- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Quán chúng: dùng trị cảm mạo phát sốt
Quán chúng: dùng trị cảm mạo phát sốt
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quán chúng, Lưỡi hái - Cyrtomium fortunei J. Sm., thuộc họ áo khiên - Aspidiaceae.
Mô tả
Cây thảo sống nhiều năm, cao 30 - 70cm. Thân rễ có nhiều vẩy màu nâu phủ kín, mang lá lược tập trung thành tán; mỗi lá lược có phiến kép hình lông chim, lá dài 15 - 30cm, gồm 21 - 30 lá lông chim mọc so le, hình lưỡi hái, mép khía răng cưa, mặt dưới lá rải rác 3 - 4 hàng ổ túi bào tử; áo của ổ túi hình khiên; bào tử hình trái xoan, màu vàng nâu.
Bộ phận dùng
Thân rễ - Rhizoma Cyrtomii Fortunei, thường gọi là Quán chúng.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Trung Quốc và Nam Trung Quốc, Nhật Bản. Ở nước ta, cây mọc hoang ở rừng núi Lạng Sơn, Yên Bái... Đào thân rễ về, rửa sạch, bỏ vỏ ngoài, thái miếng phơi khô.
Thành phần hóa học
Có flavaspidic acid.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, tính hàn, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, sát trùng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Được dùng trị cảm mạo phát sốt, huyết áp cao, chóng mặt đau đầu, kiết lỵ, mụn nhọt, xuất huyết (đái ra máu, ỉa ra máu), kinh nguyệt quá nhiều, dao chém chảy máu, trục giun (giun đũa giun kim, giun chỉ, sán xơ mít), nạo thai băng huyết, sản hậu xuất huyết. Ngày dùng 16 - 20g dạng thuốc sắc. Nhân dân thường dùng 5,6 rễ Quán chúng cho vào vại nước để khử lọc nước; cũng dùng làm thuốc dự phòng và trị liệu bệnh truyền nhiễm.
Đơn thuốc
Chữa loét ruột sinh lỵ, đại tiện ra máu: Quán chúng tán bột uống mỗi lần 8g.
Chảy máu mũi: Uống bột Quán chúng mỗi lần 4g.
Phụ nữ khí hư bạch đới: Quán chúng đào về, bỏ vỏ ngoài, tẩm giấm nướng chín, tán nhỏ, uống mỗi lần 8g với nước cơm.
Phụ nữ băng huyết: Quán chúng thái lát, sắc với nước hoà rượu uống.
Ho lao thổ huyết: Quán chúng, gỗ Vang chẻ nhỏ mỗi vị 12g sắc uống.
Giun đũa: Quán chúng 25g sắc uống.
Phòng sốt xuất huyết: Quán chúng 12g, có thể thêm hột Muồng (hay hoa Hoè) 12g uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Quao: dùng trị bò cạp đốt
Ở Ấn Độ người ta dùng rễ, lá và hoa trị bệnh sốt, dịch lá phối hợp với dịch Chanh dùng trong các trường hợp điên cuồng, Hoa và quả được dùng trị bò cạp đốt
Lan một lá: thuốc giải độc
Ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2, 3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút.
Nhân trần Trung Quốc: chữa hoàng đản và các bệnh ở túi mật
Dùng chữa hoàng đản và các bệnh ở túi mật như vàng da đái ít, viêm gan truyền nhiễm thể hoàng đản; còn dùng trị mụn nhọt, ghẻ ngứa.
Ba đậu tây, cây thuốc tiệt trùng
Gốc ở châu Mỹ nhiệt đới được nhập trồng làm cây bóng mát dọc đường, có khi trở thành cây hoang dại. Vỏ cây thu hái quanh năm. Hạt nhặt ở những quả chín
Guột cứng, cây thuốc như kháng sinh
Nước chiết lá có tính kháng sinh, Lá cây được sử dụng ở Madagascar làm thuốc trị hen suyễn, Còn thân rễ được sử dụng trong dân gian làm thuốc trị giun
Mò đỏ: chữa bạch đới khí hư
Chữa xích bạch đới ra chất trắng như mũi hay đỏ nhạt như máu cá, âm đạo ngứa ngáy, đái ra nước vàng đục hay đỏ nhạt: Mò trắng, Mò đỏ lấy cả hoa, lá mỗi thứ một nắm 15g phơi héo.
