Quản trọng: có tác dụng làm mát phổi hóa đờm

2018-09-06 09:42 PM
Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Quản trọng, Sâm bòng bong, Sâm chân rết - Helminthostachys zeylanica (L.) Hook., thuộc họ Lưỡi rắn - Ophioglossaceae.

Mô tả

Cây thảo có thân gỗ mọc đứng cao 30 - 50cm, với những rễ to và nạc nom như chân rết. Cuống lá dài 20 - 30cm, dày, màu lục hay màu cánh gián. Phiến không sinh sản hình bàn tay xoè ra của các đoạn thon, thót hẹp dần về phía gốc và về phía ngọn, nguyên hay hơi có răng cưa không đều; phần sinh sản là bông dài 10 - 15cm, rộng 0,5 - 1cm, ngoằn ngoèo như con giun, nằm ở đầu một cái cuống đi từ gốc của phần không sinh sản.

Bộ phận dùng

Thân rễ - Rhizoma Helminthostachyos.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và các nước Á châu nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi, cuối mùa hạ đầu mùa thu, trên các bãi cỏ đá vôi và cả ở núi đất. Thu hái thân rễ quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng.

Tính vị, tác dụng

Quản trọng có vị ngọt, tính mát; có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm. Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt. Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Inđônêxia, cũng như ở Malaixia, Philippin, người ta dùng những chồi non để ăn sống hay nấu chín làm rau ăn, như kiểu ăn măng tây; thường các chồi non có nhiều phosphor, sắt. Thân rễ được dùng trị ho có nhiều đờm, hen suyễn và ho lao. Liều dùng 12 - 20g rễ khô sắc uống. Dùng ngoài, giã thân rễ tươi đắp vết thương và rắn độc cắn, đồng thời sắc nước uống.

Ở Malaixia, người ta dùng ăn với trầu không để chặn ho; ở Java dùng để trị lỵ, xuất tiết và giai đoạn đầu của bệnh lao phổi.

Ở Ấn Độ, người ta dùng trị bệnh đau dây thần kinh tọa.

Bài viết cùng chuyên mục

Mã liên an, chữa bệnh dạ dày

Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ để chữa Dạ dày, ruột quặn đau, tiêu hoá không bình thường, cảm mạo, viêm ruột ỉa chảy, đau bụng, viêm ruột thừa, viêm thận mạn tính

Nghệ bụi: khư phong lợi thấp

Nghệ bụi và nghệ phù (Polygonum caespitosum Blume) là một loại cây thảo dược thuộc họ Rau răm (Polygonaceae). Loài cây này thường mọc hoang ở các vùng đất ẩm, ven suối, hoặc các khu vực có độ cao thấp.

Ớt làn lá to: sử dụng làm thuốc bổ lợi sữa cầm máu

Nhựa mủ dùng cầm máu đỉa cắn, thân cây được sử dụng làm thuốc bổ, lợi sữa, cầm máu, ngày uống 6 đến 12 g tán bột hoặc nấu cao uống

Nuốt dịu: cây thuốc dùng trị bệnh thuỷ đậu

Ở nước ta cây mọc trong rừng, rú bụi, rừng thưa đến rừng rậm, trên đất sét và phì nhiêu và đất đá hoa cương, tới độ cao 1100 m từ Lâm đồng, Đồng Nai đến Tây Ninh

Mua tép Nêpan, trị viêm gan hoàng đản

Ở Trung Quốc, rễ cùng được dùng trị viêm gan hoàng đản, viêm ruột, lỵ và dùng ngoài trị ngoại thương u huyết

Mặt cắt: chữa viêm tuyến vú

Mắt cắt, xay trúc đào là một loại cây dược liệu có giá trị, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều tên gọi khác nhau và được phân loại thuộc họ Đơn nem.

Lan chân rết lá nhọn, thuốc chữa liệt dương

Phần trên của thân không lá, mang hoa nhỏ màu trắng với môi vàng vàng ở tâm, rộng 6mm, dài 8mm, phiến hoa tròn dài

Bầu: cây thuốc giải nhiệt

Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa, Lá bầu có vị ngọt, tính bình, có thể làm thức ăn chống đói.

