm, tính mát, không độc. Có tác dụng giải nhiệt, làm se, lợi tiêu hoá và kích thích

Khôi nước: thuốc trị thấp khớp

Hạt dùng trị rắn cắn, dầu hạt được sử dụng ở Ân độ đắp ngoài trị thấp khớp, Ở Trung quốc dùng thay cho hạt Ba đậu, Với liều cao sẽ gây độc.

Cỏ kỳ nhông: cây thuốc uống trị ban

Được dùng để chữa bệnh ỉa chảy, và bệnh giang mai, Dân gian dùng toàn cây phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống trị ban

Ô đầu: trị nhức mỏi chân tay tê bại đau khớp

Thường dùng làm thuốc ngâm rượu xoa bóp, trị nhức mỏi chân tay, tê bại, đau khớp, sai khớp, đụng giập

Lan một lá: thuốc giải độc

Ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2, 3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút.

Hàn the: vị thuốc trị đái buốt bí tiểu tiện

Thường dùng chứa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt, chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày.

Mạ sưa, chữa viêm ruột

Ở Vân Nam Trung Quốc người ta dùng chữa viêm ruột, ỉa chảy, ăn trúng độc, trúng độc thuốc trừ sâu. Quả dùng trị suy nhược thần kinh

Dung đắng: cây thuốc chữa cảm lạnh

Cây nhỡ hoặc cây gỗ nhỏ, thường không quá cao, thân cây có vỏ màu xám, lá hình bầu dục hoặc thuôn, mép lá có răng cưa hoặc nguyên, mặt trên lá thường bóng.

Cam chua: chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích

Ở Pháp, người ta dùng chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích, đánh trống ngực, nuối hơi, bệnh thần kinh, mất ngủ, trằn trọc ban đêm.

Bùm bụp gai, thanh nhiệt lợi niệu

Ở Trung Quốc, rễ dùng trị viêm ruột, ỉa chảy, tiêu hoá không bình thường, viêm niệu đạo, bạch đới, sa tử cung; lá dùng trị ghẻ ngứa và ngoại thương xuất huyết

Giọt sành Hồng kông, phòng nóng đột quỵ

Thường được dùng trị Cảm mạo phát sốt, phòng trị cảm nắng, nóng đột ngột, trúng thử, Viêm gan, Đòn ngã tổn thương, Táo bón

Lan cò răng: thuốc trị viêm tinh hoàn

Ở Trung Quốc, rễ củ được dùng trị viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn trứng, bệnh hậu thể hư, ho nhiều đờm.

Mức lông: thuốc trị rắn độc cắn

Mức lông, với tên khoa học Wrightia tomentosa (Roxb.) Roem. et Schult., là một loài cây thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Cây thường mọc ở các vùng rừng núi, đặc biệt là ở các khu vực khô hạn.

Bún một buồng: thanh nhiệt giải độc

Ở nước ta, cây thường mọc trong các rừng hỗn giao trên đất khô vùng thấp chờ đến độ cao 1.500m từ Hà Tây cho tới Nghệ An và Lâm Đồng.

Lài trâu lá nhỏ, thuốc dạ dày

Cụm hoa xim hay chùm ở nách lá. Hoa màu trắng, có cuống dài, thõng. Quả gồm hai quả đại rẽ ra, dạng túi, hơi dài, nhọn mũi, nhẵn

Dung đen: cây thuốc chữa nấm ghẻ

Cây mọc trong rừng núi cao giữa 900m và 1500m một số nơi trên miền Bắc và qua Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà đến Lâm Đồng.

Muồng hai nang, kích thích làm thức

Dân gian dùng hạt khô để sống sắc uống thì kích thích, làm thức nhiều. Nếu rang đen, đâm ra đổ nước sôi vào lọc, uống thì an thần gây ngủ như vị Táo nhân

Ban lá dính, cây thuốc giải độc

Nhọt sưng đinh độc, đòn ngã tổn thương, rắn cắn, chốc đầu, bỏng nước sôi. Lấy cây tươi giã đắp hoặc tán bột đắp; cũng có thể nấu nước để rửa

Muồng hoa đào: cho phụ nữ sinh đẻ uống

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Đông Nam và Nam Thái Lan qua Malaixia. Ở nước ta, cây thường được trồng trong các khu dân cư làm cảnh; có khi trồng trong các rừng thứ sinh.

Dùi đục, cây thuốc trị hen suyễn

Vỏ chứa một chất có bản chất glucosidic là hiptagin, Cho tác dụng với các alcalin loãng hay các acid, nó sẽ giải phóng acid cyanhydric Hiptagin cũng có trong rễ

Chân danh Trung Quốc: dùng thay vị đỗ trọng

Loài phân bố ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà. Thu hái vỏ quanh năm.

Khúng khéng, thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu

Cuống quả ngọt và mát được dùng ăn ở Trung quốc và Nhật bản, cuống quả khô và hạt được dùng ở Trung quốc làm thuốc trị ngộ độc rượu