Đùng đình: cây thuốc lành vết thương
Khối sợi mềm ở nách các lá tạo thành một loại bùi nhùi được sử dụng làm lành một số vết thương bằng cách đắp bên ngoài.
Bạch đàn chanh, cây thuốc tẩy uế
Cây gỗ to, nhánh non có cạnh. Lá có mùi thơm của Sả, Chanh. Lá ở nhánh non, có phiến, có lông, thon, từ từ hẹp cong thành hình lưỡi liềm ở nhánh trưởng thành
Quạ quạ: cây giống mã tiền
Chim thường ăn hạt Quạ quạ, Nhưng người ta không sử dụng làm thuốc; có khi thu hái nhầm và trộn với hạt Mã tiền nên gây sự nhầm lẫn trong sử dụng
Cò ke quả có lông: cây thuốc trị đau dạ dày
Loài của Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta cây mọc trong rừng thứ sinh vùng trung du miền Bắc qua Quảng Nam Đà Nẵng tới Đồng Nai
Cóc kèn: dùng chữa sốt rét kinh niên
Cây được dùng chữa sốt rét kinh niên, huyết ứ, đàm ngưng sinh ra thũng trướng, trị ho và kiết lỵ, quả chữa đau răng, bạch đới hạ. Rễ dùng sát trùng vết thương và làm thuốc diệt ruồi
Đơn mặt trời: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày, Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ.
Chút chít răng: dùng trị các bệnh ngoài da
Cây chút chít răng (Rumex dentatus L.) là một loài cây thuộc họ Rau răm, có nhiều ứng dụng trong y học dân gian, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ngoài da.
Găng gai cong: cây dùng làm giải khát
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Campuchia, người ta dùng lá sấy trên than hãm uống làm nước giải khát.
Dũ dẻ trâu: cây tạo mùi thơm
Phổ biến ở đồng bằng gần biển lên tới vùng núi Quảng Trị, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng và Đồng Nai. Còn phân bố ở Lào, Campuchia.
Mã liên an, chữa bệnh dạ dày
Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ để chữa Dạ dày, ruột quặn đau, tiêu hoá không bình thường, cảm mạo, viêm ruột ỉa chảy, đau bụng, viêm ruột thừa, viêm thận mạn tính
Kim ngân: thuốc trị mụn nhọt
Kim ngân có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Cây có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiêu hoá và chống lỵ.
Gội, cây thuốc tắm chữa ghẻ
Cây phân bố rộng khắp Việt Nam, gặp nhiều trong các rừng già ở miền Bắc cho tới Lâm Đồng, Cũng thường được trồng làm cây bóng mát vệ đường
Bấc: cây thuốc chữa mất ngủ
Cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm lầy, gặp nhiều ở Nam Hà, Ninh Bình, Lâm Đồng, Cũng được trồng để lấy bấc và để làm thuốc.
Cóc kèn Balansa: chữa bệnh gan và vàng da
Cây gỗ nhỏ, cao đến 8m, thân to 15cm, nhánh non không lông, lá to, lá chét xoan rộng, dài đến 16cm, rộng 8cm, không lông, gân phụ 5 đến 6 cặp, cuống phụ đến 1cm
Lan lô hội: thuốc chữa cam trẻ em
Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây hoặc hạt một loài khác là Cymbidium pendulum Sw làm thuốc trị phổi nóng sinh ho, lao phổi, thổ huyết.
Mía: tác dụng nhuận tràng
Mía có vị ngọt, ngon, tính mát; có tác dụng giải khát, khỏi phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi lợi đàm, điều hoà tỳ vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xáo trong bụng.
Bứa: tác dụng tiêu viêm
Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương.
Môn dóc, cây thuốc
Thân rễ và lá non ăn được. Người ta cắt lấy dọc, thái bằng hai đốt ngón tay, đun nước thật sôi, chần qua rồi đem xào, nấu canh hay muối dưa
Nghể thường: chữa đau ruột
Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ sắc uống chữa đau ruột và cây được dùng tán bột uống chữa viêm phổi