Lõi thọ: trị rắn cắn và bò cạp đốt

Lõi thọ (Gmelina arborea Roxb.) là một loài cây gỗ lớn thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, gỗ cứng, bền, dễ gia công nên được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và sản xuất đồ gỗ.

Móng rồng nhỏ: dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống

Rễ cây sắc nước dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống, các lương y ở Đồng Tháp, An Giang dùng nó làm thuốc thông kinh, trục huyết ứ và làm thuốc trị trúng gió và chữa đau nhức gân xương.

Hồng bì, cây thuốc hạ nhiệt

Lá có vị đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm, Rễ và hạt có vị đắng và cay tính hơi ấm; có tác giảm đau, lợi tiêu hoá, tiêu phù

Ớt chỉ thiên: dùng trị ăn uống không tiêu đau bụng

Quả được dùng trị ăn uống không tiêu, đau bụng do cảm mạo phong thấp, rễ dùng trị tử cung xuất huyết và dùng ngoài trị nẻ da như rễ các thứ ớt khác.

Mức hoa trắng nhỏ: rễ dùng trị lỵ

Ở Campuchia, lá được dùng trong Y học dân gian để trị rối loạn về tuần hoàn. Ở Peam Prus, người ta dùng các lá non chế nước uống trị ỉa chảy.

Kim anh: thuốc chữa di tinh

Kim anh tử có vị chua, ngọt, chát, tính bình, có tác dụng cố tinh, thu liễm, chỉ tả, Rễ Kim anh có vị chua, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, tan ứ trệ, chỉ thống.

Bách bộ: cây thuốc chữa bệnh hô hấp

Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.

Lạc thạch, thuốc trị đau lưng

Cành và lá dùng làm thuốc cuờng tráng có khả năng trị đau lưng mạnh chân gối, tiêu mụn nhọt, trị sưng đau bụng. Còn dùng làm thuốc trị đòn ngã tổn thương

Bìm bìm dại, tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng

Vị ngọt hơi cay, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, cường cân hoạt lạc. Rễ có tính tẩy; nhựa cũng tẩy tương tự như jalap nhưng kém hoạt động hơn

Niễng: chữa được bệnh về tim

Dùng củ Niễng ăn chữa được bệnh về tim và thường dùng đối với các trường hợp nóng ruột, táo bón, kiết lỵ.

Quyển bá quấn: tác dụng thanh nhiệt nhuận phế

Cây ưa bóng mọc trong rừng ẩm ở độ cao 1000 đến 2000m, trên đất đá vôi, ở các mỏm đá, khe đá, lòng suối, nhiều nơi từ vùng cao Sapa cho đến Gia Lai, thu hái toàn cây quanh năm

Nghệ trắng: hành khí giải uất

Cũng thường được trồng trong các vườn gia đình để lấy củ thơm và có bột như bột Hoàng tinh.

Cam: thanh nhiệt và lợi tiểu

Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu

Long kên, thuốc băng bó vết thương

Cây nhỡ cao 3m, hoàn toàn nhẵn. Lá dai, xoan tù ở gốc, nhọn mũi và có mũi cứng ở đầu, với mép gập xuống dưới, dài 4 đến 5cm, rộng 18 đến 22mm

Chò nhai: chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc

Ở Ấn Độ, người ta dùng loài A latifolia để chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc, Nhân dân một số nơi ở An Giang dùng vỏ cây để chữa bệnh bán thân bất toại

Me nước, trị bệnh đái đường

Cây của Mỹ châu nhiệt đới, truyền vào nước ta, được trồng và trở thành hoang dại cả ở đồng bằng và miền núi, Ta có thể thu hái lá, rễ quanh năm để làm thuốc

Dương xỉ thường: cây thuốc trị vết thương

Dương xỉ thường là một loại cây dễ trồng và chăm sóc, thường được trồng làm cảnh. Cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí, giúp làm sạch môi trường.